Chương 546: “Chôn gần, vứt xa”
Sau một ngày đêm thả mấy chục rọ tre đánh số từ thượng nguồn để kiểm tra tốc độ dòng chảy của sông Nghĩa Trụ. Chương nhận thấy tốc độ dòng chảy chỉ khoảng 0,6 m/s (khoảng 2 cây số trong 1 giờ) là chậm vì mùa nước cạn. Bên cạnh đó, sông Nghĩa Trụ lại nằm trong vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng. Như vậy, bình quân mỗi ngày rọ tre trôi được khoảng từ 20 đến 25 cây số, tương đương 40 đến 50 dặm nếu tính toán theo cách đơn giản. Binh sĩ phát hiện rọ tre vào quãng cuối giờ Mão, đầu giờ Thìn. Từ những thông tin này, Chương đưa ra nhận định ban đầu về nơi rọ tre bị ném cách bến đò Điếu Ngư khoảng 20 dặm, tối đa không quá 30 dặm về thượng nguồn. Sở dĩ Chương nhận định như vậy là bởi chiều hôm trước khi phát hiện hai t·hi t·hể, thuyền bè qua lại trên sông không phát hiện ra điều bất thường. Có thể nói, rọ tre nổi lên mặt nước khoảng giữa giờ Dậu ngày hôm trước và trôi vô định trong khoảng 6 canh giờ. Sau cùng, anh tính đến trọng lượng của t·hi t·hể để trừ hao quãng đường đã trôi.
Chương dành hơn một canh giờ đưa ra phân tích và phán đoán của anh cho tả hữu cùng nghe, cùng hiểu. Tiếp theo, Chương bảo mọi người chú ý lên hoạ đồ do tự tay anh vẽ, mô phỏng khu vực xung quanh thị tứ Điếu Ngư.
- Cách Điếu Ngư hơn hai mươi dặm về phía Đông, hướng sông Xích có xã Điềm Xá. Điềm Xá cư dân đông đúc, ta ngờ n·ạn n·hân b·ị s·át h·ại tại đó.
Văn Như Võ đứng dậy:
- Thưa Quan gia, từ Điếu Ngư đến Điềm Xá không tính là xa nhưng hai bờ sông có hàng chục làng mạc. Xin Quan gia giảng giải thêm cho bọn thuộc hạ tỏ nỗi hồ nghi của ngài.
Chương đặt thước gỗ xuống bàn, chậm rãi nói:
- Các ông cần đặt bản thân vào vị trí kẻ thủ ác để suy luận và thuộc nằm lòng giúp ta câu “vứt xa chôn gần” tại sao lại như vậy?
Chương khoanh tay trước ngực, vừa đi lại vừa giảng giải:
- Mục đích sau cùng của “vứt xa chôn gần” là giấu xác n·ạn n·hân hòng có thời gian t·ẩu t·hoát hoặc vài lí do khác nữa. Chôn sẽ tốn thời gian đào huyệt, vứt xác dễ dàng hơn, chả tốn thời gian nhưng lại dễ bị phát hiện, dễ nhận dạng nên xác định vứt xác n·ạn n·hân sẽ phải đem xa, tìm chỗ vắng vẻ. Dựa vào tốc độ dòng chảy, độ nặng của t·hi t·hể, nơi vứt xác ở khoảng đâu đó cách nơi phát hiện từ 10 đến 20 dặm.
Chương tạm ngưng trong giây lát, đặt câu hỏi:
- Tại sao không có ai trình báo m·ất t·ích?
Thiên Bình liền đáp:
- Nạn nhân không phải người bản địa.
Chương gật đầu đồng tình, anh nói thêm:
- Có nghĩa n·ạn n·hân khả năng cao là khách thương. Khách thương lưu trú đều có đăng kí, nếu họ biến mất một cách đột ngột thì thông tin lưu trú hẳn vẫn còn. Việc cần bây giờ là rà soát kỹ sổ sách lưu trú của khách thương trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Khách thương không ở trong các làng mạc mà họ ở khách điếm, vậy tìm khách điếm dọc hai bờ thế nào?
Lý Tài, Văn Như Võ, Vương Văn Trà lần lượt trình bày, họ không phát hiện bất thường trong danh sách đăng kí lưu trú tại các khách điếm đã kiểm tra. Khách thương đến và đi khỏi khách điếm đều khớp với sổ sách của điếm canh ven bờ.
Chương bóp trán một lúc, anh lại nói:
- Nhất định có vấn đề, phải có điểm đáng ngờ nào đó. Biết đâu n·ạn n·hân bị giả trang khi rời khỏi điểm lưu trú? Nhưng… nếu vậy ai là kẻ giả dạng? Hụt hai người mà kiểm vẫn đủ chứng tỏ có hai kẻ nằm ngoài danh sách lưu trú.
Lời của Chương khiến tả hữu phải suy nghĩ cặn kẽ.
