Chương 526: Tam Đái thất thủ
Trời như hiểu lòng người, mây đen kéo đến kèm gió lớn và trời đổ mưa nặng hạt liên tục trong hai ngày. Khắp thung lũng xuất hiện những vũng nước lớn bằng cái ao, nước ngập lênh láng khắp các cánh đồng lúa. Nếu nước không rút mau, lúa và hoa màu ngập úng sẽ dẫn đến thiếu lương.
Dân trong phủ Tam Đái đang chạy nạn, nào còn tâm trí quan tâm đến ruộng lúa nương dâu đặt ra cho Chương vấn đề mới.
Trước đó Chương huy động già trẻ gái trai sinh sống trên gò Đồng Dậu, quanh gò Đồng Dậu và tất cả tù binh bắt được vào việc chôn cất người xấu số dưới những cơn mưa. Mưa lớn xong sẽ có nắng, nếu không mau chôn cất mấy nghìn người nằm rải rác khắp thung lũng và trên gò Đồng Dậu, khả năng l·ây l·an d·ịch b·ệnh rất cao. Hàng trăm hố chôn tập thể đã hoàn thành trong cơn mưa, vùi lấp xong cũng chưa thể thắp được nén hương.
Binh sĩ Thiên Đức chia thành các trung đội ra sức khơi dòng, giảm thiểu thiệt hại hoa màu quanh khu vực đóng quân tạm. Thực tế nhiệm vụ này mang tính chính trị nhiều hơn là thực tiễn.
Tàn binh Tam Đái bỏ chạy khỏi gò Đồng Dậu tụ tập lại với nhau thành các toán nhỏ vài chục đến hàng trăm người, tận dụng thông thuộc địa hình, liên tục t·ấn c·ông quấy phá quân Thiên Đức vào ban đêm. Trước tình hình này Chương ban bố lệnh Thiết quân luật, sử dụng toàn bộ Sư đoàn Sơn Tây bình định phủ Tam Đái. Sư đoàn Sơn Tây chia thành các đại đội bám trụ từng làng bản, tịch thu sổ bộ, kiểm đếm nhân khẩu hòng cắt nguồn cung lương thực và vận động dân làng kêu gọi con em trở về.
Sư đoàn Sơn Tây chưa có kinh nghiệm với những việc này nên làm rất chặt, bắt bớ nhiều. Phải đến khi các tiểu đoàn nữ như Thiên Kim, Mai Lan, Đường Vỹ từ Thiên Đức đến hỗ trợ, tình hình mới có thay đổi đáng kể. Những nữ nhân như Phạm Thị Huệ, Phạm Thu Vân có kinh nghiệm an dân, tập trung vào việc kiểm soát các làng mạc, thôn bản bằng những cách thức mềm dẻo hơn, tránh các xung đột không đáng có. Khi ấy, các đơn vị thuộc Sư đoàn Sơn Tây bèn rút khỏi các làng chuyển sang mật phục trong rừng, trên núi hoặc gò đống, cốt không cho tàn quân bổ sung nguồn lương thực, đói tự khắc mò ra và b·ị b·ắt rất nhiều.
Phạm Thu Cúc b·ị t·hương trong cuộc t·ấn c·ông gò Đồng Dậu nhưng vẫn xin ở lại thực hiện nhiệm vụ cùng với các tiểu đoàn nữ khiến Chương cảm động. Lại nghe tả hữu nói Linh Thông Thuận có tình ý với Cúc, Chương nhắc mọi người tạo điều kiện vì Phạm Thu Cúc cũng chưa có ý trung nhân.
Trước đó Linh Thông Thuận được giao nhiệm vụ bình định vùng bên kia sông Phan. Cấp trên rỉ tai, Linh Thông Thuận qua lại sông Phan như con thoi, lấy cớ trực tiếp báo cáo quân tình nhưng lần nào cũng xách theo lúc thì mấy con cá, khi thì dăm ba quả dưa gang muối, hoa quả, thậm chí tự tay hầm cả thuốc bắc gửi cho Cúc. Thu Cúc nhận hết nhưng không tỏ ý thuận hay chối từ.
