Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 542: Bến đò Đông Dư




Chương 542: Bến đò Đông Dư

Sau cuộc tiếp sứ thần Chương còn nghĩ đến khả năng sứ thần phương Bắc xuất hiện đúng vào lúc quân Thiên Đức lộ ý định t·ấn c·ông các sứ quân còn lại là nhằm tạo áp lực với Chương, khiến việc động binh sẽ bị trì hoãn. Nếu Vạn Xuân thống nhất, nay mai Đại Vũ muốn Chương quy thuận sẽ khó khăn hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, tình hình an ninh các vùng phên giậu bỗng phức tạp một cách có hệ thống thì chẳng khó gì mà không đưa ra nhận định mọi chuyện đều do bàn tay một kẻ đứng sau. Giặc ngoài đến o ép, giặc trong phá phách khắp nơi sẽ khiến ba quân khó yên lòng xuất trận.

Giặc ngoài còn xa mà giặc trong ở gần, nhất thiết, bằng mọi cách, phải trừ đám bên trong trước. Chương đến huyện Siêu Loại trong vai thầy thuốc nhằm tìm hiểu và nghe ngóng tình hình. Bởi Siêu Loại rất gần nên Thiên Bình đi cùng. Ngoài ra còn có Vi Thọ Kỳ, Ma Kê, Hùng Sơn, Lưu Nhất Vạn và Nghiêm Đạt, 5 trong 6 chỉ huy các trung đội Thân Vệ quân cùng tháp tùng. Quan Lam Giang làm thầy thuốc, Triệu Nhã Lâm lo cơm nước, cả đoàn chỉ có 9 người lên thuyền ở bến Diên Ứng, lòng vòng trên kênh mương dẫn tới sông Văn Giang và đặt chân lên cánh đồng “Thất thập tam bạch thổ” rộng lớn với 73 gò đất trắng. Xa xa, làng Bạch Thổ nhiều đời làm gốm sứ nằm khuất sau những luỹ tre xanh tốt. Mấy năm kể từ khi Nguyễn Từ Minh rút quân đã có thêm 4 ngôi làng nhỏ dành cho lưu dân tứ xứ được xây cất quanh làng Bạch Thổ. Làng Bạch Thổ có dòng họ Nguyễn là lớn nhất, gần một trăm hai mươi nhân khẩu, chiếm 4 phần 10 số nhân khẩu hiện có trong làng.

Lấy làng Bạch Thổ làm trung tâm, bốn làng mới gồm Đoài Thôn, Bắc Cao, Đông Dư và làng Mía, chỉ có làng Mía với chưa đến hai trăm nhân khẩu, như tên làng, ngoài trồng lúa một năm hai vụ, dân làng trồng các cánh đồng mía dọc theo bờ Văn Giang. Ba làng còn lại, mỗi làng chưa đến hai trăm khẩu, hợp với làng Bạch Thổ sản xuất bát đĩa các loại. 5 làng tạo thành xã Năm Thôn. Phía Đông Nam xã Năm Thôn có 1 đồn binh hỗn hợp thuỷ bộ đóng giữ.

Sở dĩ Chương muốn ghé Năm Thôn bởi nơi này đang được chú trọng phát triển thương nghiệp. Dưới bến đò Đông Dư ven sông Xích, phía Đông xã Năm Thôn, khung cảnh khá tấp nập, hàng chục thương thuyền neo đậu chờ lấy hàng. Chương trông thấy cờ hiệu Lâm gia, Công ty Vạn Xuân cùng hàng chục thuyền lớn nhỏ thuộc quyền sở hữu của thương nhân gốc gác phương Bắc. Thuyền Lâm gia đang xếp bát bát đĩa sành sứ, mấy thuyền Công ty Vạn Xuân giao phân bón xong, neo riêng một chỗ chờ xếp các thùng gỗ đựng chất thải đem về ủ phân. Những thuyền khác cũng neo đậu chờ chuyên chở thành phẩm sứ về phương Bắc vì sắp đến Tết Nguyên đán.

