Chương 522: Tá túc ven sông
Trời ngả về chiều, Chương đã ngồi đó hơn hai canh giờ, lúc viết, khi đăm chiêu, miệng lẩm bẩm một mình, thảng hoặc lại nhếch miệng cười đắc ý, gật gù cười một mình khiến Triệu Nhã Lâm đứng hầu kế bên cũng chẳng hiểu ra làm sao.
Chiều muộn, Chương triệu Lê Phụng Hiểu đến, bảo Phụng Hiểu truyền mật lệnh cho quân hầu trở về bản trại ở huyện Tích Lịch. Lê Phụng Hiểu phải ở lại trong thành. Kế đó, Chương lệnh Vi Thọ Kỳ và Triệu Nhã Lâm bố trí 5 đoàn, mỗi đoàn khoảng hơn hai chục người cả Thân Vệ lẫn thị vệ cải trang lập tức rời thành trước lúc cổng thành đóng lại. 5 đoàn sẽ ra khỏi thành gần như cùng lúc theo lối cửa Bắc, cửa Đông và cửa Nam. Hai đoàn nhắm hướng huyện Sơn Lăng, đến Đông Chinh vương phủ thì nghỉ lại ở đó. Một đoàn ra khỏi cửa Nam thì đi dọc theo Xích Giang, khi nào đến ngã ba sông Hát thì quay trở về thành, trong quá trình di chuyển không được vội vã. Hai đoàn còn lại, một đoàn sẽ đến thị trấn Mã Tế, huyện Tích Lịch trước khi trời sáng và nghỉ lại đó hai hôm rồi quay về. Đoàn cuối cùng vượt sông Chu, đến làng Sài thuộc huyện Hát, ở lại đó hai hôm trước khi trở về thành. Mỗi đoàn rời thành sẽ chọn một Thân Vệ quân có dáng người tương tự Vạn Thắng vương làm trưởng đoàn. Mỗi đoàn ra khỏi cổng thành đều phải khai báo mục đích chuyến đi, nơi đến và thời gian dự kiến trở lại thành để được cấp giấy.
Lê Phụng Hiểu được giao nhiệm vụ giá·m s·át chặt chẽ mọi di biến động của quân sĩ trấn cổng thành. Phải nắm rõ họ đi đâu, gặp ai, nghỉ ở đâu sau khi hết ca trực gác và phải rỉ tai một số người mat Chương nhắm đến rằng Vạn Thắng vương lại giả trang rời thành.
Đầu canh Một, Chương mới thực sự rời thành theo lối cửa Bắc cùng một toán binh mã do Phùng Thanh Hòa chỉ huy. Phùng Thanh Hòa dẫn binh thẳng về hướng Bắc, được vài dặm thì giao quyền cho người phó, Hòa dẫn Chương tách đoàn cưỡi ngựa trực chỉ hướng Đông Nam ra roi, đích đến là xã Phú Câu. Đoàn tháp tùng Chương có Vi Thọ Kỳ, Đinh Điền, Nguyễn Địa Lô, Quan Võ và Triệu Nhã Lâm, tổng cộng 7 người kể cả Chương. Lam Khuê không đi cùng vì nàng đang ở huyện Sơn Lăng cùng với Uyển Như.
Chương nhân cơ hội này sắp đặt một liên hoàn kế với mục đích khiến gian tế trong thành Sơn Tay lộ diện.
Xã Phú Câu gồm bảy ngôi làng lớn nhỏ, trong đó làng Phú Câu nằm ven sông Câu, một chi lưu nhỏ của sông Tích Lịch là làng lớn nhất với khoảng hai nghìn nhân khẩu. Sông Câu dài hơn hai chục dặm, uốn lượn quanh bãi sắn nương dâu và nhiều ngôi làng nhỏ khác trong huyện Tích Lịch.
Lần này, để che giấu thân phận kín đáo hơn, Chương không làm thương nhân mà chỉ định Phùng Thanh Hòa sắm vai người tìm mua ngựa vì Hòa rất thích ngựa. Chương lấy tên Lâm, Nhã Lâm lấy tên Nhã, anh và những người còn lại đóng vai thuộc hạ của Đoàn thiếu gia tức Phùng Thanh Hòa. Bọn Chương mất một ngày lảng vảng khắp xã Phú Câu, cố ý đánh tiếng đến mua ngựa bán cho quân kị Sơn Tây. Đến chiều, bọn Chương bị một toán quân Thiết kị Vũ Ninh chặn đường xét hỏi giấy tờ. Giấy tờ của bảy người đầy đủ, kèm theo giấy phép đi lại trong ba huyện Tích Lịch, Sơn Lăng và Sơn Tây. Quân Thiết kị Vũ Ninh kiểm tra kĩ càng không thấy có vấn đề gì liền cho bọn Chương đi kèm theo lời dặn nên tìm chỗ nghỉ qua đêm trong xã, không nên hạ trại nghỉ ngoài cánh đồng vì trong vùng đang có giặc c·ướp.
