Chương 590: Chuyện trấn Sơn Lãng
Binh mã Thiên Đức tập hợp tại huyện Hát đã đủ, bày binh bố trận đâu vào đấy song Chương vẫn ở làng Trù bởi nhiệm vụ t·ấn c·ông trực diện La thành thuộc cánh quân Bàn Phù Sếnh. Binh mã Thiên Đức tại huyện Hát ngoài việc tạo áp lực mặt sau đất La thành còn như thanh kiếm sắc bén chĩa về vùng Đỗ Động Giang.
Sau ngót nửa tháng trời do thám địa hình kĩ càng, Trần Ứng Long trực tiếp về gặp Chương báo cáo tình hình và khẳng định muốn hạ thành Tích Lịch, tức thành Quyền, phải dùng thuyền độc mộc, thuyền nan, thuyền thúng chở quân tiếp cận chân thành. Trần Ứng Long nhận định những phương tiện trên phù hợp di chuyển trong vùng đầm lầy quanh ba mặt thành trong khi thuyền lớn chở súng pháo đậu ở ngoài sông bắn vào chính diện.
- Bên anh Tôn cho biết con mương chính dẫn vào thành có bề ngang độ 3 trượng, bọn thuộc hạ có đi ngang qua thá·m s·át, không thu thập thêm được điều hữu ích bởi thủy quân không cho dừng thuyền. Những người thường qua lại khúc sông này bao năm qua cho biết chưa từng trông thấy thuyền bè lớn ra vào thành ạ. Từ điều này thuộc hạ đồ rằng lòng mương cạn.
Trần Ứng Long vừa chỉ lên hoạ đồ thành Tích Lịch, vừa trình bày:
- So với hơn hai mươi năm trước, thành Tích Lịch nay kiên cố hơn vài phần. Mặt sau thành có đường dẫn lên dải đồi núi thấp đằng sau. Cụ thể con đường này như thế nào đến nay vẫn chưa rõ ạ.
- Chỗ sinh tử, đất căn bản nên Đỗ Thục đề cao cảnh giác không có gì lạ. - Chương quay ra bảo Mai Đắc Thắng. - Cậu nói bên quân báo tìm mọi cách mua chuộc dân chúng vùng đó để nắm vững địa thế. Một mai hãm thành, binh của Đỗ Thục trấn giữ biết còn đường lui sẽ khó cho ta. Lương thảo, khí giới, con người sẽ theo lối đó tiếp viện.
Mai Đắc Thắng vội ghi chép lại. Chương hỏi Trần Ứng Long:
- Tiếp cận thành bằng thuyền độc mộc, thuyền nan, thuyền thúng có nghĩa là hoả lực không thể yểm trợ bộ binh công thành ư?
Trần Ứng Long đáp:
- Thuyền độc mộc có thể chở theo một khẩu thần công nhưng… dạ… một khi thần công khai hoả sợ khó trúng, ngược lại thuyền dễ bị lật ạ. Thuộc hạ đã hỏi kỹ bên pháo binh, anh em bên ấy xác nhận như vậy.
- Cần phải có thần công yểm trợ, có vậy mới bớt xương máu anh em. - Chương nói, giọng cương quyết. - Một thuyền lật, vậy dùng tre, ván gỗ kết hai, ba thuyền thành một khối hình chữ nhật, mỗi thuyền cách nhau độ 5 thước, chuẩn bị khai hoả thì xoay ngang thuyền. Thế nào?
Bố Giáp nhìn Trần Ứng Long, lại nhìn Mai Đắc Thắng và Nhân Nghĩa. Bố Giáp nói:
- Bọn thuộc hạ sẽ thử xem sao.
Chương đến cạnh tấm bảng đen, lấy phấn vẽ nhiều đường nét rồi nói:
- Thần công sau khi khai hoả lực giật rất lớn, không loại trừ khả năng bắn được một viên cả súng lẫn người văng hết xuống bùn lầy. Trên chiến thuyền, thần công đặt trên giá đỡ có bánh xe, dây thừng buộc đằng trước giá, cố định với thần tàu để thần công không trôi hẳn về sau. Việc kết thuyền độc mộc thành bè thực khó khả thi cho thần công nhập trận.
Bố Giáp và mọi người ngơ ngác, bởi vừa trước đó Chương bảo thử, nay lại bảo chẳng khả thi.
- Ta nào phải thần thánh mà lời nào cũng đúng cho được. - Chương cười. - Không dùng thần công được thì các loại hoả pháo, Song thủ pháo, Cự thạch pháo vẫn dùng được vì không có sức giật.
Bố Giáp bèn thưa:
- Trong thành Tích Lịch hẳn có nhiều pháo đá ạ. Thuộc hạ được biết bọn Tô Trung Từ, Lý Mẫn gần đây mách cho Đỗ Thục cách cải tiến pháo. Đợt vừa rồi Dương Trường Huệ ở kinh sư một thời gian, không loại trừ Huệ mách Tô Trung Từ cách làm Song thủ pháo, thậm chí cả diều lớn ấy ạ.