Trình giấy tờ xong xuôi, bọn Chương thuê 3 phòng tại Xuân Quan khách điếm hai tầng hình chữ U thuộc sở hữu của Ty Thương nghiệp. Quan Lam Giang và Triệu Nhã Lâm tìm quầy chuyên cung cấp thông tin mua bán do Ty Thương nghiệp quản lý, đặt vấn đề muốn tìm mua một số loại thảo dược địa phương. Nhân viên làm việc tại quầy cho Quan Lam Giang hay, vùng này chuyên nghề gốm sứ, mía, đất sét trắng. Còn thảo dược, họ khuyên Quan Lam Giang nên tìm đến huyện Vũ Ninh, phủ Vĩnh Yên, lộ Mao Khê hoặc lộ Bắc Giang. Lam Giang bảo rằng rất khó xin giấy phép vào huyện Vũ Ninh do vướng quy định áp dụng đối với khách thương tại các vùng Thiên Đức mới kiểm soát. Theo đó, khách thương gốc gác các vùng như Sơn Tây, Vĩnh Yên, Tam Giang chưa được tạo điều kiện kinh doanh và đi lại trong phủ Thiên Đức (gồm các huyện Vũ Ninh, Siêu Loại, Thừa Thiên, Thuận Thiên, Thiên Đức). Quan thương gia đến từ Sơn Tây, giấy tờ đi lại được cấp bởi Nguyễn Gia Miêu. Giấy không cấp phép lên bờ 4 huyện: Vũ Ninh, Thiên Đức, Thừa Thiên và Thuận Thiên.

Chương không nhớ anh có đặt ra quy định đó hay không, khả năng Duệ và Uyển Như đã định như vậy.

Chiều muộn quan binh kiểm tra đột xuất giấy đi đường cùng giấy tờ tuỳ thân của bọn Chương do nghi vấn thương nhân Sơn Tây tìm mua thảo dược lại tìm đến vùng chuyên gốm sứ. Quan Lam Giang trình bày mãi không được, phải đưa quan binh đến gặp ông chủ họ Quan. Chương giả trang già hơn vài tuổi, gắn thêm râu nên rất khó nhận ra. Anh giải thích cặn kẽ với toán quan binh, rằng đây là lần đầu anh đến Siêu Loại mua bán thảo dược nhưng thực tế anh muốn tìm hiểu xem có thể bán thuốc ở vùng này hay không. Vừa nói Chương vừa kín đáo dúi vào tay chỉ huy toán binh 20 đồng, toán binh hỏi thêm vài câu rồi lui.

Thiên Bình bực dọc:

- Khốn kiếp! Tự bao giờ có kiểu sách nhiễu như này? Dám nhận tiền ton lót của khách thương. Quân này thuộc quyền của ai?



Triệu Nhã Lâm luống cuống, đáp vội:

- Thuộc quyền Trung đoàn Thuận Thành của tướng Lê Quý Ly ạ.

Thiên Bình ngẩn người:

- Trung đoàn Thuận Thành là một trong những quân nòng cốt của Đại đoàn Thiên Đức, đãi ngộ không tệ, sao lại sách nhiễu? Hỏng, hỏng mất! Quân trấn vùng giáp ranh nhận tiền khách thương thế này, gian tế trà trộn, chưa kể tin tức dễ dàng lọt ra ngoài.

Ngoảnh nhìn Chương đang ngồi xoay nắp ấm trà, ánh mắt có vẻ suy tư. Thiên Bình định nói gì đó song lại thôi, nàng ngồi xuống ghế bên cạnh, cách Chương chỉ cái bàn nhỏ.

- Quân Thuận Thành mới chuyển từ bên Kiến Xương về đây chưa bao lâu. - Chương giải thích. - Từ lúc Yết Kiêu lên Sơn Tây, anh phải điều quân Thuận Thành về trấn vùng Siêu Loại thay cho Thánh Dực. Nhìn thẻ đeo thì họ là binh sĩ Tiểu đoàn Bình Ngô. Em đừng vội kết luận gì cả. Thương nhân xưa nay đến đâu cũng tìm bình yên, tránh rắc rối và biết điều với quan binh là lẽ tất nhiên. Binh sĩ không đòi mà thương nhân tự cho, mãi thành lệ mới đáng lo.

Thiên Bình nhíu mày, giọng bực dọc:

- Nhưng đây là Siêu Loại! Từ chỗ này về đến Vạn Xuân chỉ sáu, bảy mươi dặm đã vậy, thử hỏi Đằng Châu, Sơn Nam Hạ hay Sơn Tây sẽ như thế nào?

Chương ngả người ra ghế, liếc nhìn ánh nến đang cháy, nhón tay lấy mấy hạt hướng dương cắn. Triệu Nhã Lâm và Quan Lam Giang hơi cúi đầu đứng như tượng gỗ, tự nhiên hai cô nàng cảm thấy không khí có phần ngột ngạt.



