Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 549: Chia lại phủ Tế Giang




Chương 549: Chia lại phủ Tế Giang

Từ Điềm Xá, Chương ngang qua huyện Nghĩa Trụ Thượng về huyện Thừa Thiên. Tháp tùng Chương hồi triều ngoài Triệu Nhã Lâm, Quan Lam Giang giả trang hầu gái còn có Ma Kê, Lưu Nhất Vạn.

Xuất phát từ sớm, thong thả suy ngẫm, ngắm đồng quê, đến chiều muộn, đoàn dừng nghỉ ở khách điếm. Tại khách điếm, Chương chong đèn trải tấm hoạ đồ phủ Tế Giang, tính toán phân chia lại địa giới hành chính nhằm giúp bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả hơn.

Tách huyện Kim Động cũ thành huyện Văn Giang và Kim Động. Huyện Văn Giang giáp sông Văn Giang ở phía Bắc, phía Đông giáp Xích Giang, phía Nam giáp Hiến Doanh. Trung tâm hành chính huyện Văn Giang đặt tại Bãi Sậy. Hiến Doanh là lị sở huyện Kim Động cũ.

Huyện Nghĩa Trụ Hạ nằm bên kia sông Nghĩa Trụ tách thành huyện Nghĩa Trụ và Phù Dung. Huyện Nghĩa Trụ Thượng chia thành huyện Đông Yên và Yên Thi. Như vậy, sau khi chia tách, phủ Tế Giang có 6 huyện, bổ nhiệm Lý Tài làm Chủ tịch phủ Tế Giang. Trung tâm hành chính phủ Tế Giang đặt tại Hiến Doanh. Từ ngày 1 tháng 1 năm Thiên Đức 34 đổi tên Hiến Doanh thành phố Hiến.

Nhận thấy huyện Siêu Loại rất rộng, lớn bằng ba huyện Thiên Đức, Thừa Thiên, Thuận Thiên gộp lại nên Chương lấy vị trí bãi Yên Bình cạnh sông Nghĩa Giang làm ranh giới chia hai huyện Thuận An và Siêu Loại. Trong đó, phía Đông huyện Thuận An giáp Xích Giang còn phía Tây huyện Siêu Loại giáp với sông Dâu. Phía Bắc của hai huyện cùng giáp sông Thiên Đức, phía Nam giáp sông Văn Giang.

Những thay đổi về hành chính tại các huyện sẽ do Duệ phê duyệt và bổ nhiệm nhân sự phù hợp. Đối với các huyện, phủ quanh Thiên Đức, người đứng đầu sẽ là nhân sĩ địa phương trung thành với vương nghiệp họ Mạc.

Sớm hôm sau Chương rời khách điếm, nhắm hướng Bắc để qua sông Văn Giang sang huyện Thừa Thiên. Trông thấy phía trước có đoàn quan quân hơn hai mươi người dừng lại giữa đường, dân tụ tập hai bên rất đông, Chương bảo Ma Kê phi ngựa lên xem có chuyện gì. Lát sau Ma Kê quay lại báo cáo:

- Có một bà lão chặn đường quan quân khóc than, cáo quan con dâu bà ấy bị oan ạ.

Chương lấy làm lạ bèn hỏi:

- Quan quân trước mặt là ai?

- Dạ thưa, bên Ty Nông nghiệp phủ Tế Giang về Vạn Xuân họp bàn cuối năm với Bộ Nông nghiệp ạ.

Chương lắc đầu, khẽ thở dài, thắc mắc:

- Dân cứ thấy quan sai là kêu oan, đúng ra phải tìm đến lị sở xã, huyện hoặc bên Phòng Công an huyện này chứ nhỉ?