Chương chớp chớp đôi mắt vài lần nhìn Bố Giáp, anh nói:
- Phải! Điều này hình như chúng ta chưa bàn đến.
Chương vỗ nhẹ lên đầu:
- Thật là ta chưa liệu đến chuyện này. Cậu Thắng, cậu lập tức báo cho tất cả các mũi t·ấn c·ông phải có phương án chống Song thủ pháo và diều.
Chương đi đi lại lại một hồi sau bàn làm việc, nét mặt căng thẳng khiến tả hữu chẳng dám thở mạnh.
- Cậu Hoàn đâu nhỉ?
- Dạ, có thuộc hạ!
- Chọn cho ta dăm bảy chục người nhanh nhẹn, biết leo núi, ít nhiều biết về vùng xung quanh thành Tích Lịch. Chọn xong cậu trực tiếp đến gặp ta.
Đoạn Chương bảo Mai Đắc Thắng:
- Gọi gấp cha con ông Chương đến gặp ta.
Chương cho mọi người lui, chỉ còn Bố Giáp ở lại báo cáo tình hình.
- Bên Mường Động lặng yên như tờ, nửa tháng nay thuỷ quân kết hợp với cậu Hoàn tuần giang chẳng thấy động tĩnh gì trên sông. Vương thượng có nghĩ Đinh Sơn chấp thuận yêu cầu của ta không?
Chương chậm rãi lắc đầu:
- Chẳng ai khoanh tay chịu trói như thế. Trước mỗi cơn bão lớn trời luôn trong xanh và lặng gió. Cậu Tôn báo tháng trước Đinh Sơn cử hàng nghìn thổ binh đến vùng Đỗ Động Giang, chúng ta không được phép khinh suất. Đinh Sơn nhất định có hành động, cụ thể thì… thời gian mới trả lời được. Tế tác ở Mường Động không thu thập được tin quan trọng do khác biệt về ngôn ngữ, sắc tộc, đó là cái khó của ta.
Bố Giáp thắc mắc:
- Binh mã bên hướng anh Sếnh tập hợp đủ rồi, cũng dăm ba lần xin được đánh sao vương thượng chưa chấp thuận ạ? Chẳng lẽ ngài vẫn muốn chờ dân gặt xong ư?
Chương mỉm cười ngả lưng ra ghế, hai chân bắt chéo gác lên cạnh bàn, anh nói:
- Bên ta nghĩ, bên địch nghĩ, dân nghĩ, mọi người đều mặc định như thế cũng tốt thôi. Thời điểm công thành kéo dài, các tướng phải đôn đốc ba quân thuộc quyền sẵn sàng, hun thêm ý chí trong khi ấy binh tướng La thành sẽ phải sống trong nỗi lo âu, thấp thỏm. Họ tìm mọi cách chống đỡ, lâu dầu bách tính mệt mỏi, ba quân mệt mỏi tự nhiên thời cơ đến thôi.
Bố Giáp nói:
- Vương thượng hẳn vẫn còn có dự mưu khác nên cần thời gian.
-
Cặp lông mày của Chương khẽ động đậy, anh đứng lên vỗ nhẹ vai Bố Giáp, cười đầy ngụ ý:
- Ông theo ta một khoảng thời gian ngắn đã đoán được ẩn ý, rất tốt, rất tốt.
- Vậy là phải ạ?
Chương tặc lưỡi:
- Dục tốc bất đạt, cổ nhân đã dạy như thế.
Bố Giáp nhăn mặt:
- Thuộc hạ biết phải chờ nhưng sốt ruột lắm, vương thượng thực còn chờ điều gì nữa?
Chương không trả lời, chắp tay sau lưng bước ra ngoài cửa ngẩng nhìn lá cờ nhỏ treo trên bụi tre già. Mãi sau Chương ngoảnh lại bảo Bố Giáp:
- Chờ gió lạnh tràn về.
- Vương thượng muốn nói gió mùa ạ?
- Dùng súng gươm đánh La thành, chuyện thắng bại nằm trong tay. Ta cần chút thời gian phân rã lòng quân dân La thành. Người ở đất kinh sư coi bọn chúng ta thấp hơn một bậc, nghe nói đám sĩ phu bên ấy vẫn gọi ta là Mạc tặc, là thằng không cha không mẹ, đầu đường xó chợ, một thằng nhà quê.
Bố Giáp vội thưa:
- Vương thượng không nên nghe lời bậy bạ của đám ngu độn ấy. Nay mai vào La thành, thuộc hạ cắt lưỡi chúng xào lên.