Chương đưa ra hai chục đồng lót tay cảm tạ binh sĩ nhưng họ không nhận, nếu họ nhận thì Lê Phụng Hiểu phiền to.
Theo kế hoạch, bọn Chương xin tá túc ở một ngôi nhà đơn sơ gần bến Phú Câu. Chủ nhà là ông lão ngư phủ tên Lưu Càn tuổi ngoài lục tuần sống cùng con dâu và hai đứa cháu nội, một trai một gái. Con trai ông Lưu Càn hai mươi ba tuổi, đang là binh sĩ huyện Tích Lịch.
Ông cụ không nhận tiền, vui vẻ cho bọn Chương tá túc và nhiệt tình mời cơm. Chương thấy con dâu ông cụ nấu cơm trộn ngô, thức ăn có rau với cá dưới sông nên ra hiệu cho Nhã Lâm lấy lương thực trong tay nải ra góp một cân thịt lợn mua lúc trưa, năm cân gạo trắng, ít lạc rang muối, ruốc thịt lợn. Nhã Lâm phụ giúp con dâu ông Lưu Càn chuẩn bị bữa tối. Trong khi đó, ông cụ mời bọn Chương cùng nhâm nhi trà chiều, h·út t·huốc lào, kể chuyện trong làng ngoài xã.
Cơm dọn ra, ông lão và Phùng Thanh Hòa ngồi ăn trên chõng tre còn Chương và mọi người kê bàn ngồi phệt dưới đất ăn ngon lành. Vừa ăn Chương vừa hỏi chuyện con dâu ông lão, chị ta rất ít nói.
Nhã Lâm ngồi bên cạnh cứ chăm chăm gắp thức ăn cho Chương, chẳng ai để ý vì Phùng Thanh Hòa nói Nhã Lâm là chị họ, Chương là anh rể họ. Tuy mọi người đều tỏ ra tự nhiên nhưng nếu ai tinh ý khắc sẽ thấy Chương luôn miệng nhắc mọi người ăn cho nhanh.
Ngồi chung mâm với Chương hay ngồi cao hơn anh thực sự là một áp lực đối với mọi người, ngoại trừ Nhã Lâm. Sau bữa cơm, con dâu ông cụ đem bát đũa xuống sông rửa, Nhã Lâm phụ giúp, tranh thủ nói với người phụ nữ nên rửa bát đũa bằng nước đun sôi tránh bệnh tật cho bọn trẻ con.
Nhà ông cụ dường như chẳng mấy khi có khách, bởi vậy, Chương bảo Đinh Điền và Quan Võ vào làng Phú Câu mua lấy mấy con gà, bắt một con lợn đem về làm thịt hai con gà, số gà lợn còn lại lấy cớ để dành nhưng thực chất là cho gia đình ông cụ.
Ánh trăng chênh chếch trên đầu ngọn tre, bầu trời quang đãng, đầy sao, có gà, có rượu, có lạc rang… mấy người đàn ông ngồi quây quần bên ngọn đèn dầu nói cười rôm rả, gió từ mặt sông thổi lên mát rượi và âm thanh rả rích của đám côn trùng khi tiết trời vào thu, tất cả quện lại tạo thành bầu không khí vui vẻ, êm đềm.
Nhã Lâm ngồi với con dâu ông cụ bên bờ sông, hai đứa trẻ chạy chơi phía sau nói cười chí choé. Nhã Lâm khơi gợi nhiều chuyện, thi thoảng lại đá sang những câu chuyện nơi bến sông. Cô thổ lộ bản thân ao ước sẽ sớm hạ sinh quý tử cho chồng nhưng cũng bày tỏ rằng nếu sinh con, cô sẽ không còn được ngao du sơn thuỷ nữa. Con dâu ông cụ rất thích nghe bởi hơn hai mươi năm trời, hiểu biết của cô chỉ gói gọn trong xã Phú Câu mà thôi.
Có tiếng mái chèo khua nước từ xa vọng đến, Nhã Lâm hướng sự chú ý về phía đó. Ánh trăng dát vàng trên mặt sông tĩnh lặng, bóng dáng người trạo phu trên hai con thuyền không lớn không nhỏ chậm rãi di chuyển giữa dòng.