Chương quyết định đích thân tham gia cuộc truy tìm tung tích n·ạn n·hân. Anh tin rằng, một con người bằng xương bằng thịt không thể vô danh tính, mất không ai hay. Trong tay Chương có vài trăm người cùng lùng sục, tra soát, nhất định sẽ tìm ra điểm đột phá.
Chiều ấy, Chương yêu cầu Vi Thọ Kỳ, Nghiêm Đạt hộ tống Thiên Bình về lại làng Vạn Xuân vì nàng cấn thai, không tiện đi lại nhiều. Thiên Bình vừa lên ngựa thì Chương cùng quan quân ngược sông Nghĩa Trụ về phía Đông. Anh chọn nghỉ chân ở điếm canh thuộc cánh đồng Bái Tử, cách Điếu Ngư chỉ 10 dặm về phía Đông. Chương chọn địa điểm này làm tâm, bảo bọn Lý Tài lệnh quân sĩ toả ra rà soát các làng gần bờ sông thêm một lần nữa.
Điếm canh là ngôi nhà mái tranh vách làm bằng tre nứa. Quân canh chỉ có ba người lính địa phương luân phiên trực gác trong tuần, hết tuần đổi cho nhóm khác. Ngôi nhà tranh hướng về sông, binh sĩ trồng các loại rau củ và nuôi gia cầm, gia súc. Rau củ trồng quanh điếm canh dùng hàng ngày. Gia cầm, gia súc nuôi lớn sẽ bán, một phần làm tiền thưởng cho quân canh, một phần đóng vào quỹ làng xã, một phần nộp cho quân. Chương tạm hài lòng với cái gọi là cơ ngơi của binh sĩ. Dọc theo hai bờ Nghĩa Trụ có hàng chục điếm canh như thế này.
Do là mùa đông nên binh sĩ bện rơm che chắn quanh bốn bức vách nhằm chống lại cái lạnh. Dưới gầm giường có đặt một chậu thau nhỏ bằng đồng đựng than củi. Chương nằm trên nệm rơm ngủ ngon lành. Ma Kê, Lưu Nhất Vạn, Lý Tài, Văn Như Võ trải nệm rơm nằm dưới đất trong khi quan quân trên bến dưới thuyền cắt đặt cảnh giới, ai không phải lượt canh thì cũng tìm nơi tránh gió chui vào túi ngủ, đắp thêm cái áo tơi rơm là đánh một giấc ngon lành. Quan Lam Giang và Triệu Nhã Lâm là hai nữ nhân trong đoàn phải vào làng Bái Tử ngủ nhờ theo lệnh của Chương. Sở dĩ Chương muốn ngủ qua đêm ở điếm canh là bởi anh muốn tìm lại chút cảm giác thân thuộc bên ngôi nhà mái tranh ven sông Thiên Đức vào mùa đông.
Nơi đồng không mông quạnh lạnh lẽo, quá nửa đêm Chương gặp cơn mộng mị. Anh thấy bản thân mình đứng ngoài cửa điếm canh, trong làn sương mờ mờ ảo ảo, gió lạnh không ngừng thổi từng cơn. Bên ngoài bờ rào điếm canh có một người đàn bà đầu tóc rũ rượi, bồng con quỳ gối dập đầu khóc than. Chương bước đến sát bờ rào nhìn cho rõ hơn, nhưng làn sương che khuất tầm nhìn của anh. Dù cố căng hai mắt, Chương cũng chẳng thể trông rõ gương mặt của người đàn bà, chỉ thấy đôi vai gầy khẽ run.
Chương cất giọng ôn tồn:
- Nhà cô kia, có chuyện gì lại quỳ ở đó khóc than?
Người đàn bà không ngẩng đầu, thay vào đó lại ôm con dập đầu, thút thít, văng vẳng bên tai Chương:
- Đại Vương anh minh, Đại Vương anh minh! Tiểu nữ thân mang t·rọng t·ội, được biết Đại Vương giá lâm nên xin được yết kiến. Mẹ con tiểu nữ vì nghe lời xúi bẩy mà uổng mạng nên tiểu nữ muốn tố cáo kẻ gây ra c·ái c·hết của mẹ con tiểu nữ và những người khác. Cúi xin Đại Vương minh xét.
Chương liền hỏi:
- Hai mẹ con nhà cô người ở đâu?
- Bẩm Đại Vương, mẹ con tiểu nữ người làng Đinh Xá, trấn Sơn Nam Hạ nhưng m·ất m·ạng nơi đất khách quê người. Tiểu nữ có tội, con tiểu nữ thì không. Bẩm Đại Vương, ngài có lòng nhân từ độ lượng, xin hãy cứt vớt linh hồn mẹ con tiểu nữ.
Chương không biết làng Đinh Xá ở đâu nhưng trấn Sơn Nam Hạ cách nơi này hàng trăm dặm. Chương định hỏi cho kỹ, bỗng đâu có ánh chớp sáng loà, bóng hình người đàn bà đang quỳ gối tan biến trong hư không.
Chương giật mình choảng tỉnh, bọn Ma Kê thấy động vùng dậy nhanh như chớp.
