Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 492: Kỹ thuật bắn pháo thủy quân




Chương 492: Kỹ thuật bắn pháo thủy quân

Miếng mồi ngon trước mặt không chụp thì tiếc mà vồ lại sợ gió sợ máy! Đời người ai chẳng ít nhất một lần như vậy.

Lý Mẫn giao cho lão tướng Cao Quang Chương đốc suất thủy binh đóng tại bến Nhị Dị chở quân kị bộ vượt Tích Lịch Giang. Cao Quang Chương có thù với quân Thiên Đức sau c·ái c·hết của Cao Gia Kiệt. Cao Tòng Chinh, con trai lớn của Cao lão tướng quân, lập quân lệnh trạng xin dẫn quân đánh Sơn Tây trả thù cho em trai.

Cao Tòng Chinh đem theo năm trăm quân kị, hơn một nghìn bộ binh, số còn lại là quân hoả lực. Nhằm đảm bảo đánh nhanh, tiến nhanh, Cao Tòng Chinh không đem theo quân vận lương. Mỗi binh sĩ tự đem theo gạo, ngô đủ ăn trong 5 ngày và “mượn” lương thảo tại các vùng c·hiếm đ·óng do sau vụ thu hoạch lúa gạo sẵn trong dân.

Hòng yểm trợ cho con trai, sau khi chuyên trở binh mã sang sông xong xuôi, Cao Quang Chương lập bản doanh bên bờ hữu ngạn Tích Lịch Giang. Do binh lực Sơn Tây dồn về mặt Đông và Đông Nam, Cao Tòng Chinh hầu như chẳng gặp khó khăn gì trong việc chiếm cứ các làng mạc cách điểm đổ bộ hơn chục dặm. Những toán dân binh mới thành lập nhằm bảo vệ làng xóm vừa trông thấy bóng quân La thành từ xa đã kéo nhau chạy trốn hết cả. Cuộc đụng độ đáng kể nhất đối với Cao Tòng Chinh trong thời điểm này có lẽ là đối đầu với Phùng Thanh Hòa, người vừa trở lại lưng ngựa sau gần một tháng trời dưỡng thương.

Phùng Thanh Hòa chỉ huy đội quân khoảng hơn năm trăm người dưới cờ Phùng gia quân. Phùng Thanh Hòa dàn binh phòng thủ tại khu vực cánh đồng làng Đậu, cách điểm Cao Tòng Chinh đổ bộ khoảng hai chục dặm. Phùng Thanh Hòa dùng đến mấy chục Cự thạch pháo bắn loạn xạ cản đường tiến của Tòng Chinh. Cao Tòng Chinh chỉ đem theo 6 Cự thạch pháo được những môn khách phương Bắc cải tiến với cần dài, bánh xe lớn, có bánh đà dễ tháo lắp bắn ra đạn đá nặng khoảng hai chục cân bay xa hơn một dặm. Cự thạch pháo cải tiến tuy bắn chậm nhưng độ chính xác cao khiến Phùng Thanh Hòa phải hạ lệnh cho binh sĩ phá huỷ trận địa pháo bỏ chạy. Cao Tòng Chinh thúc quân kị đuổi theo vài dặm mới thôi vì sợ trúng kế.

Phùng Thanh Hoà quay lại dụ Cao Tòng Chinh ra đánh tay đôi nhưng Cao Tòng Chinh cho quân trong doanh bắn đá, lại dùng kị binh đuổi bọn Phùng Thanh Hòa chạy dài. Phùng Thanh Hòa như âm hồn bất tán quấy phá ngày đêm khiến Cao Tòng Chinh tức giận muốn bắt cho kì được nhưng Phùng Thanh Hòa tháo chạy cố ý dụ Cao Tòng Chinh vào càng sâu càng tốt nhưng Tòng Chinh chẳng phải kẻ khờ, chẳng có ý định tiến sâu.

Chương nhận một viên đạn đá do binh sĩ đem về, anh không ngạc nhiên với trọng lượng của viên đạn cũng như tầm xa của Cự thạch pháo trong tay Cao Tòng Chinh bởi lẽ đơn giản, Chương tin rằng c·hiến t·ranh góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ quân sự dù là thô sơ. Đạn lớn, tầm bắn xa chỉ khẳng định thêm thời đại tường cao hào sâu không còn là lợi thế cho quân thủ thành mà thôi. Trước khi Trung đoàn Kình Ngư rời khỏi bến neo đậu lúc sẩm tối, Chương căn dặn tướng sĩ cẩn trọng, không được khinh suất khi đối đầu với Cự thạch pháo La thành.