Chương cười ranh mãnh:
- Chẳng thể lấp miệng đời! Ta thực không để tâm, điều ta mong ngóng là tin tức quân tế tác cài cắm mấy năm bên La thành, thời cơ đến các người cứ mặc sức.
Bố Giáp ngó đăm đăm lá cờ nhỏ treo trên cao, vẫn chưa thật hiểu ngụ ý trong những lời của Chương.
- Mấy hôm nữa ta về bên huyện Hát rồi về Thiên Đức. - Chương nói. - Ta sẽ điều thêm một tiểu đoàn khinh kị và một tiểu đoàn bộ binh đến cho ông trấn giữ Sơn Lăng. Ông tranh thủ thời gian này mộ tráng đinh Sơn Lăng vào đội hình đoàn 5.
Vừa lúc ấy Mai Đắc Thắng từ ngoài cổng chạy vào cấp báo tin tức quan trọng vừa nhận từ Trần Công Mẫn. Tin rằng con trai Trấn tướng trấn Sơn Lãng Tống Oai là Tống Biên bị ba tráng đinh họ Lê người địa phương dùng gậy gộc đ·ánh c·hết ngay chốn đông người, giữa thanh thiên bạch nhật. Tống Biên sau đó bị mổ bụng, bêu đầu giữa chợ. Bị quan quân truy lùng gắt gao, ba tráng niên họ Lê trốn sang huyện Sơn Lăng. Trần Công Mẫn tuần giang bắt được ba người ngay khi vừa lên bờ.
- Sao có chuyện ấy được? - Chương nghi hoặc. - Có khi nào gian kế của La thành nhằm đưa tế tác sang Sơn Lăng không?
- Anh Mẫn sai quân về báo chứ không gửi tin ạ. Quân hầu đang chờ ngoài cổng làng, thượng quan có cho vào để hỏi rõ ngọn nguồn không ạ?
Chương lưỡng lự, Bố Giáp bèn thưa:
- Trần Công Mẫn tên như người, làm việc công rất mẫn cán, suy xét cẩn trọng. Chuyện cậu Thắng vừa trình chẳng đáng để tâm, song cậu Mẫn lại sai người về cấp báo chứ chẳng gửi tin hẳn là có chuyện hệ trọng. Vương thượng cứ truyền vào hỏi xem sao.
Chương khẽ thở dài:
- Thôi được rồi, bảo cậu ta vào trình bày mau mau nhé. Ta hứa chơi ba ván cờ với Thiên Kim mà bây giờ vẫn ở đây, chốc nữa nó phụng phịu mệt lắm.
Quân hầu vào bẩm báo rõ đầu đuôi, Chương chăm chú lắng nghe và quên béng lời hứa hẹn với con gái.
Tống Biên con trai út của Tống Oai mỗi khi ra đường trông thấy con gái đẹp liền bắt về phủ giở trò đ·ồi b·ại. Dân trong trấn nhiều lần đến cửa quan thưa kiện song chẳng ăn thua, chỉ đành bảo nhau tìm cách đối phó. Đàn bà con gái có nhan sắc trong trấn Sơn Lãng mỗi khi có việc ra ngoài đều lựa giờ hoặc làm cho xấu đi, tránh con mắt của Tống Biên cùng đám gia nô theo hầu.
Một lần Tống Biên dạo chơi trên sông, gặp thuyền chài có hai vợ chồng già cùng cô con gái tuổi trăng tròn đang giăng lưới. Tống Biên thấy thiếu nữ có nhan sắc bèn sai gia nô bắt lấy. Người cha trong lúc ngăn cản bị gia nô của Tống Biên dùng mái chèo đ·ánh c·hết, người mẹ b·ị đ·ánh gãy tay. Tống Biên giở trò đ·ồi b·ại với thiếu nữ ngay trên thuyền, xong liền ném thiếu nữ xuống sông. Bạn chài sợ uy Tống Oai chẳng dám can ngăn, chờ bọn Tống Biên đi rồi mới cứu thiếu nữ. Người mẹ của thiếu nữ uất hận, sinh bệnh mất sau ba tháng. Cô thiếu nữ tuổi trăng tròn đau khổ vì mất cha mẹ, bụng lại to dần, nghĩ quẩn nên nhảy xuống sông quyên sinh.
Ba người con trai của vợ chồng ngư phủ đều tòng quân La thành, cha mẹ mất chẳng hay, em gái mất chẳng biết. Chôn cất thiếu nữ xong, người chú ruột cất công tìm được nơi đóng quân báo hung tin cho ba anh em họ Lê. Ba anh em ở cùng một trại bèn bàn nhau trốn về quỳ sụp trước ba nấm mộ còn chưa xanh cỏ khóc suốt một đêm.