Vây hãm thành Tam Đái hơn nửa tháng, tình hình trong phủ tạm yên ổn, Chương mới triển khai cách cũ, cho dân tự do đến trước thành gọi con em trở về, không truy cứu chuyện cũ.
Cách này, dẫu cũ, vẫn ít nhiều có hiệu quả!
Phan Văn Hầu từng nghe Vũ Ninh vương thuật lại những chuyện từng xảy ra ở thành Bát Vạn, không lặp lại sai lầm, Phan Văn Hầu không cho cung thủ và Cự thạch pháo bắn ra. Thay vào đó, Hầu lệnh quân trên mặt thành khua chiêng trống át tiếng gọi con ngoài thành. Đồng thời, Hầu điều động những quân sĩ có gia quyến bên ngoài thành lui hẳn về phía sau đốn cây.
Thành Tam Đái ở trên cao, ba bề rừng núi. Quân Tam Đái chặt rất nhiều cây để thủ thành, một khi quân Thiên Đức tràn lên, binh sĩ trên mặt thành sẽ lăn những khúc cây xuống.
Chương biết được trong thành Tam Đái, chu vi chừng 4 mẫu, có khoảng bảy nghìn quân dân trung thành với Quảng Trí quân. Cách t·ấn c·ông ít t·hương v·ong nhất, như nhiều người tính đến, là dùng hoả công, Chương không đồng ý. Đã có quá nhiều người bỏ mạng trong cuộc chiến này, hoả thiêu vài nghìn người không phải chuyện Chương muốn. Anh chọn cách vây lỏng thành Tam Đái, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế lương thảo dù biết lương thực trong thành đủ dùng từ 3 đến 6 tháng.
Bởi thế quân vây thành cứ vây thành, quân bình định cứ bình định.
Gần một tháng hãm thành, Chương bắt đầu cưỡng chế dân trong phủ Tam Đái làm thuỷ lợi, nắn dòng kênh mương, đắp đất, đốn cây, đập đá làm đường như thể đã kiểm soát toàn bộ đất Tam Đái vậy.
Trịnh Tú rút Trung đoàn Sơn cước số 1 khỏi cuộc vây hãm, tiến lên vùng rừng núi phía Bắc Tam Đái kiểm soát khu vực này. Lực lượng tượng binh của Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu trở về vị trí đóng quân ở Tây Bắc đất Tam Đái tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện, chiêu tập binh mã người thượng nhằm xây dựng lực lượng tượng binh hùng hậu.
Hơn một tháng trôi qua, quân thủ thành và quân t·ấn c·ông án binh bất động. Chương bận rộn xử lý các loại báo cáo và ban hành các mệnh lệnh tạm thời, thành quả anh nhận được là tình hình trật tự vùng Tam Đái cơ bản ổn định. Và như vậy, Chương quyết định nhổ cái gai cuối cùng một cách triệt để.
Quân Thiên Đức đắp một ụ đất cao chừng 2 trượng, đặt hơn ba chục khẩu thần công bắn ngược lên cao, mục tiêu là cổng chính thành Tam Đái. Sau gần nửa canh giờ, cổng thành lỗ chỗ như tổ ong, kết quả thu lại không được là bao do tường thành kiên cố. Cửa chính thành Tam Đái vỡ nhưng quân thủ thành xếp rất nhiều đá bên trong, khó qua lối đó.
Phan Văn Hầu dùng Cự thạch pháo bắn cầm chừng, cốt đe bộ binh Thiên Đức tiến lên sườn núi. Chương điều một vài toán quân nhỏ luồn lách sau những tán cây, tảng đá tiến lên thăm dò song đành phải lui xuống. Phan Văn Hầu chuẩn bị được khá nhiều xe bò cỡ nhỏ chất rơm rạ, củi khô phóng hoả đẩy xuống.
