Chương 544: Bệnh thổ tả
Quan quân đột nhiên kéo đến thị tứ khá đông. Bách tính rỉ tai nhau, n·ạn n·hân ngày hôm qua bị vủi xác dưới cát hẳn thân phận không tầm thường.
Nhưng mọi chuyện chưa phải đã hết.
Dân đến trình quan, trong căn nhà tranh vách đất nằm ven thị tứ phát hiện hai vợ chồng già c·hết b·ất t·hường trong ngôi nhà cửa đóng then cài. Hàng xóm phải phá cửa sau nhiều lần gọi không thấy ông bà cụ đáp lời.
Chương hay tin liền thay y phục đến tận nơi xem xét tình hình. Quan binh phong toả nhiều ngõ ngách, dân hiếu kỳ đứng từ xa bàn tán xôn xao. Vương Văn Trà, Văn Như Võ, Lý Tài, Ma Kê… đứng xung quanh, đảm bảo không ai nhận ra Chương. Quan Lam Giang theo chân Vương Văn Trà và mấy người khác cùng vào nhà, lát sau Quan Lam Giang trở ra báo cáo riêng với Chương. Hai ông bà chủ nhà m·ất m·ạng do trúng độc chứ không phải bệnh tuổi già. Hai t·hi t·hể nằm trên chiếu cói, mâm cơm ăn dở, thức ăn đã ôi thiu. Quan Lam Giang nhận định hai n·ạn n·hân đã mất khoảng 2 ngày, t·hi t·hể đã cứng, không có dấu hiệu tác động của ngoại lực. Do thời tiết lạnh nên t·hi t·hể chưa bốc mùi.
Chương hỏi Vương Văn Trà:
- C·ướp của đoạt mạng?
Vương Văn Trà thưa rằng:
- Trong nhà không phát hiện dấu hiệu lục lọi, ở cạp quần bà cụ vẫn còn giắt mấy mươi đồng bạc ạ.
Chương hỏi thân nhân của hai n·gười đ·ã k·huất, Vương Văn Trà báo cáo:
- Ông bà cụ có bốn người con, hai cô con gái lớn lấy chồng ở làng gần đây. Hai người con trai, một là lính Tiểu đoàn Kim Động, người còn lại đóng quân ở bên Nghĩa Trụ Hạ ạ.
Chương nhíu mày, ngoảnh sang ghé tai nói nhỏ với Văn Như Võ:
- Thân nhân của binh sĩ Thiên Đức là thân nhân chung, lệ xưa nay vốn thế. Lập tức cho hai binh sĩ về chịu tang cha mẹ, việc này phải tra thật rõ, thật nhanh.
Lời nói ra thì nhẹ nhưng trọng trách đặt lên vai Văn Như Võ cùng quan quân Kim Động vô cùng nặng nề khi cha mẹ của hai binh sĩ trong quân Thiên Đức t·hiệt m·ạng cùng lúc.
Chương cùng Lý Tài, Quan Lam Giang, Vương Văn Trà vào nhà. Xem xét khắp nhà một lượt, Chương dặn Vương Văn Trà giữ nguyên hiện trường, lần lượt hỏi chuyện hàng xóm của ông bà cụ. Chương muốn xác định ai là người cuối cùng tiếp xúc với hai n·ạn n·hân.
- Hai người nhưng có ba cái bát ăn cơm, một bát sạch nhẵn, hai bát ăn dở. - Vương Văn Trà lẩm nhẩm một mình. - Kẻ thủ ác muốn ra tay với hai ông bà cụ thật chẳng khó, cớ sao phải hạ độc nhỉ?
Chương khoanh tay đứng nhìn hiện trường thêm một lúc, dặn bọn Vương Văn Trà lo hậu sự cho ông bà cụ thật cẩn thận rồi về khách điếm. Anh kể cho Thiên Bình nghe mọi điều, nét mặt buồn, kết thúc câu chuyện là một tiếng thở dài.
Thiên Bình đặt vấn đề:
- Kẻ s·át n·hân rất bình tĩnh, sau khi hạ độc còn đóng cửa cài then điềm nhiên rời khỏi hiện trường. Liệu ông bà cụ có thù oán với ai không anh nhỉ?
Chương khẽ lắc đầu, nói:
- Ông bà cụ người bản địa, bao năm sinh sống nơi này chưa có điều tiếng. Quan Lam Giang cho biết họ bị hạ độc bằng thứ nước bạc khiến n·ạn n·hân c·hết trong đau đớn. Nếu anh bắt được bọn này, anh sẽ dùng thân xác chúng để thử nghiệm.
Thiên Bình khẽ rùng mình ngoảnh nhìn Chương, ánh mắt của Chương cho biết anh không hề đùa.