Hai con thuyền vào bến, trạo phu cầm đuốc giơ cao đánh tiếng hỏi vọng lên, người con dâu đứng dậy đáp rằng hôm nay không có cá để bán. Trạo phu không nói gì thêm, tưởng rằng họ sẽ rời đi nào ngờ hàng chục bóng đen từ trong lòng thuyền bật dậy chạy ào lên. Bọn họ nhắm đến bảy con ngựa đang nhởn nhơ gặm cỏ khô mà bọn Chương đang buộc bên ngoài bờ rào.
Nhã Lâm thấy có biến liền kéo con dâu ông Càn và hai đứa bé chạy vào trong sân nhà cách chỗ đang ngồi chừng hai mươi trượng.
Hàng chục ngọn đuốc sáng rực, đao kiếm sáng loáng khiến những con chiến mã hí vang trời.
Biết gặp c·ướp, ông cụ giật mình kinh sợ đứng bật dậy bảo mọi người mau chạy vào trong làng nhưng Phùng Thanh Hòa trấn an, bảo ông cụ cứ bình tĩnh xem sự thể thế nào. Nhã Lâm báo với Chương, toán c·ướp có khoảng hơn chục người. Chương gật, cùng mọi người điềm nhiên gắp thịt gà ăn chẳng chút vội vã.
Toán c·ướp bắt được ngựa, đạp rào xông vào vườn hoa màu đứng trước khoảng sân đất trước mái nhà tranh. Chương đếm thấy có mười một t·ên c·ướp, kẻ nào cũng dùng khăn vải đen che mặt, mình trần đóng khố, tay lăm lăm đao kiếm.
Một kẻ nhắm chừng đầu đảng vung đao chỉ vào bọn Chương thét lớn:
- Chúng bay mau giao nộp vàng bạc ra đây, ta sẽ tha mạng cho.
Phùng Thanh Hòa mặt đỏ như gà chọi, khật khưỡng đứng dậy bước lên trước, cúi đầu chắp hai tay và nói:
- Các hạ có gì từ từ nói, chớ động thủ. Bọn tại hạ chỉ là kẻ qua đường xin tá túc một đêm. Các hạ đã lấy ngựa rồi, xin tha cho bọn tại hạ một mạng.
Gã đầu đảng sấn đến túm cổ áo, dí đao lên cổ Phùng Thanh Hòa gằn giọng:
- Chúng bay đi mua ngựa sao thiếu bạc? Mau giao nộp, ông sẽ tha mạng, nhanh lên!
Chương đứng phía sau mọi người nghiêng đầu nhìn, anh nói với Nhã Lâm:
- Kẻ đó trông quen quen, đó chẳng phải gã hành nghề mổ lợn ư chúng ta gặp lúc trưa à?
Khoảng tối ngoài bờ rào có kẻ nói vọng vào:
- Vớ bở rồi đi thôi, trong đám ngựa có một con Á lôi, một con Nê Thông (ngựa có lông hai màu trắng và đen) đúng như dự liệu.
Gã đầu đảng mắng:
- Đồ ngu! Chúng nó có hai con ngựa quý tất có bạc vàng. Thằng này, muốn m·ất m·ạng hay mất bạc?
Phùng Thanh Hòa nhẹ giọng:
- Đại ca, có gì từ từ nói, tiểu đệ cần mạng.
Bất thần Phùng Thanh Hòa nghiêng đầu sang một bên đồng thời tung một cú thôi sơn vào cổ đối thủ khiến hắn bật ngửa ra sau loạng choạng mấy bước mới trụ vững.
- Thằng này có nghề, chém hết!
Đinh Điền, Quan Võ, Vi Thọ Kỳ đồng loạt xông lên, loáng một cái đám người b·ị đ·ánh ngã nằm rên rỉ dưới đất, khăn che mặt bị giật ra. Đinh Điền cầm đuốc dí sát mặt từng kẻ, mặt mũi máu me bê bết. Ông lão chủ nhà nhận ra một người trong đám c·ướp, ông nói:
- Đây là thằng cu Nên con ông cả Sứt ở làng Ngọc Thị đây mà!
Kẻ tên cu Nên lóp ngóp ngồi dậy chắp tay vái lấy vái để xin tha mạng nhưng Đinh Điền bảo:
- Các ông không thèm g·iết chúng bay cho bẩn tay, cứ theo phép mà trị.
Ông cụ Càn hớt hải chạy vào trong làng báo với trưởng làng, một chốc sau sân binh làng Phú Câu cầm theo đao kiếm, gậy gộc, đòn gánh chạy ra tới nơi. Quan Võ nói với dân binh:
- Bọn này khai rằng chúng đã c·ướp trâu và ngựa trong vùng nhiều lần, các anh áp giải chúng đi lãnh thưởng.
