Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 502: Kim Quan Cao thị




Chương 502: Kim Quan Cao thị

Sự việc hơn một nghìn tinh binh thuộc quyền Cao Quang Chương đầu hàng vô điều kiện cùng hơn một nghìn quân sĩ La thành b·ị b·ắt trong đại bản doanh của Trần Văn Lộng thật sự khiến Lý Mẫn bối rối. Lý Mẫn vin vào lời Lý Uy tấu lên, rằng cha con Cao Quang Chương tạo phản nên mới thảm hại như vậy. Tô Trung Từ không tin nhưng mọi chuyện hai năm rõ mười, thay vì nổi cơn thịnh nộ đành phải nuốt giận ngược vào trong. Theo lệnh của Sứ tướng, Lý Uy dẫn binh bắt hết nội tộc và gia đình Cao Quang Chương, ngay cả gia đình thông gia cũng liên luỵ. Hơn ba trăm già trẻ bị tống giam vào ngục thất chờ định tội. Bên cạnh đó, Lý Uy cũng thừa cơ bêu rếu nhà họ Cao đồng thời cho người tô vẽ bản thân đã hết mình phò tá Trừ quân.

Nha tướng trở giáo thực là đòn đau với Lý Mẫn, bản thân Lý Mẫn cũng chẳng hoàn toàn tin Cao Quang Chương trở cờ song vì bảo vệ quyền bính trong tay nên Lý Mẫn chẳng thể làm khác được.

Thất bại này cần phải có người đứng ra chịu trách nhiệm và chẳng ai tuyệt vời hơn cha con nhà họ Cao.

Lý Mẫn hỏi riêng ý kiến của Từ Quý Châu nhưng họ Từ chỉ nói chung chung, rằng thì là Hữu tướng Lý Uy nói sao chính là vậy. Từ Quý Châu từ lúc về La thành đều vẻ mang vẻ mặt ưu sầu vì Liêu Nhất Khổng đã bị quân Thiên Đức bằng cách nào đó bắt đi. Tô Trung Từ không tin Liêu Nhất Khổng bị quân Thiên Đức bắt bèn gọi Lý Uy đến hỏi cho ra lẽ. Lý Uy nói chắc như đinh đóng cột rằng quân Thiên Đức cử nhiều toán binh vượt sông quấy phá, t·ấn c·ông bọn Lý Uy, có thể Liêu Nhất Không vô tình b·ị b·ắt được. Dẫu trong lòng vẫn lấn cấn song Tô Trung Từ cũng chỉ biết thở dài và không hỏi thêm nữa.

Sứ từ Sơn Tây đến La thành xin gặp Lý Mẫn đưa ra điều kiện trao đổi người khiến Lý Mẫn khó có thể chối từ ấy là tướng sĩ La thành như Phạm Đông Nga hay Hoàng Hựu, một đổi một với nội tộc, gia quyến của Cao Quang Chương. Lý Mẫn đòi Vạn Thắng vương giao trả toàn bộ binh sĩ La thành ở hai trại đã b·ị b·ắt và đầu hàng. Sứ giả Nguyễn Gia Miêu nghe xong liền trả lời:

- Binh sĩ La thành nếu muốn tự nguyện ở lại Sơn Tây là do họ, còn như Sứ tướng muốn Vạn Thắng vương trao trả toàn bộ binh sĩ b·ị b·ắt e rằng hơi khó. Để Sứ tướng thấy Vạn Thắng vương rộng lòng, vãn bối đổi năm trăm tướng sĩ lấy hơn ba trăm già trẻ liên quan đến Cao tướng quân. Binh sĩ còn lại trong quân cứ 1 thạch gạo đổi 1 người, không thể khác được. Sứ tướng đưa quân sang c·hiếm đ·óng Sơn Tây gây thiệt hại rất nhiều cho bách tính và cả quân Thiên Đức.

Lý Mẫn nhếch miệng cười nhạt, nói kháy:

- Xem ra Vạn Thắng vương đánh giá rất cao cha con phản tặc. Bọn phản phúc vô ơn ấy có đáng gì mà Vạn Thắng vương lại phải làm như thế chứ.

Nguyễn Gia Miêu bình thản đáp lời:

- Vãn bối chỉ là người thừa hành chẳng thể biết nguyên do. Sứ tướng bớt đi vài người phản phúc nên lấy làm vui lòng mới phải chứ? La thành lương thảo nhiều, 1 thạch gạo lấy 1 binh sĩ thực sự là món hời, còn người còn của, cổ nhân vẫn dạy như vậy đó ạ.

Lý Mẫn báo với Tô Trung Từ, Tô Trung Từ nghe mà chẳng tin, không thể hiểu vì sao Vạn Thắng vương đòi đổi binh lấy gạo mà không phải bạc vàng hoặc đất đai. Ba nghìn binh mã không phải vơ một cái là có ngay được, thực sự là một món hời khó cưỡng nên thuận cho Lý Mẫn trao đổi. Lý Mẫn sai người đến dịch quán gặp Nguyễn Gia Miêu, đồng ý đổi gạo lấy binh, hẹn sau mười ngày sẽ tiến hành trao đổi.