Chiều tối, Vương Văn Trà báo cáo, như mấy người hàng xóm cho biết, ba ngày trước ông bà cụ có về nhà cùng một người đàn bà. Bà cụ khoe với một người hàng xóm, người đàn bà ấy mua thóc lúa vừa thu hoạch với giá nhỉnh hơn 2 đồng một yến. Đã đặt cọc trước 5 quan tiền, hẹn một tuần sau quay lại nhận hàng. Gương mặt người đàn bà đó ra sao hàng xóm láng giềng không biết, chỉ nhớ mang máng, người đàn bà đó dáng người hơi đậm. Bà cụ chủ nhà còn hồ hởi khoe, nữ tiểu thương ấy hãy còn đơn chiếc nên bà muốn giới thiệu cho người con trai lớn.
Thiên Bình nghe xong liền bảo:
- Như vậy… 5 quan tiền biến mất, nếu thực sự bà cụ có nhận cọc. Vậy kẻ thủ ác có phải nữ nhân không?
Chương ngồi đăm chiêu một hồi lâu, mãi sau anh mới nói:
- Người thân binh sĩ, thương nhân… như vậy, chúng muốn lòng quân xáo trộn, khiến binh sĩ nghi hoặc về cái gọi là cha mẹ ba quân là cha mẹ của ta. Mấy tháng trước ta phá đường dây gian tế ở Sơn Tây nhưng còn vài kẻ vẫn chưa túm được. Nếu còn để tình trạng cha mẹ, anh chị em binh sĩ b·ị s·át h·ại…
Chương khẽ lắc đầu:
- Lòng quân không yên nhưng tìm được kẻ chủ mưu tự nhiên ta sẽ lật ngược ván cờ này, gậy ông đập lưng ông.
Hai ngày trôi qua, quan quân vẫn chưa tìm ra manh mối đột phá phát hiện ra kẻ thủ ác. Mọi người bắt đầu cho rằng kẻ họ đang truy tìm có thể đã qua sông sang huyện Nghĩa Trụ Hạ hoặc trốn sang huyện Nghĩa Trụ Thượng. Niềm tin rằng h·ung t·hủ vẫn còn trong thị tứ sau khi liên tiếp hạ độc thủ của Chương dần lung lay.
Thường ngày, số dân thường trực trong thị tứ loanh quanh một nghìn, nay có thêm các toán binh, hơn ba trăm người, trong huyện Kim Động đồn trú bên ngoài thị tứ trong mấy trại dã chiến khiến Điếu Ngư đông hơn. Sớm hôm ấy, Quan Lam Giang cấp báo với Chương và Thiên Bình rằng quân sĩ trong trại dã chiến ở phía Bắc thị tứ có dấu hiệu của bệnh thổ tả, miệng nôn trôn tháo. Chương thất kinh, tung chăn bật dậy khỏi giường khiến Quan Lam Giang thẹn đỏ mặt. Phải biết rằng bệnh thổ tả nếu không xử lý sớm và triệt để sẽ l·ây l·an nhanh, gây hậu quả khôn lường về nhân mạng và kinh tế.
Lúc còn ở huyện Thiên Đức, Chương và Thiên Bình đã có kinh nghiệm đối phó với bệnh thổ tả. Lần ấy, chỉ vì Chương chẳng để tâm khiến gần bốn trăm bách tính t·hiệt m·ạng, bài học ấy Chương chưa quên. Kể từ đó đến nay, ngoài những bài thuốc do các đại sư, đại phu bào chế và phát triển thì Chương cũng có những cách giản đơn hơn, Đông - Tây y kết hợp.
Năm xưa bệnh dịch k·hông r·õ n·guồn g·ốc l·ây l·an từ đâu nhưng nếu đột nhiên xuất hiện trong trại quân vào thời điểm này, không loại trừ khả năng có kẻ động tay có chủ đích.
Lý Tài, Văn Như Võ, Vương Văn Trà và Lưu Cơ được triệu kiến. Hay tin bệnh thổ tả, người nào cũng lo lắng. Quan Lam Giang hiểu y thuật, Chương liền giao việc này cho cô xử trí. Triệu Nhã Lâm sẽ giúp Quan Lam Giang một tay.
Lý Tài ký lệnh giới nghiêm tại thị tứ trong 2 ngày. Vương Văn Trà dùng trung đội công an thuộc quyền để giá·m s·át, kiểm soát quá trình thực hiện lệnh giới nghiêm. Trong khi đó, Văn Như Võ và Lưu Cơ hạ lệnh cho các trại dã chiến lớn nhỏ quanh thị tứ án binh bất động, khoanh vùng dập dịch.
Binh sĩ có dấu hiệu của bệnh dịch được c·ách l·y riêng, các bãi nôn và phân của người bệnh phải chôn lấp ngay lập tức. Mọi người khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc bất kì ai trong doanh phải đeo mạng che mặt.
Quan Lam Giang, Triệu Nhã Lâm cùng mấy mươi binh sĩ bắt tay vào trộn muối tinh và đường (chưa phải đường trắng) với tỉ lệ bằng nhau làm chất điện giải cho bệnh nhân uống nhằm bổ sung nước và khoáng chất. Đồng thời, các bài thuốc Nam phổ biến chữa thổ tả cũng được sử dụng.
