Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 478: Dương Sàn thúc thủ




Chương 478: Dương Sàn thúc thủ

Tình hình của Dương Sàn chẳng khá hơn so với Tĩnh Mịch Thiền sư là bao. Đối mặt với hoả lực mạnh, người lẫn ngựa ngã quỵ không biết bao nhiêu mà kể. Đội hình phòng ngự của Tiểu đoàn Thiên Đức bày trận cách Tiểu đoàn Kim Động 1 dặm về phía Nam nhưng lùi về sau khoảng sáu chục thước. Thay vì dàn hàng ngang như quân Kim Động, Tiểu đoàn Thiên Đức bày trận thế chân kiềng với ba cụm phòng ngự chính, trong đó hai bên cánh nhô cao. Cụm bên tả gồm 5 khẩu thần công đặt trên ụ đất cao 1 trượng. Cụm bên hữu tận dụng gò đất tự nhiên đặt 5 khẩu hoả pháo bắn loạt. Cụm phòng ngự trung tâm tụt về phía sau so với hai bên cánh khoảng hai mươi trượng. Mỗi cụm có một đại đội trấn giữ, hỗ trợ có tổng cộng ba trăm quân Phùng gia trang bị nỏ, đao kiếm… cùng một số ít tráng niên Trinh Phù quân giúp hậu cần.

Dương Sàn chịu thiệt hại nặng những vẫn thúc quân tiếp cận trận địa phòng thủ của đối phương. Trận địa gần ngay trước mắt, tưởng như sắp đạt được mục đích thì quân t·ấn c·ông bất ngờ bị sập hầm chông không thể tiến. Bấy giờ binh sĩ Tiểu đoàn Thiên Đức ở hai cụm phòng thủ cầm khiên che chắn nhất loạt xông lên ném lựu đạn. Dương Sàn chẳng thể biết dãy hầm chông nguỵ trang có bề ngang dài bao nhiêu, chỉ thấy bề rộng của trận địa chông phải ba đến năm trượng bố trí đan xen. Dương Sàn phất cờ hiệu cho hậu quân vòng sang bên tả nhưng 5 khẩu hoả pháo xoay ra rót đạn nổ như mưa khiến hậu quân không thể tiến được mà xô nhau chạy ngược lại. Bên cánh còn lại, Dương Sàn cử một đội vòng qua hòng tiếp cận từ bên hông cụm thần công. Lý Thái Dương chỉ huy cụm trung tâm dẫn đại đội nấp sau những sọt đất, bụi cây dùng hoả mai và lựu đạn bắn chặn. Một số binh sĩ Phùng quân được lựa chọn từ trước thông qua bài kiểm tra ném cục đất ra xa, được huấn luyện tư thế ném đã vô cùng hứng khởi, ra sức ném lựu đạn xa gần hai mươi trượng.

Quân sĩ thiệt hại nặng mà chưa thể tiếp cận, Dương Sàn phải thu binh, dự tính dồn sức tổ chức t·ấn c·ông vào sườn của đối phương. Lúc này Tĩnh Mịch Thiền sư tháo chạy khiến Dương Sàn hoảng hồn. Lại trông thấy kì hiệu quân Kim Động phấp phới đằng xa thay vì truy đuổi ông trọc đầu lại rẽ sang chặn hậu. Đương lúc Dương Sàn còn phân vân thì Lý Thái Dương, Triệu Văn Khoát và Đặng Công Chất phát hiệu lệnh xung phong, dẫn quân sĩ vượt qua bãi chông. Dương Sàn truyền lệnh rút quân, sĩ tốt vứt hết cờ quạt tháo chạy không có tổ chức.

Lưu Cơ và Đinh Điền kịp chặn hậu, binh sĩ xông vào chém g·iết bằng v·ũ k·hí lạnh. Trước sau đều có địch quân, Dương Sàn chỉ còn cách mở đường máu thét ba quân đánh tới. Lực lượng hai bên chênh lệch, lại thêm tinh thần đang kinh hoảng nên mệnh lệnh của Sàn trở nên vô tác dụng, binh sĩ mạnh ai nấy chạy tháo thân. Dương Sàn biết thế nguy vội cùng thuộc hạ đột phá hướng Tây Nam bỏ chạy. Đinh Điền c·ướp được ngựa đuổi theo, hạ được mấy quân kỵ cản địa. Lý Thái Dương bấy giờ cũng vừa đến, cả bọn c·ướp được hơn chục chiến mã hăm hở truy đến cùng. Một lần nữa, Đinh Điền và Lý Thái Dương phải đánh với quân kỵ chặn đường trên con đường đất nhỏ cạnh cánh đồng. Đại đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn Thiên Đức lúc này mới đến kịp, dùng hoả mai b·ắn h·ạ đối phương để Đinh Điền và Lý Thái Dương tiếp tục truy đuổi Dương Sàn có kỳ được.