Anh bảo mọi người chỉnh lại sống áo, lấy danh nghĩa thuộc hạ của Phạm Bỉnh Di đến xem rõ sự tình. Ty Nông nghiệp Tế Giang đều là văn nhân, bên tỉnh đội bố trí mười binh sĩ tháp tùng, nay bị dân chặn đường cáo trạng thì tỏ ra lúng túng. Họ lựa lời khuyên bà lão nên đem cáo trạng đến trụ sở xã hoặc huyện để giải quyết. Thấy các văn nhân thuộc Ty Nông nghiệp đều còn trẻ, vận y phục giản đơn, ăn nói hoà nhã, Chương lấy làm vui trong lòng. Ma Kê rẽ đám người ồn ào để Chương vượt lên, anh lấy miếng hổ phù đưa cho văn nhân mà anh đoán là người đứng đầu. Anh giới thiệu:

- Tôi là Quan Bình, thuộc quyền anh Võ Văn Dũng, Thị lang (Thứ trưởng) Bộ Công an. Chúng tôi từ Điếu Ngư về Vạn Xuân ngang qua đây, xin hỏi có chuyện gì mà bà con chặn đường các anh thế này?

Văn nhân cầm hổ phù lật hai mặt trước sau, thấy hai chữ Hán 士师 (Sĩ sư) và C01 dập nổi liền trả lại Chương. Sĩ sư tương đương chức Trưởng phòng, giúp việc cho Thị lang (Thứ trưởng). Anh ta giới thiệu:

- Tôi là Quách Thương Hiệu, Phó Ty Nông nghiệp phủ Tế Giang. Chúng tôi về điện Hưng Quốc tham dự cuộc họp của bộ vào đầu tháng tới.

Chương tươi cười bắt tay văn nhân họ Quách. Anh nói:

- Nói vậy anh Hiệu cũng quen biết chỗ cậu Lý Phúc Điền Nhỉ?

Nét mặt Quách Thương Hiệu chợt vui:

- Tôi với chỗ cậu Điền cũng tính là có giao tình. Tôi mới gặp cậu ấy hồi tháng trước ở Hiến Doanh. Chẳng hay anh Bình quen chỗ cậu Điền lâu chưa?



Chương nhún vai, đáp rằng:

- Hồi cậu ấy chưa làm quan to thì gặp luôn, bây giờ mỗi người một mảng nên có gặp cũng chẳng hỏi thăm nhau được mấy câu. Bên Ty Nông nghiệp Tế Giang năm nay hẳn được khen thưởng nhiều đấy. Tôi nghe nói năng suất lúa trong phủ năm nay tăng hơn cùng kỳ năm trước, bà con no đủ cả.

Quách Thương Hiệu trông mấy người thuộc hạ của Chương ai nấy bộ dáng nghiêm nghị, mặt lạnh như băng liền nghĩ, quả nhiên người bên Bộ Công an không mấy thân thiện như lời đồn. Tuy nhiên, Chương lại xởi lởi, dễ gần có lẽ do cùng có người quen là Lý Phúc Điền.

Quan chế Thiên Đức lẫn giữa mới và cũ, phải dùng song ngữ cho dễ hiểu. Quách Thương Hiệu giữ chức vụ tương đương Phó Giám đốc sở Nông nghiệp một tỉnh, Chương dùng hổ phù mạo danh thân phận Trưởng phòng 1 thuộc Bộ Công an. Do lĩnh vực khác nhau, chẳng thể nói ai chức vụ cao hơn ai được.

Chương đỡ bà lão nãy giờ vẫn quỳ giữa đường đứng dậy, anh ôn tồn:

- Có chuyện gì bà cứ từ từ lược bày, mấy anh đây là cán bộ nông nghiệp chứ nào phải quan quân mà chặn đường cáo trạng? Cháu là Quan Bình, có chuyện gì bà kể cháu nghe, biết đâu cháu giúp được.

Bà lão đứng dậy nhưng đôi chân run rẩy, Nhã Lâm và Quan Lam Giang vội đến đỡ. Bây giờ Chương mới trông thấy đôi mắt bà lão mờ đục. Ba đứa trẻ ngây thơ, mặt mũi lấm lem nãy giờ đứng lẫn trong đám đông tiến đến bám vào gấu áo của bà lão, chúng ngước đôi mắt ngây thơ nhìn Chương. Nhìn đứa lớn trạc tuổi con gái lớn Thiên Kim, Chương cúi người xoa đầu từng đứa kèm theo nụ cười hiền lành.

Giọng bà lão khản đặc, một người dân bèn đứng ra kể rõ đầu đuôi cho Chương nghe. Họ chẳng biết Chương là ai, chỉ thấy anh bắt tay với người có chức cao thì đoán anh cũng không phải người bình thường mà thôi.