Chương gọi Lan Ngư phủ, Cao Lịch đến gặp. Sau cuộc họp bàn, thần công Thiên Đức đổi cách đánh. Mục tiêu ngắm bắn là quân sĩ trên mặt thành, đây thực là một thử thách mà Chương dành cho lực lượng pháo binh. Cao Lịch, Lan Ngư phủ nhân cơ hội này huấn luyện binh sĩ tác chiến ở nơi địa hình t·ấn c·ông không thuận lợi.
Chương gọi Phạm Bạch Hổ đến cùng một tiểu đoàn pháo binh tinh nhuệ trực truộc Lữ đoàn Thần Sấm. Hổ đem theo đạn dược và một số mẫu v·ũ k·hí mới vừa được nâng cấp, cải tiến bởi Phòng Nghiên cứu - Chế tạo v·ũ k·hí Vạn Xuân.
Loại nỏ Liên châu phóng liên thanh, tầm bắn hiệu quả trong khoảng 20 trượng được trang bị đại trà trong quân bấy lâu, nay được cải tiến thành nỏ Tam tiễn cầm tay bắn 3 mũi tiễn đồng một lượt, tầm bắn hiệu quả trong khoảng 50 trượng (khoảng 180m). Thân nỏ Tam tiễn bằng gỗ, một số chi tiết cơ khí đơn giản như ngàm, nẫy và có 2 lò xo. 100 nỏ Tam tiễn thử nghiệm trang bị cho bộ binh.
Phạm Bạch Hổ cũng đem đến một mẫu nỏ máy phóng tiễn cỡ lớn, tiễn bay cầu vồng, dùng công thành hoặc trang bị trên chiến thuyền. Tầm bắn xa của nỏ máy khoảng 120 trượng.
Điều khiến Phạm Bạch Hổ tâm đắc nhất có lẽ là khẩu sơn pháo cỡ nòng 75mm, nặng gần 300 cân do 2 ngựa kéo, nạp đầu nòng, có khoá nòng đằng đuôi để lau chùi. Cải tiến quan trọng của khẩu sơn pháo 75mm nằm ở rãnh trượt kết hợp cơ cấu lò xo, giúp mỗi lần khai hoả, nòng pháo giật mạnh về phía sau rồi trở lại vị trí ban đầu. Sơn pháo 75mm bắn đạn đặc hoặc đạn nổ đều hình tròn. Đạn nổ là công trình nghiên cứu tương đối kì công của Chương và nhân sự thuộc quyền. Đạn nổ hình tròn, vỏ bằng thép mỏng, bên trong chứa một quả đạn nhỏ hơn nhồi thuốc nổ, bi sắt, dẫn nổ bằng dây cháy chậm.
Chương vẫn ấp ủ thiết kế đạn nhọn nhưng hiện tại anh chưa thể làm được, chủ yếu nằm ở vấn đề cải tiến thuốc nổ và vỏ đạn cũng như các loại nòng súng, pháo, thần công có khương tuyến.
Cùng đi với Phạm Bạch Hổ có vài nhân viên thuộc Phòng Nghiên cứu, nhiệm vụ của họ là ghi chép những gì đã thấy cũng như ghi nhận góp ý của quân sĩ trực tiếp sử dụng.
Qua thực tiễn, nỏ máy chỉ phù hợp trang bị cho chiến thuyền, ít phát huy hiệu quả khi công thành. Tuy nhiên, nếu trang bị nỏ máy thủ thành hoặc dùng cho bộ binh chống lại kị binh của đối phương thì tác dụng cũng không tệ.
Đối với sơn pháo 75mm, tầm bắn 2 dặm, tầm bắn hiệu quả khoảng hơn một dặm, độ chính xác cải thiện rõ rệt. Chương đã cho bắn thử hàng trăm quả đạn về phía thành Tam Đái.