Ba anh em họ Lê đến trấn Sơn Lăng theo dõi Tống phủ, chờ đợi Tống Biên ra khỏi phủ sẽ trả thù. Ba anh em giả làm tiều phu gánh củi bán trong chợ, Tống Biên và đám gia nô đi ngang qua, ba anh em rút gậy gỗ xông lên đuổi đám gia nô chạy dạt tứ phía, lôi Tống Biên từ trong kiệu ra chẳng nói chẳng rằng đập c·hết t·ại c·hỗ.
Gia nô kinh hãi chạy về phủ gọi người, quay lại đã thấy đầu Tống Biên cắm giữa chợ, bụng bị mổ toang.
Trần Công Mẫn bắt được ba anh em họ Lê chẳng tin lời họ khai bèn sai quân tế tác sang nghe ngóng, quả nhiên mọi chuyện là thật, và rằng ngày đưa ma Tống Biên, dân trong trấn Sơn Lăng thay vì đưa tiễn lại không tiếc lời phỉ nhổ. Những nhà có con gái bị làm nhục còn mổ lợn đãi khách với lý do ông trời có mắt đã đòi lại công bằng cho họ.
Câu chuyện về người thiếu nữ trầm mình trên sông khiến Chương dấy lòng thương cảm, suy nghĩ vẩn vơ. Giữ lời hứa với con gái, Chương ngồi chơi được hai ván cờ đều thua trắng. Thấy Chương tư lự, Lam Giang bưng canh đến, nhẹ nhàng hỏi:
- Chuyện quân có điều gì khiến vương thượng bận tâm đến vậy ạ?
Thay vì trả lời, Chương hỏi lại Lam Giang:
- Ta biết xưa nay quan quân sách nhiễu bách tính đâu đâu cũng có. Thiên Đức hẳn rồi cũng chẳng thể tránh, đâu đó nhất định có sâu mọt. Em ở lớn lên ở huyện Hát có từng chứng kiến những cảnh bất công không?
Lam Giang nhất thời chưa hiểu, Chương bèn thuật lại chuyện mới nghe.
- Vương thượng chớ bận lòng, em thấy bá quan văn võ Thiên Đức hiện nay rất tốt, họ đều một lòng vì đại cuộc, chưa nghe ai tơ hào hay làm khó bách tính.
- Ừ! - Chương khẽ gật đầu. - Ta phải nhắc Ngô Thì Nhậm sát sao. Văn võ bá quan thì chưa nhưng vẫn phải phòng. Với lại… các ông ấy tận tuỵ, chỉ e con cháu ỷ thế cha ông làm càn rồi m·ất m·ạng ê chề như Tống Biên. Phải rồi, nhất định phải chú trọng răn dạy trẻ nhỏ, có thế mới trị được phần nào gốc rễ. Năm ngoái ở bên Tế Giang con ông Huyện thừa cũng làm bậy, ta vì ghi nhận công lao của ông ấy chỉ phạt tù khổ sai, có khi nào làm vậy tạo tiền lệ không nhỉ?
Yên Thư từ ngoài bước vào kịp nghe được, liền nói:
- Với những kẻ cậy quyền thế làm càn, vũ nhục đàn bà, ngài cho chúng khổ sai hãy còn nhẹ. Với ngữ ấy phải tiệt bộ ấm chén đi mới đúng ạ.
Quan Lam Giang có vẻ đồng tình với ý kiến này bèn nói:
- Em có thể bào chế biệt dược cho những kẻ đó uống, chúng sẽ không có cơ hội làm bậy.
Chương díp mắt nhìn hai nữ nhân, rõ là họ không nói đùa. Chương chẳng nói thêm, lặng lẽ bê bát canh lên uống. Lúc sau Chương lườm Lam Giang:
- Còn những kẻ năm thê bảy th·iếp như ta sẽ sao đây? Có khi nào trong canh bỏ thuốc để ra trở thành kẻ bán nam bán nữ?
- Vương thượng nói vậy oan cho em mà. Em tẩm bổ cho ngài để họ Mạc ngày sau con đàn cháu đống.
- Một trong những nguyên do quân vương yểu mệnh là bởi có quá nhiều mỹ nhân, có khi ta phải tịnh thân một thời gian để đầu óc thêm minh mẫn.
Yên Thư nghe vậy liền chạy ào đến đấm bóp, nói huyên thuyên luôn miệng. Chương gọi Mai Đắc Thắng đến bảo rằng:
- Cậu có đem bộ luật Thiên Đức không? Ta muốn xem qua một chút.
Mai Đắc Thắng chạy vội đi lấy, Yên Thư lo ra:
- Đại Vương, ngài định ra luật nên ngài không phải tuân theo đâu mà. Ngài tính sửa điều gì ư?
- Sửa chứ, sửa chứ! Phải phạt nặng tội h·iếp dâm và tội cậy quyền uy làm xằng bậy.
Và Chương thực sự ngồi chỉnh sửa luật.