Nguyễn Gia Miêu về Sơn Tây bẩm báo mọi chuyện, Chương giao việc đổi tù binh cho Phùng Hiền phụ trách kèm theo vài lời căn dặn. Phùng Hiền mời cha con Cao Quang Chương đến gặp, nói rõ mọi chuyện. Cha con họ Cao lấy làm mừng rỡ lắm.

- Đại Vương có dặn, Cao tướng quân nên có đôi lời với ba quân tướng sĩ La thành, quân bản bộ ai muốn theo tướng quân thì giữ họ lại làm binh Thiên Đức, ai muốn trở về thì xăm một chữ lên bả vai của họ là được.



Cao Quang Chương ngạc nhiên hỏi:

- Xin hỏi Sứ tướng là xăm chữ gì và… và tại sao phải làm như vậy?

Phùng Hiền đáp:

- Cao tướng quân đừng gọi vãn bối là Sứ tướng, vãn bối là người Thiên Đức mới như Cao tướng quân mà thôi. Vãn bối hiện nay chỉ thống lĩnh một sư đoàn năm nghìn binh mã, chẳng còn nắm ba quân Sơn Tây nữa.

Phùng Hiền đưa một tờ giấy có chữ “高” cho Cao Quang Chương, nói thêm:

- Những quân sĩ ấy nhờ có Cao tướng quân mà toàn mạng trở về nên Đại Vương muốn bọn họ ghi nhớ điều ấy.

Cao Quang Chương ngẩn người một lúc lâu, gửi lời tạ ơn đến Vạn Thắng vương rồi lui. Cao Tòng Chinh lấy làm thắc mắc, Cao Quang Chương cười mà rằng:

- Dụng ý của Vạn Thắng vương thật khó mà đoán định. Binh sĩ trở về kinh sư mà trên mình xăm họ Cao nhà ta chẳng phải trêu ngươi Thái úy, Sứ tướng và những người khác hay sao? Nói trắng ra chẳng khác gì những quân sĩ bị xăm trên bả vai là quân nhà họ Cao, dẫu họ chẳng nghĩ vậy nhưng ngày sau ai khiển binh này sẽ có chút khó chịu.

- Chưa kể… - Cao Tòng Chinh ngập ngừng. - Nếu hai bên giao chiến, cha chỉ cần nói ai có hình xăm là quân của cha, làm vậy nào ai còn muốn đánh nữa. Trong quân cũng nghi kị hoặc… nói túm lại… con thấy chỉ với một chữ này thôi sẽ đem đến bao nhiêu hiểm hoạ khôn lường.

Cao Quang Chương bật cười gật đầu thừa nhận lời con trai nói có lý. Đoạn ông nói:

- Lê đại nhân nói phải đấy, Vạn Thắng vương không dùng mưu sĩ vì bản thân ngài ấy đã là mưu sĩ tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả. Chỉ với một chữ thôi mà để lại vấn đề lớn tướng cho Thái úy.

Cao Tòng Chinh lại thắc mắc:



- 1 thạch gạo đổi lấy 1 binh, con chưa hiểu chỗ này! Thiên Đức binh hùng tướng mạnh, lương hẳn không thiếu. Sơn Tây người đông cũng lắm lúa gạo, sao còn đòi gạo làm gì? Bạc vàng, tơ lụa hoặc đất đai… chẳng phải…

Cao Quang Chương cười lớn mãi không thôi. Cao Tòng Chinh đem thắc mắc ấy hỏi Lê Phụng Hiểu, Hiểu cười tủm tỉm, nheo mắt nhìn Tòng Chinh một hồi mới giảng giải:

- Biết người biết ta trăm trận trăm thắng! Cậu phải thuộc nằm lòng câu ấy. Cậu có biết Lâm gia phủ ở kinh thành không?

Cao Tòng Chinh gật đầu:

- Lâm đại thương nhân có ái nữ là Lâm Ái phi, chuyện này ở kinh thành ai ai cũng đã biết cả. Nhưng Lâm lão gia có liên quan gì ạ?

Lê Phụng Hiểu chậm rãi nói:

- Ông ấy đã cung cấp cho Đại Vương lý lịch, tính cách, thói quen… của các quan tướng kinh thành. Sau này đến lượt ta và Phó Đô Ngự sử Ngô Hy Doãn bổ sung thêm nên có thể nói Đại Vương nắm khá rõ chân dung của các quan tướng đất thần kinh. Kỳ này nếu không phải Cao tướng quân và cậu xuất chinh thì đối sách đã khác nhưng biết Cao tướng quân và cậu cầm binh thì Đại Vương lại muốn thu phục nên mới cù cưa như vậy.

Cao Tòng Chinh chăm chú ngồi nghe từng lời Lê Phụng Hiểu nói ra, càng nghe càng thấm.