Con trai của bà lão là Trương Ba, ngoài làm nông còn mò cua bắt ốc, thu mua thêm cua, ốc trong làng ngoài xã. Một tháng bốn hoặc năm lần đem những thứ thu mua sang bán tại chợ Diên Ứng nhằm kiếm đồng ra đồng vào. Gần nửa tháng trước, Trương Ba như mọi lần, chèo thuyền chở cua, cá, ốc đến chợ Diên Ứng bày bán nhưng không thấy trở về nhà. Vợ của Trương Ba là Phương thị đi tìm chồng, tìm được thuyền nhỏ buộc ở mom sông, gần bến. Chồng bặt vô âm tín dù đã tìm ở tất cả những chỗ quen biết, Phương thị bèn đến xã trình báo chồng m·ất t·ích, xin được giúp đỡ.

Chẳng rõ mọi chuyện sau đó ra sao, chỉ thấy Trưởng Công an xã câu lưu Phương thị tại trụ sở. Vài hôm sau, dân làng hay tin Phương thị s·át h·ại chồng.

Phương thị tên đầy đủ là Phương Thị Xoa, 26 tuổi, Trương Ba là chồng sau. Chồng trước của Phương Thị Xoa vốn là binh sĩ Tế Giang t·ử t·rận, để lại cho Xoa 1 đứa con gái. Mãn tang chồng, Xoa thành thân với Trương Ba, cả hai có một đứa con trai 3 tuổi. Trương Ba cũng từng có một đời vợ, vợ Trương Ba mất sau khi sinh con được vài tháng. Bởi vậy ba đứa trẻ bám gấu áo bà cụ là “con anh, con tôi, con chúng ta”.

Chương hỏi bên xã có chứng cứ gì mà bắt Phương thị vì tình nghi s·át h·ại chồng, dân làng có mặt mỗi người một câu, bảo rằng có tin đồn trước đó Phương thị cãi nhau với chồng vì Trương Ba… tằng tịu với một người phụ nữ khác trong quá trình buôn bán. Việc Trương Ba có tằng tịu hay không chẳng ai rõ, chỉ biết có người từng trông thấy Trương Ba ít nhất hai lần ngồi ăn riêng, cười nói thân mật với một người phụ nữ trẻ ở tửu điếm gần bến sông.

Bà lão vẫn đang than khóc mang họ Nguyễn, bà không tin con dâu s·át h·ại chồng. Trước đám đông, bà lão một mực khẳng định con dâu hay lam hay làm, phụng dưỡng bà chu đáo suốt mấy năm nay, không thể có chuyện con dâu s·át h·ại con trai bà được. Bà cụ cho biết, trong làng đồn đãi con trai bà qua lại với người đàn bà khác chỉ mới non tháng trở lại đây, con dâu bỏ ngoài tai, bà chưa từng nghe hai vợ chồng con trai cãi nhau dù ở chung nhà.

Nghe xong đầu đuôi, Chương nhắc mọi người quay về làng, không được cản trở đường đi lối lại, không được chặn quan binh ngang qua, anh sẽ đến xã hỏi cho ra nhẽ. Ma Kê và Nhã Lâm luôn miệng nhắc nhở, binh sĩ tháp tùng Quách Thương Hiệu cũng giúp một tay, gần nửa canh giờ sau, mấy chục dân làng mới về hết.

- Từ đây đến bến đò chưa đầy 5 dặm. - Chương nheo mắt nhìn bầu trời vừa hửng nắng. - Quay vào xã hỏi rõ cớ sự mới được.

Quách Thương Hiệu nghe vậy liền hỏi:

- Anh Bình nghĩ có oan khuất hay sao? Việc quan cần kíp, anh ở lại liệu có muộn?

Chương thản nhiên nói:

- Vạn Thắng vương lấy dân làm gốc, dẫu tôi chưa biết Phương thị kia có uỷ khuất hay không nhưng nhìn bà cụ đáng thương quá. Mẹ chồng mà thương con dâu như vậy ắt cô ấy không phải người xấu.

Quách Thương Hiệu thắc mắc:



- Nhưng… bà cụ bị loà, nào có thể nhìn được? Vợ chồng nhà đó ra ngoài to tiếng thì sao?