- Anh chưa vội kết luận điều gì nhưng nếu hiện tượng đút lót dần trở thành lệ thì thông qua tổ chức đảng! - Chương ngoảnh nhìn Thiên Bình. - Chủ tịch Đảng Vạn Xuân phải quán triệt cấp dưới gương mẫu hơn. Muốn thay đổi thói quen, hành động thì trước hết cần thay đổi tư tưởng. Chuyện này tạm dừng ở đây, ta còn nhiều việc quan trọng hơn lúc này.

Thiên Bình không hài lòng, song cũng không nói thêm. Nàng nhớ lại sai sót của Lê Quý Ly lúc ở Đằng Châu khiến tướng sĩ thuộc quyền nhiều người t·ử t·rận. Vì lỗi đó, khi luận công ban thưởng, Lê Quý Ly lấy công bù tội mới không bị trách phạt.

Khách điếm có nhận đặt thức ăn theo yêu cầu của khách trọ hoặc cho mượn bếp tự phục vụ. Do thuộc sở hữu của Ty Thương nghiệp nên giá thuê phòng rất rẻ và không phân hạng phòng. Một số thương nhân nhỏ chọn Xuân Quan khách điếm làm nơi lưu trú dài hạn nên mấy phòng không có người ở nhưng tiền đã trả nguyên năm. Đối diện khách điếm “Nhà nước” có Xuân Quan thượng khách quán do thương nhân dựng lên, giá thuê phòng gấp đôi nhưng cũng chẳng thiếu khách trọ. Tửu quán đủ thành phần người tấp nập người ra vào và thanh lâu sáng rực đèn ngay khi trời vừa tối. Chương chẳng lấy làm ngạc nhiên nhưng anh cảm thấy không thoải mái khi sở hữu các cơ sở kinh doanh vẫn là thương nhân gốc phương Bắc.

Chương và bọn Vi Thọ Kỳ chọn một bàn nơi góc khuất của Xuân Quan đại tửu quán ngồi nhâm nhi chén rượu nồng. Quán xá ồn ào, thảng hoặc có vài đệ tử lưu linh khật khưỡng dìu nhau, chân nam đá chân chiêu ra khỏi quán nghêu ngao hát vang.

Bệnh dịch cứ bệnh dịch, nghèo cứ nghèo, an ninh đang thắt chặt nhưng vẫn phải làm, phải ăn và giải sầu.

Chương hất hàm, gằn giọng nói với bọn Vi Thọ Kỳ:

- Vừa rời quán là binh sĩ Tiểu đoàn Thổ Hà thuộc quân Thuận Thành, họ không phải trả tiền ăn uống. Xem chừng chủ quán hậu đãi quân Thiên Đức nhỉ? Ta nhớ không lầm thì ba quân không được uống rượu trong lúc trực gác. Họ không phải trực gác, lại vận quân phục vào quán ngồi cà kê, thật không ra thể thống gì. Quân phong quân kỷ ở đâu? Hoàng hậu vừa cật vấn ta vài chuyện, thật mất mặt đàn ông.

Bọn Vi Thọ Kỳ liếc nhìn nhau vâng dạ, chén rượu thơm nồng trôi qua cổ họng bỗng đắng ngắt.

- Quan gia! - Vi Thọ Kỳ nói. - Một vài cá nhân không thể phản ánh tập thể. Xin Quan gia bớt giận.



Chương cười buồn:

- Ta không giận. Những chuyến đi như thế này giúp ta có thêm cái nhìn về những thứ do chính ta lập ra. Nhờ thấy những việc này khiến ta nhớ ra một chuyện.

Vi Thọ Kỳ liền hỏi, Chương chậm rãi nói với cả bọn:

- Quân chính quy Thiên Đức nhận được sự nể trọng của quân địa phương, thương nhân, bách tính là điều dễ hiểu. Tuy nhiên… nếu không có biện pháp kiểm soát sẽ dẫn đến nạn kiêu binh mà kiêu binh tất loạn. Nhất thiết phải có lực lượng Quân cảnh giá·m s·át các hoạt động ngoài doanh trại của binh sĩ Thiên Đức.

Bọn Vi Thọ Kỳ không hiểu Quân cảnh là gì nên Chương dành ít thời gian nói sơ lược cho cả bọn cùng nghe. Chương chưa từng là quân nhân, không thể hiểu hết tổ chức trong q·uân đ·ội nhưng có vấn đề khắc có giải pháp và Lực lượng Quân cảnh hay Cảnh sát Quân đội cần thiết phải ra đời. Quân Thiên Đức giữ trật tự trên địa bàn, có quyền hành trong tay, chính quyền dân sự phải dựa vào q·uân đ·ội, vậy ai sẽ kiểm soát ba quân, kể cả chỉ huy đây?