- Đất đai rộng khó quản, lòng dân không theo sẽ thêm loạn. - Lê Phụng Hiểu ôn tồn nói. - Bạc vàng chẳng đem ra ăn được lúc thiếu lương. Lụa là gấm vóc cũng tốt nhưng so với cái ăn vẫn xếp sau một bậc. Lương thảo thu được trong quân dùng cho quân còn gạo lấy từ kinh thành sẽ dùng dự trữ lúc quân dân đói kém. Cậu tính thử xem, một thạch gạo nuôi được bao nhiêu binh một ngày?

Cao Tòng Chinh nhẩm tính trong giây lát:

- Dạ khoảng hai trăm ba mươi tinh binh ăn no trong một ngày ạ.

Lê Phụng Hiểu hỏi thêm:

- Vậy ba nghìn thạch gạo, giả sử đấy, thì được bao lâu?

Cao Tòng Chinh bối rối, nhẩm tính mãi chưa ra. Lê Phụng Hiểu cười mà rằng:



- Gần bảy mươi vạn quân ăn no trong một ngày, nếu trộn thêm ngũ cốc thì gấp đôi đấy. Chỉ cần cậu tĩnh tâm suy tính sẽ nhận ra mục đích thật sự. Một thạch gạo lấy một binh tính ra là rẻ mà binh ấy ngày sau có dùng được nữa hay không còn bỏ ngỏ. Thứ nữa sau vụ thu hoạch lương thực dồi dào, chừng ấy chẳng đáng là bao nhưng… gạo từ đâu ra? Từ bách tính nộp thuế! Gạo thiếu đè đầu bách tính ra mà thu, vô cùng dễ phải không nào?

Cao Tòng Chinh dần ngộ ra, đôi mắt sáng lên, vô thức mà vỗ tay nói:

- Như thế chả phải bách tính sẽ oán thán, đó là mầm mống nội loạn!

Lê Phụng Hiểu thừa nhận lời vừa rồi của Chinh có lý.

- Nhưng… nhưng ấy mới là dự liệu thôi chứ biết đâu có loạn hay không, dân có oán hay không.

- Bậc đế vương có tầm nhìn xa vạn dặm, cậu là võ tướng mới chỉ rèn sức, nhất định phải rèn thêm trí nữa mới văn võ song toàn. Có thể chỉ một bộ phận bách tính oán thán nhưng vậy là đủ, Vạn Thắng vương cần một lý do chính đáng dẹp bỏ Trữ quân đề bách tính hướng về ngài chứ dùng sức mạnh không thôi là chưa đủ mà ngày sau còn nhiều điều âu lo.

- Đại Vương chỉ trạc tuổi tôi mà sao có thể thâm sâu như vậy được chứ?

- Ngài ấy không phải người Vạn Xuân nên không thể so được.

- Đại Vương người… người phương Bắc ạ?

Lê Phụng Hiểu cười khổ:

- Sao cậu lại nghe đám văn sĩ đặt điều như thế được. Ngài là Thiên tử theo đúng nghĩa của từ mà xưa nay dân Vạn Xuân vẫn hay nhắc đến.

Thông tỏ như thể nhìn ra chân lý, Cao Tòng Chinh hăm hở đốc thúc binh sĩ thích chữ song ngữ cho nhau theo mẫu và không quên căn dặn bọn họ khi về La thành hãy tìm cách… xin về sương quân tránh phải đối đầu trực diện với quân Thiên Đức. Binh sĩ chỉ quan tâm đến việc trở về, thích một hai chữ nhỏ trên bả vai chẳng phải điều gì to tát nên người nọ làm cho người kia, một ngày đã xong hết lượt. Trong số tù binh ở hai trại, chỉ có hơn ba trăm người xin được theo cha con họ Cao, một phần ba trong số ấy, như Cao Tòng Chinh nói, tứ cố vô thân nên ở đâu cũng được cả. Do họ theo Cao Quang Chương mấy năm nên về kinh thành chẳng biết có được thu dụng hay không.

Sơn Tây quân đếm thạch gạo trả người, tổng cộng có 2.135 thạch gạo (tương đương 150 tấn gạo) được chuyên chở về thành Sơn Tây. Số gạo này giữ lại một phần trong thành, hai phần ba còn lại được chở về Thiên Đức tích trữ ở nhiều kho lương nhỏ nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Một ngôi làng mới do ba quân gấp rút dựng lên trên đất Kim Quan, gọi là Cao Gia thôn (thôn nhà họ Cao). Cao Gia thôn ban đầu có ba dòng họ là Cao, Quách và Đoàn. Sau đó binh sĩ bản bộ theo Cao Quang Chương giải ngũ về làng nên có thêm nhiều họ khác. Nhiều năm về sau, con cháu dòng họ Cao xuất thân từ làng gọi là Kim Quan Cao thị nhằm phân biệt với họ Cao ở các vùng khác trên đất Vạn Xuân. Dân trong làng lấy ngày 10 tháng 6 hằng năm làm ngày hội làng, đình và chùa đều có thờ Vạn Thắng vương.