Chương gật đầu đồng tình nhưng anh lại bảo:

- Vậy càng phải tra rõ sự tình, việc này cũng thuộc chức phận của tôi. Tôi không gấp lắm. Hẹn anh Hiệu lúc khác có thời gian ngồi trà dư tửu hậu.

Tạm biệt Quách Thương Hiệu, Chương đổi hướng đến trụ sở của xã theo lối mà dân chúng đã chỉ. Đi được một quãng, Chương hỏi Triệu Nhã Lâm:

- Có phải Đào Sư Tích mới được điều chuyển về làm Huyện phó Nghĩa Trụ Thượng không nhỉ?

Triệu Nhã Lâm xác nhận và nói thêm:

- Huyện đội trưởng là anh Nguyễn Gia Đô, bộ tướng cũ của ông Lý An. Còn người đứng đầu bên công an là anh Nghiêm Quốc Luật.

Chương nheo mắt nhìn nắng lên cao, hỏi:

- Nghiêm Quốc Luật? Ta chưa từng nghe, anh ta năng lực thế nào?

- Anh Luật là em ruột của anh Nghiêm Phúc Lý và Nghiêm Đạt, theo anh Di đã lâu ạ.

Chương không hỏi thêm vì họ Nghiêm làng Vạn không có mấy người, lòng trung thành với vương nghiệp không bàn đến. Chương ngoảnh lại hỏi Lưu Nhất Vạn:

- Từ đây đến lị sở của huyện bao xa?

- Dạ thưa, độ gần 1 nửa canh giờ cưỡi ngựa thôi ạ. - Lưu Nhất Vạn đáp.

Chương ra lệnh:

- Gọi cậu Tích và cậu Khánh đến, đừng có đem nhiều binh mã.

Lưu Nhất Vạn lập tức ra roi, thúc ngựa về hướng Tây Nam. Chương đứng trông theo đến lúc bóng người ngựa xa dần, chỉ còn lại vệt bụi vàng mờ nhạt trong nắng.

Trụ sở xã là dãy nhà ngói năm gian hai trái, phía trước có khoảng sân rộng lát gạch, cột cờ bằng tre gằn cổng ra vào, quanh trụ sở có vườn tược trồng nhiều các loại rau. Trụ sở nằm ven con đường liên xã trải đá dăm không có tường bao, chỉ có bờ rào tre. Cổng xã có hai cột gỗ, tấm biển gỗ hình chữ nhật đề “Trụ sở xã Yên Nhân” bằng mực đen, song ngữ. Cổng làng Nối cách trụ sở chỉ vài chục thước, dân đi làm đồng về đang ngồi dưới bóng tre đầu làng tán chuyện.

Triệu Nhã Lâm đưa hổ phù cho một dân binh, anh ta xem qua loa, nói rằng có việc gì thì cuối giờ Mùi quay lại vì mới xong mùa vụ, lãnh đạo xã không có ai ở trong trụ sở.

Chương gãi đầu, nhăn mặt:

- Quên mất, xã thuần nông thế này phải buổi chiều mới làm việc công, khổ ghê.

Triệu Nhã Lâm đòi gặp n·ghi p·hạm Phương thị. Người dân binh nhìn bốn người bọn Chương từ đầu xuống chân rồi lại từ chân lên đến đầu, đáp rằng:

- Chư vị quay lại sau, ông Trưởng Công an xã bây giờ còn đương bận.



Chương hắng giọng:

- Chúng tôi đến có việc, dù xã ta chưa đến giờ làm việc cũng nên mời chúng tôi vào trụ sở uống chén nước nhạt chứ?

Người dân binh lưỡng lự bởi bọn Chương ăn vận chỉnh tề, nhìn là biết chẳng phải thường dân. Anh ta không biết hổ phù là gì, cũng chẳng nghĩ quan trên đến xã bởi nếu có quan, xã tất sẽ biết. Chương ngó thấy thái độ của người dân binh kì lạ, anh khẽ ra hiệu, Ma Kê bước tới đẩy anh ta sang một bên, hiên ngang bước vào khoảng sân gạch đỏ au đang phơi thóc. Người dân binh vội lật đật chạy theo sau.