Binh sĩ có thể trạng tốt, phát hiện bệnh sớm, khoanh vùng dập dịch nhanh nên sau hai ngày không có dấu hiệu l·ây l·an vào bách tính trong thị tứ. Lý Tài tiếp tục ban bố lệnh giới nghiêm thêm 2 ngày để Vương Văn Trà, Văn Như Võ và Lưu Cơ có thêm thời gian điều tra nguồn gốc l·ây l·an bệnh dịch cũng như tìm ra kẻ khả nghi trong số khách thương lưu trú ở mấy khách điếm và cư dân bản địa thường xuyên đi lại giữa thị tứ và các làng mạc phụ cận.
Sự có mặt của Chương dường như là chất xúc tác giúp quan quân địa phương dốc sức điều tra tỉ mỉ. Lưu Cơ cùng Văn Như Võ đích thân tra soát, cả hai thu được một kết quả tương tự trong quá trình phối hợp và xin gặp Chương để trình bày kết quả.
Theo những bản tường trình của binh sĩ canh gác quân doanh Tiểu đoàn Kim Động và doanh dã chiến của Văn Như Võ thì quân sĩ mua rau củ của dân trong chợ, việc này hết sức bình thường. Sau khi đem rau củ về doanh, hai người dân đem theo mỗi người một sọt khoai lang và ngô mới thu hoạch tặng cho quân. Việc này cũng tính là bình thường vì trước đó Lưu Cơ cho binh sĩ giúp dân thu hoạch lúa và hoa màu. Dân tặng thì nhận, có giấy tờ đàng hoàng, không trái với quy định. Điều lạ ở chỗ, quân canh ở hai doanh đều nói ngô khoai do hai bốn nữ nhân đem đến. Bốn nữ nhân ấy có phải con cái của nông dân trong thị tứ hay không thì… quân canh lại không hay biết.
Chủ tịch thị tứ Điếu Ngư, Hội Nông dân và các trưởng họ đều cho biết, họ có dự định tặng ngũ cốc cho quân sĩ như mọi năm nhưng chưa triển khai. Vương Văn Trà phối hợp với dân binh thị tứ dò hỏi từng nhà nhưng họ đều nói vụ thu hoạch lúa chưa xong. Con cái họ cũng không đem ngô khoai tặng binh sĩ.
Nghe đến đây, Chương lờ mờ hình dung ra câu chuyện rồi. Anh hỏi:
- Danh sách khách thương lưu trú trong thị tứ đâu?
Cầm trên tay danh sách gần hai trăm khách thương và gia nhân đăng kí lưu trú trong các khách điếm và dưới thuyền, Chương chú ý những cái tên gạch chân trong danh sách. Có tất cả 29 khách thương và gia nhân là nữ.
Chương ngẩng lên hỏi bọn Lưu Cơ:
- Liệu quân canh có nhận dạng được mấy nữ nhân ấy nếu gặp lại không?
Lưu Cơ khẳng định:
- Thưa Quan gia, binh sĩ khẳng định nhớ mặt vì tán chuyện cũng lâu.
Chương thảy mấy tờ giấy lên bàn, ngả lưng ra ghế và nói:
- Không thể đánh rắn động cỏ, bằng chứng chưa đủ thuyết phục nhưng nghi ngờ rất lớn. Bọn chúng manh động như vậy, chứng tỏ có chuẩn bị từ trước và gan góc đấy. Tra soát kỹ lại xem, trong ngô khoai có gì lạ hay không, đã ăn hay chưa? Mấy nữ nhân đó có liên quan đến ả hạ độc ông bà cụ hay là không… cần phải làm rõ, tránh oan người vô tội nhưng…
Chương cười buồn, khẽ lắc đầu:
- Bọn chúng không từ thủ đoạn nào nhằm chia rẽ quân dân, gây nghi kị. Nếu không làm rõ, sau này quân nào dám nhận tấm lòng của dân đây? Bọn này xứng đáng bị lăng trì.
Bọn Lý Tài vâng dạ rồi lui. Thiên Bình hai tay chống cằm hỏi Chương:
- Nữ nhân mắc tội mà là mỹ nhân anh tính sao đây?
Chương không trả lời, khoé miệng khẽ động đậy. Anh đứng dậy xoa đầu Thiên Bình rồi bước ra khỏi phòng. Thiên Bình huých nhẹ Triệu Nhã Lâm, nói nhỏ:
- Con ông Bụt rồi cũng trở thành sứ giả của Diêm Vương. Em nhớ lời ta dặn, làng Vạn Xuân không có chỗ cho kẻ s·át n·hân. Đại Vương có lòng nhân, đôi lúc thương hoa tiếc ngọc, một Dương Yên Thư là đủ rồi.
Triệu Nhã Lâm hiểu ý Thiên Bình, nàng liền chạy theo hộ tống Chương.