Trung đoàn Kình Ngư xuôi dòng Xích Giang ngoặt vào Hát Giang. Cuối tháng trời tối, đoàn chiến thuyền không đốt đèn, di chuyển chậm chạp. Nhiệm vụ của trung đoàn là t·ấn c·ông thủy trại ở bến Nhị Dị, cắt đường lui binh của Cao Tòng Chinh. Trời tảng sáng, tầm nhìn tốt, đoàn thuyền chiến căng buồm, do lợi gió và xuôi dòng nên thuyền đi mau, lướt qua những đồn thuỷ cảnh giới của La thành đặt ven bờ sông. Tại ngã ba giao nhau với Tích Lịch Giang, Trung đoàn Kình Ngư đánh tràn qua hơn chục chiến thuyền loại nhỏ trấn giữ. Các thuyền chiến này bỏ chạy về phía hạ lưu Hát Giang song không thấy Kình Ngư quân đuổi theo mà rẽ vào Tích Lịch Giang t·ấn c·ông Cao Quang Chương. Mấy chiến thuyền La thành quay lại bám đuôi song đều bị bỏ lại rất xa.



Cao Quang Chương nhận tin thuỷ quân Thiên Đức kéo đến bèn đặt Cự thạch pháo cải tiến gần hai bên bờ sông chờ đợi, quyết rửa mối cừu mấy năm trước nơi bến Lở. Yết Kiêu đứng trên mũi chiến thuyền gỗ bọc sắt chạy bằng hơi nước neo giữa dòng. Cao Quang Chương lệnh cho Cự thạch pháo ném đá xuống sông tạo thành những cột nước cao đến hai, ba trượng. Yết Kiêu cho lệnh lui quân về sau tránh t·hương v·ong. Cao Quang Chương được đà di chuyển các khẩu pháo đá nhỏ đến gần bờ sông bắn ra, ép Yết Kiêu phải lùi dần, đồng thời đưa một số chiến thuyền nhỏ ra khiêu khích. Sau gần nửa ngày trời chịu trận, Dương Cát Lợi mới đem theo lâu khắc (đồng hồ nước) báo cáo với Yết Kiêu:

- Theo thống kê trung bình mỗi khắc Cự thạch pháo cỡ đại của Cao Quang Chương bắn được khoảng 13 quả đạn, chứng tỏ kíp xạ thủ của bọn họ vận hành thuần thục lắm anh ạ.

Yết Kiêu khẽ gật, thản nhiên nhìn những cột nước lớn nhỏ thi thoảng rơi phía trước mũi thuyền chỉ độ mười trượng. Một lúc sau Yết Kiêu ngước nhìn đại kỳ, nhếch miệng cười nhạt nói với Dương Cát Lợi:

- Trời đứng gió rồi đấy, chịu nhục vậy đủ rồi.

- Dạ!

- Tính toán được vị trí đặt đại pháo của bọn họ chưa?

Dương Cát Lợi đưa ra một tờ giấy có vẽ hình parabol và nói ngắn gọn:

- Vẫn cứ phải dùng đạn chùm anh ạ.

Yết Kiêu khẽ nhún vai:



- Tập luyện bao ngày, Vạn Thắng vương dạy các cậu cặn kẽ nên tớ tin các cậu. Bọn tép riu này chả phải giúp các cậu hứng thú hơn là bắn vào vật bất động ư?

Dương Cát Lợi khề khà:

- Vâng, quả có thế ạ!

- Vậy mục tiêu bên nào trước?

- Bên hữu ạ.

Yết Kiêu khẽ gật, Dương Cát Lợi bắc loa tay hô lớn truyền đạt khẩu lệnh. Các chiến thuyền lùi về sau thêm một quãng, xếp thành hàng hai nhưng so le với nhau để bề quay đầu hoặc tương trợ khi cần. Soái thuyền Yết Kiêu dập dềnh giữa dòng rồi dừng hẳn, mũi thuyền hơi chếch về bên trái khoảng mười lăm độ. Dương Cát Lợi chờ cho một cột nước tung lên cao gần mạn thuyền mới cất tiếng hô:

- Chuẩn bị!