Chương nhìn quanh trụ sở, tạm hài lòng vì có phòng ban đầy đủ, bàn ghế đều đóng bằng gỗ thay vì bằng tre, đây có thể xem như một sự tiến bộ về kinh tế.

Chương ngồi xuống băng ghế dài, anh chàng dân binh đứng gần đó như gà mắc tóc, điệu bộ lóng ngóng càng khiến Chương lấy làm lạ. Anh hỏi:

- Phương thị bị giam giữ ở đâu?

- Dạ… dạ… bẩm thượng quan…

Nghe như có tiếng phụ nữ gào khóc, Chương nhíu mày liếc ra cửa. Ma Kê nhảy phốc ra, người dân binh luống cuống, vội đuổi theo Ma Kê. Chương bật dậy bước nhanh ra ngoài, vòng ra sau dãy nhà. Vừa đi hết đầu hồi ngôi nhà, Chương trông thấy Ma Kê tung cước đạp bung cánh cửa gỗ của một ngôi nhà cấp bốn nhỏ, tường bằng gạch nhưng lợp mái tranh. Người dân binh la hét, kéo Ma Kê trở ra nhưng dính một cước ôm bụng ngã lăn kềnh ra đất kêu rống lên.

Chương vội chạy đến xem cớ sự, còn chưa đến cửa đã thấy Ma Kê từ trong căn nhà nhỏ túm cổ áo một người đàn ông lôi ra, ném phịch xuống đất. Người đó vùng dậy, một tay sờ má, một tay chỉ mặt Ma Kê mắng, Ma Kê sấn đến bẻ gãy luôn một ngón tay của anh ta.

Chương dừng chân trước cửa nhìn vào trong ngôi nhà nhỏ và lập tức hiểu đây là nhà tạm giam kiêm… kho chứa than, củi. Một người phụ nữ nằm trên nệm rơm, nét mặt lộ vẻ hoảng sợ, áo đã bị xé toạc và quần lụa đen tụt quá đầu gối. Chương c·hết lặng, anh nhìn người phụ nữ không chớp mắt. Quanh Chương chẳng thiếu mỹ nhân, nhưng người phụ nữ đang sợ hãi nằm loã lồ ở kia khiến anh c·hết lặng là bởi anh chưa từng nghĩ giữa thanh thiên bạch nhật, ở nơi công quyền mà lại xảy ra chuyện như thế này.

Ma Kê tung thêm vài cú đấm, đánh kẻ tà dâm nằm bẹp xuống đất. Triệu Nhã Lâm và Quan Lam Giang sau thoáng bất ngờ, vội cởi áo khoác ngoài chạy vào che thân thể của người phụ nữ đang co rúm vì sợ hãi.

Chương vẫn đứng đó, mặt đỏ phừng phừng, hai mắt mở to vì anh không tin vào mắt anh.

- Chị ấy… chị ấy chưa b·ị h·ãm h·iếp ạ, chưa kịp ạ.

Nhã Lâm nói nhỏ, bấy giờ Chương mới hít một hơi thật sâu nhằm trấn tĩnh lại. Anh quắc mắt nhìn kẻ đang bị Ma Kê khống chế, lạnh giọng:

- Cẩu tặc! Giữa thanh thiên bạc nhật, ngay trong trụ sở làm việc mà dám làm việc đ·ồi b·ại như thế này, ông không thiến mày thì thật là phí!

Chương chìa tay về phía Nhã Lâm, quát:

- Đưa dao đây!

Nhã Lâm vội buông người phụ nữ cho Lam Giang, nàng bước đến nắm lấy cánh tay Chương, nói như van xin:

- Quan gia! Quan gia! Xin ngài bớt giận!

Chương ngoảnh lại nhìn Nhã Lâm, thoáng chốc, ánh mắt của anh dịu xuống, giũ tay áo quay lưng bỏ đi.

- Đưa hắn đi! - Nhã Lâm nói. - Còn anh kia! Muốn đầu còn trên cổ mau giúp một tay, còn nằm đó rên la ta xẻo tai ngươi bây giờ.

Người dân binh lồm cồm bò dậy, run rẩy sợ hãi giúp Ma Kê áp giải kẻ miệng đầy máu vào trụ sở.