Ông trưởng làng hỏi giấy tờ và lí do bọn Chương có mặt, Quan Võ trình giấy, nói rõ mục đích đi mua ngựa nên dân binh không hỏi gì thêm. Họ hăm hở trói đám c·ướp áp giải thẳng đến quân doanh quân Thiết kị Vũ Ninh cách đó chưa đến hai mươi dặm, cả làng sẽ được thưởng.
Mái tranh đơn sơ bình yên trở lại, ông già Lưu Càn cũng đã hoàn hồn, thậm chí có phần phấn khích khi biết bọn Chương thân thủ đều tốt.
- Thời buổi loạn lạc, giặc c·ướp như rươi, các anh ngược xuôi buôn bán mà không có ngón nghề m·ất m·ạng như chơi. Nào, chén này lão kính các anh.
Chương cụng li xong thì đặt xuống, anh lấy bức hoạ vẽ Mã lão gia ra, thắc mắc:
- Kẻ này là ai mà ban nãy tuần binh làng Phú Câu cứ dí sát mặt bọn cháu đối chiếu thế ông nhỉ?
Ông lão dòm bức hoạ có nhiều nếp gấp, Chương đã nhanh tay tay chấm thêm nốt ruồi cho người trong tranh. Ông Càn tặc lưỡi:
- Mấy hôm trước quan quân đến làng hỏi, cũng hỏi cả lão. Người trong tranh này giống với Nguyễn Thân lắm, một năm lão gặp ông ấy mấy bận cơ mà.
Chương đưa bức vẽ cho ông lão, ông lão nghiêng bên ánh đèn dầu, nheo mắt nhìn và bảo:
- Đấy! Có cái nốt ruồi này thì giống, giống lắm!
Chương giả vờ hỏi:
- Người quen của ông à?
Ông Lưu Càn khẽ lắc đầu, đặt bức vẽ xuống chõng tre và nói:
- Lão nghèo rớt làm sao mà quen, ông Thân ấy chuyên mua bán trâu với bò, một năm dăm ba bận tạt qua làng này, xã này mua trâu hoặc bán trâu. Mỗi lần đến, thuyền bè của ông ấy neo dưới bến, gia nô theo hầu mua cá của lão nướng ăn nên lão nhớ mà. Có đợt cắm sào neo thuyền đến ba ngày, gia nô gom tiền nhờ lão vào làng mua gà vịt hộ cơ mà.
Chương làu bàu:
- Sao họ không tự vào mua mà lại cậy đến ông? Từ đây vào làng đâu có xa xôi gì, chỉ mấy bước chân.
- Lão không biết nữa, mà phận gia nô chủ bảo sao làm vậy chứ.
Chương bèn hỏi:
- Họ người vùng này hả ông?
- Lão nghe giọng thì có người thiên hạ nữa.
Chương bắt lấy câu nói, hỏi thêm:
- Ông Thân chắc người làng mình hay xã mình mới năng đến như thế chứ ông nhỉ?
Cạn chén với Đinh Điền xong, ông lão mới trả lời Chương:
- Không đâu, lão thổ địa ở đây, sống hơn nửa đời người nên lão nghe giọng là biết. Đây, cái cậu Võ này người trong vùng, còn như vợ của anh hẳn người phương Bắc phải không?
Chương cười tít mắt, anh hỏi:
- Ông tài thật đấy! Bao nhiêu người gặp chẳng ai đoán ra được. Thế ông nghe giọng của cháu ông đoán xem cháu người đâu nào?
- Cậu à? Cậu nói chuyện không dùng phương ngữ, nói năng bặt thiệp, nhất định biết chữ nghĩa. Cậu người kinh thành phải không?
Chương vỗ đùi thật mạnh, khen ông lão:
- Chẳng qua nổi mắt ông, ông tinh thật đấy. Thế cái ông Thân kia người đâu ông nhỉ?
Ông lão thủng thẳng đáp:
- Khẩu âm của ông ấy nghe qua như dân Sơn Tây nhưng nếu nghe kĩ thì không phải. Có lần lão nghe ông Thân đứng nói chuyện dưới bến, lúc lão đi ngang qua có nghe thổ ngữ nên đoán ông ấy người gốc bên Tam Đái.
Chương tròn xoe mắt ngạc nhiên:
- Ông biết thổ ngữ?
Ông lão xua tay:
- Nào có tính là biết. Lúc còn trai tráng lão phiêu dạt tứ xứ, có làm thuê bên vùng ấy mấy năm rồi dắt vợ về quê. Lão ở chỗ này ngót ba chục năm rồi đấy, vợ lão người bên Tam Đái.
Chương rót thêm rượu, gắp thêm miếng thịt gà cho ông lão Càn. Vi Thọ Kỳ và mấy người ngồi quanh thi thoảng hỏi thêm dăm ba câu gợi chuyện để ông cụ không ngờ, chốc chốc cả bọn lại cùng nâng chén.