Ba mươi binh sĩ dồn hết qua mạn trái của chiến thuyền, khiêng thêm ba sọt đạn và mỗi người xách thêm bốn quả đạn trên tay bắt đầu nhún người theo khẩu lệnh nhằm mục đích khiến chiến thuyền Yết Kiêu tròng trành. Con thuyền lắc lư mỗi lúc một mạnh.

- Sẵn sàng!

Chiến thuyền vẫn lắc lư.

- Bắn!

Dương Cát Lợi hô vang mệnh lệnh khi chiến thuyền nghiêng hẳn sang mạn phải. Pháo thủ điểm hoả dây cháy chậm, khi mạn thuyền phải gần đạt chiều cao tối đa thì hai khẩu thần công bên mạn toé những tia lửa nơi đầu nòng. Đây là kỹ thuật bắn pháo từ chiến thuyền lên bờ mà Chương đã dạy cho những Phạm Bạch Hổ, Dương Cát Lợi, Lan Ngư phủ, Cao Lịch… Như Chương giảng giải thì đây là kỹ thuật tối ưu góc bắn. Thần công phải bắn trước khi mạn thuyền đạt độ cao giới hạn và tuyệt đối không được khai hoả khi mạn thuyền ở gần mặt nước do phản lực của viên đạn tạo ra sẽ khiến sàn thuyền bị gãy.

Dương Cát Lợi khai hoả thêm hai lượt nữa thì thuyền lùi lại một quãng, đồng thời xoay mạn trái về phía bờ. Lúc này, mũi chiến thuyền cũng vẫn xoay qua bên trái chừng mười lăm độ. Sở dĩ Yết Kiêu phải làm như vậy là để những khẩu thần công bắn thẳng về phía mục tiêu đối diện mà họ không thể nhìn thấy bằng mắt thường do bờ sông cao hơn và lau sậy um tùm.

Cứ sau mỗi ba lượt bắn, Yết Kiêu lại cho xoay thuyền một lần để nòng súng bằng đồng giảm bớt nhiệt. Tiếp đó, Yết Kiêu lệnh cho sáu chiến thuyền cỡ nhỏ trang bị mỗi mạn một thần công xếp thành hàng và bắn theo hiệu lệnh. Kể thì đơn giản nhưng để thực hiện một phát bắn đúng kỹ thuật cần có sự phối hợp nhịp hàng giữa thuyền trưởng, xạ thủ, khẩu đội trưởng và những người làm thuyền tròng trành.

Kỹ thuật bắn này thực sự khiến lão tướng Cao Quang Chương ngạc nhiên đến nỗi nói không thành lời trong khi mới trước đó còn cười hỉ hả vì tưởng chiến thuyền Thiên Đức gặp sự cố nên tròng trành sắp chìm.

Bị thiệt hại một kíp vận hành đại pháo vì hai quả đạn kéo quả nổ rơi gần, Cao Quang Chương cho là đối thủ gặp may nhưng thấy những viên đạn nổ rơi cách trận địa đại pháo khoảng mười trượng thì Cao Quang Chương dần có suy nghĩ khác. Cho đến khi sáu trong số mấy chục Cự thạch pháo cỡ nhỏ đặt gần bờ sông bị trúng một loạt đạn từ những chiến thuyền nhỏ xếp hàng bắn từ dưới sông khiến mấy binh sĩ m·ất m·ạng tại chỗ cùng hàng chục người b·ị t·hương nằm rên la thì Cao Quang Chương mới toát mồ hôi lạnh, vội vàng cho kéo pháo đá lui về sau năm mươi trượng phân tán ra thay vì tụ lại một chỗ.

Chẳng còn thấy đá nhỏ bắn từ bờ hữu xuống, cột nước lớn cũng ít hẳn và có xu hướng rơi càng càng xa chiến thuyền, Yết Kiêu đoán đã có kết quả. Binh sĩ trên các thuyền hò reo vang một khúc sông dài.

Trời sẩm tối, Yết Kiêu lui quân lẩn mình vào bóng tối trong khi Cao Quang Chương buộc phải đưa những thuyền nhỏ đốt đèn chèo ra giữa sông cảnh giới.

Cao Quang Chương dường như không để ý đến cột khói toả ra từ soái thuyền Yết Kiêu. Ông biết chiến thuyền Thiên Đức không sử dụng mái chèo song tàu chạy bằng hơi nước thực sự quá sức tưởng tượng của vị lão tướng này.