Vi Thọ Kỳ đưa ra nhận xét:

- So với Vọng Nguyệt lâu, nơi này tạp nham và… thuộc hạ cảm thấy không được yên bình cho lắm.

Chương không lấy làm lạ, bến sông nằm ở Xích Giang, giao thương huyết mạch nên xô bồ là điều tất nhiên. Những nơi như thế này thật vô cùng lí tưởng cho gian tế các nơi trà trộn nắm bắt tình hình. Chương dừng nghỉ ở nơi này chính vì lí do đó. Đành rằng quân tế tác Thiên Đức cũng như tình báo bên Phạm Bỉnh Di cài cắm ở những nơi này không ít, song họ làm nhiệm vụ theo bổn phận, chẳng thể quản hết được. Mấy năm trước khi vùng kiểm soát còn hẹp, Phạm Bỉnh Di làm rất tốt công tác an ninh. Nay phạm vi kiểm soát rộng lớn gấp mấy lần mà nhân lực đào tạo nhất thời chưa theo kịp, cũng không thể quy trách nhiệm cho Phạm Bỉnh Di và Trần Minh Dũng mà cần hoàn thiện hơn cơ chế giá·m s·át lẫn nhau.

Ngoài trời mưa lâm râm, ngồi trong Xuân Quan đại tửu lầu, Chương thấy ba người, một nữ hai nam, dắt theo năm ngựa thồ từ hướng làng Bạch Thổ vào thuê 2 phòng ở tầng dưới Xuân Quan khách điếm. Nhận phòng xong xuôi, cả ba người bọn họ chạy sang đường vào tửu lầu gọi món. Bàn của bọn họ không xa nơi Chương ngồi, anh lại có thói quen ngồi quay lưng vào tường mắt nhìn ra đường nên có quan sát và nghe bập bõm câu chuyện của ba người đó.

Người phụ nữ buôn vải, huyện Siêu Loại có nhiều làng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Vải dệt ở Siêu Loại có giá bình dân, phù hợp tầng lớp lao động. Chương cảm thấy có điều gì đó thoảng qua trong đầu nhưng chưa định nghĩa được. Hai người đàn ông kia hành nghề lái lợn, nghe giọng Chương đoán họ người Sơn Tây. Hai người lái lợn đã đặt cọc một số tiền lớn để mua lợn từ trang trại lợn Siêu Loại. Họ đến bến đò Xuân Quan tìm thuê thuyền, chờ lợn từ trang trại giao đến tận nơi. Bộ Nông nghiệp Thiên Đức có nhiều trang trại nuôi lợn, bò, dê, gà… giao hàng tận bến đò là một trong những quy định do Chương và Lâm Uyển Như đặt ra từ hồi còn ở huyện Thiên Đức. Các thương nhân rất thích điều này, bởi như vậy họ sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá. Chưa kể hàng do cơ quan chính quyền vận chuyển được q·uân đ·ội áp tải.

Ba người bọn họ vô tình gặp nhau trên đường, cô gái một thân một mình, ăn nói đon đả, gương mặt có phần ưa nhìn nên hai anh lái lợn sẵn lòng cùng đánh bạn. Nghe họ tán chuyện rất xôm và uống cũng không ít. Lúc bọn Chương qua đường về khách điếm nghỉ ngơi, ba người bọn họ cũng đứng dậy trả tiền. Chương trông thấy người phụ nữ cùng một người đàn ông dìu nhau đẩy cửa vào chung một phòng, người còn lại có vẻ say khướt nằm luôn ngoài cửa khiến bọn Vi Thọ Kỳ lắc đầu ngán ngẩm, khiêng anh ta vào phòng rồi khép cửa hộ.

Sáng hôm sau, bọn Chương trả phòng, sang đại tửu lầu gọi cơm. Chương nhác trông thấy ba người tối qua dắt ngựa thồ về hướng cánh đồng ngô thay vì xuống bến nhưng anh không để tâm. Cơm nước xong, bọn Chương không xuống bến đò Xuân Quan mà băng qua cánh đồng có 73 gò đất sét trắng quay trở lại thuyền. Chương muốn sang huyện Kim Động ở ngay bên kia sông Văn Giang. Đặt chân đến huyện Kim Động, bọn Chương đặt cọc tiền thuê ngựa, nhắm hướng sông Nghĩa Trụ đi sâu vào huyện Kim Động, thị sát phủ Tế Giang.