- Quan gia! Có chuyện gì vậy ạ?
Chương đưa tay quệt mồ hôi lạnh lấm tấm trên trán, ra hiệu cho Ma Kê đưa bầu tre ủ nước vối.
- Gần đây có hai mẹ con người phụ nữ trẻ c·hết oan! - Chương nói. - Cô ta nói người làng Đinh Xá, trấn Sơn Nam Hạ.
Bọn Lý Tài, Văn Như Võ nhớn nhác, ngoảnh nhìn ra cửa điếm tối om.
- Bẩm Quan gia! - Lý Tài thì thào. - Thôn Đinh Xá ở Sơn Nam Hạ. Hạ quan từng ngang qua đó một lần ạ. Nếu mẹ con cô đó thực là oan hồn, hẳn muốn yết kiến Quan gia cáo trạng chăng?
Chương chau mày hỏi Lý Tài:
- Ông nghĩ ta gặp oan hồn thực ư?
- Bẩm Quan gia, bọn hạ quan có nghe chuyện linh hồn binh sĩ Vũ Ninh chặn đường ngài quấy phá. Ngài quát một câu quỷ thần cũng kh·iếp sợ.
Chương cười ruồi:
- Ta cũng chẳng tin lắm đâu.
Anh bước khỏi giường, đứng giữa cửa điếm trông ra khoảng tối mênh mông phía sông Nghĩa Trụ. Trong đêm đen, gió lạnh, mấy lồng đèn treo thuyền nhỏ của quân sĩ cảnh giới là điểm sáng hiếm hoi.
Chương hỏi mà không ngoảnh lại:
- Canh mấy rồi?
Văn Như Võ đẩy nhẹ cửa liếp hỏi quân canh sau nhà, đáp rằng:
- Dạ bẩm, sắp tàn canh ạ.
Chương quay trở vào, cắn môi bảo Văn Như Võ:
- Gà gáy vào Bái Tử dò la thử xem gần đây có mẹ con nhà nào t·hiệt m·ạng hay không.
Văn Như Võ lập tức dẫn theo mấy binh sĩ vào làng Bái Tử cách điếm canh ven sông độ 2 dặm về hướng Bắc. Trời hãy còn nhọ mặt người, Triệu Nhã Lâm và Quan Lam Giang đã người cầm đuốc xách siêu nước, người gánh gồng hai chõ xôi mới đồ nóng hổi từ làng Bái Tử ngược trở ra. Ba quân mỗi người có nắm xôi chấm muối vừng lót dạ. Hơn một canh giờ sau Văn Như Võ quay lại báo cáo, nội trong năm nay ở làng Bái Tử không có nữ nhân nào m·ất m·ạng. Trong làng cũng không nhà nào có con dâu bên Sơn Nam Hạ.
Chương chợt nhớ bộ dáng người đàn bà than khóc trong giấc mơ của anh có mái tóc ướt sũng, y phục của cô ta cũng vậy. Văn Như Võ hỏi binh canh điếm, họ một mực khẳng định mấy năm gần đây chưa từng vớt xác đàn bà, em nhỏ trôi sông ở khúc sông này.
- “Hình như mình thấy trên đỉnh đầu cô ta còn dính bèo tấm thì phải.” - Chương thở dài. - “Có khi mấy ngày nay mình suy ngẫm nhiều nên ngủ mơ cũng nên.”
Sáng hạ tuần tháng Một (tháng 11) lạnh, Chương muốn gạt bỏ giấc mơ ra khỏi đầu nhưng hình ảnh người mẹ ẵm con dập đầu quỳ lạy ám ảnh anh. Chương định bảo Lý Tài hạ lệnh cho binh sĩ hai bờ tiếp tục hành trình thì bỗng đâu một suy nghĩ thoáng qua trong đầu. Anh bước đến gần binh sĩ canh điếm, hỏi:
- Trong làng có giếng bỏ hoang không anh lính?
Anh lính biết Chương tháp tùng quan đầu huyện nên cung kính trả lời:
- Báo cáo thượng quan, thôn Bái Tử không có giếng hoang.
Nghe vậy Chương tỏ ra thất vọng, định quay lưng bước đi thì anh lính lại nói:
- Báo cáo thượng quan, ngài hỏi khiến tôi nhớ ra phía Tây Bắc cánh đồng Bái Tử có một cái giếng trữ nước tưới tiêu mỗi khi h·ạn h·án. Tuy vậy, kể từ khi phủ Tế Giang thuộc quyền Đại Vương, Lý đại nhân cho đào kênh mương thuỷ lợi nội đồng nên cái giếng ấy bỏ không, cỏ mọc cao quá đầu người ạ.
Chương dừng chân, nhìn đằng Đông ngó đằng Tây, cảm ơn anh lính. Chương bảo Lý Tài:
- Ta muốn đến cái giếng hoang trữ nước ở cánh đồng Bái Tử.
Binh sĩ canh điếm lập tức dẫn bọn Chương đến cái giếng hoang vừa mới đề cập.