Tất cả các khẩu thần công có mặt trên chiến trường đồng loạt khai hoả, báo hiệu cuộc t·ấn c·ông thành Tam Đái chính thức bắt đầu. Sư đoàn Sơn Tây và các tiểu đoàn bộ binh tinh nhuệ đồng loạt t·ấn c·ông từ ba hướng: Nam, Đông và Tây. Hàng trăm khẩu pháo trong thành trút đá xuống sườn núi trước khi những thân cây được lăn từ tường thành cản bước quân t·ấn c·ông.
Gần một canh giờ sau, quân Thiên Đức áp sát được ba mặt tường thành, chịu một số t·hương v·ong. Tiễn trong thành bắn ra, kế đến là dầu mỡ sôi, đá… dân trong thành Tam Đái hỗ trợ quân thủ thành, họ xác định một khi quân Thiên Đức tràn vào ai cũng phải c·hết cả.
Đại bác cầm tay, lựu đạn khói, lựu đạn tre, lựu đạn vỏ kim loại… tất cả những hoả khí mạnh đều được bộ binh Thiên Đức sử dụng. Hàng trăm thang mây giúp quân t·ấn c·ông lên được mặt thành, các binh sĩ dán lưng trên mặt luỹ, tung quả nổ xuống, chờ cho đồng đội trèo lên được tương đối đông mới bắt đầu t·ấn c·ông vào thành.
Cửa Nam bị vỡ, quân Thiên Đức tràn vào thành mỗi lúc một đông. Một trận hỗn chiến diễn ra tại mặt thành phía Nam, Cự thạch pháo của quân Tam Đái không thể bắn lẫn vào đám đông, chỉ còn cách bắn vọt ra ngoài tường thành hòng ngăn cản quân Thiên Đức đang xông lên mà thôi.
Cửa Nam thông, Phạm Bạch Hổ sai quân khiêng thần công qua cửa này bắn phá dọn đường cho bộ binh theo sau nhập thành. Hai cửa thành ở mặt Tây và Đông bị quân Thiên Đức chiếm được, ba mũi t·ấn c·ông tạo thành hình vòng cung dồn ép quân Tam Đái về phía Bắc. Lúc này đã gần buổi trưa, hơn sáu nghìn quân Thiên vào được thành và cuộc chiến của đao kiếm, súng ống mới thực sự bắt đầu.
Hàng nghìn binh sĩ và bách tính trong thành Tam Đái quyết chống cự đến cùng đều bỏ mạng. Chiến địa đặc khói súng, mùi máu tanh nồng quện với những tiếng kêu khóc. Thành Tam Đái ngập chìm trong cảnh t·ang t·hương máu chảy đầu rơi. Phan Văn Hầu bị dồn vào đường cùng, quyết không chịu rơi vào tay quân Thiên Đức bèn rút gươm t·ự v·ẫn hòng bảo toàn khí chất của một võ tướng. Hai trong số ba người vợ của Phan Văn Hầu uống thuốc độc quyên sinh theo chồng. Người vợ còn lại đang mang thai, bị quân Thiên Đức bắt được.
Ba bà vợ của Quảng Trí quân cùng buộc dây thừng trên xà nhà tự kết thúc sinh mệnh của bản thân ngay khi quân Thiên Đức xông vào phủ đệ. Một bà khác ôm con nhảy xuống ao, quân sĩ Thiên Đức kịp thời cứu sống.
Không có cuộc tàn sát nào xảy ra sau đó trong thành Tam Đái. Binh sĩ vứt khí giới xin hàng khi hay tin Sứ tướng đã mất, cờ soái bị kéo xuống và tiếng trống nổi khắp nơi.
Lúc Chương vào phủ đệ, Quảng Trí quân và Vũ Ninh vương b·ị b·ắt cùng tất cả gia quyến đang quỳ giữa sân. Chương nhìn một lượt, nói ngắn gọn với tả hữu:
- Tạm thời giữ họ ở trong phủ, bảo đảm an toàn cho họ, ta liệu sau.
Rồi anh tản bộ một vòng quanh phủ đệ của Quảng Trí quân trước khi đến tư gia Phan Sứ tướng ở gần đó.