Có thêm mấy chiến mã và hoả mai, bọn Đinh Điền cắt đường thúc ngựa chạy đón đầu và bắt kịp Dương Sàn khi Sàn chỉ còn cách trại quân phản loạn chưa đầy một dặm. Đinh Điền giật mạnh dây cương, múa trường thương xông vào đánh Dương Sàn. Dương Sàn đang muốn chạy tháo thân nên vừa đỡ vừa lùi. Quân trong doanh nổi trống, một toán kỵ binh đổ ra tiếp ứng cho Dương Sàn. Lý Thái Dương đứng vòng ngoài giám trận, thấy tình hình bất lợi nếu Đinh Điền mải mê phân tài cao thấp, chẳng nói chẳng rằng rút hoả mai hai nòng quất ngựa nhập trận nhắm Dương Sàn khai hoả. Dương Sàn đang giao đấu, thấy tướng địch nhập trận đã cảnh giác, lúc Lý Thái Dương giơ súng, Dương Sàn kịp nghiêng người nấp bên thân ngựa. Sau hai t·iếng n·ổ gần như cùng lúc vang lên, con chiến mã trúng đạn chồm lên rồi ngã vật, đè lên người Dương Sàn.

Đinh Điền giật mình vì tiếng súng sát bên, quay sang nhìn Lý Thái Dương có ý trách móc nhưng cũng trông thấy kỵ binh bên kia đang hò reo đuổi đến. Đinh Điền mau chóng nhảy xuống ngựa, đánh văng kiếm của Dương Sàn rồi nhào đến kẹp cổ kéo Dương Sàn đang bị con chiến mã đè chưa thể rút chân trái ra. Dương Sàn vùng vẫy chống cự nhưng Đinh Điền rất khoẻ, ra sức kẹp, tưởng như muốn bẻ gãy cổ đối phương.

- Phập! Phập!

Lý Thái Dương găm một lượt hai mũi tiễn lên bắp đùi Dương Sàn và thét lớn:

- Mau giúp anh ấy!

Hai binh sĩ nhào đến tung liền một lúc mấy cú thôi sơn vào bụng Dương Sàn rồi khiêng Sàn đưa lên ngựa. Đinh Điền ngồi sau, dí lưỡi lê vào yết hầu Dương Sàn rít lên:

- Mày còn cựa quậy tao cắt đầu đem về!

Dương Sàn có phần đuối sức, lại trúng hai tiễn nơi bắp đùi nên đành thúc thủ. Đinh Điền quay ngựa chạy về hướng Đông Bắc, tháo miếng vải trắng buộc nơi cánh tay trói Dương Sàn lại. Biết Dương Sàn b·ị b·ắt, đội kỵ binh quyết đuổi theo giải cứu. Lý Thái Dương cùng gần hai chục binh sĩ cưỡi ngựa đoạn hậu, cả bọn chạy một quãng xa gặp được đại độ bộ binh ban nãy đến tiếp ứng. Nhờ đội bộ binh dàn quân bắn chặn, đội kỵ binh truy đuổi đành từ bỏ ý định t·ruy s·át quay về trại.

Đinh Điền trở về trận địa trong tiếng reo hò ba quân vì bắt được tướng giặc, miễn cưỡng nhận chiến công.

- Anh nợ chú mày công trạng này!

Đinh Điền vỗ vai Lý Thái Dương, giọng thân mật. Lý Thái Dương nói:

- Anh đánh hăng quá, thằng đó không lại được anh đâu. Hôm nào anh Điền dạy em đánh thương nhé?

Dương Sàn b·ị b·ắt sống tại trận cùng hơn bảy trăm quân sĩ, hàng trăm kẻ b·ị t·hương do trúng đạn được cứu chữa, vài trăm khác t·hiệt m·ạng và số còn lại chẳng biết chạy nơi nào. Dương Sàn không cam tâm, bị giải về thành vẫn luôn miệng chửi mắng quân Thiên Đức hèn hạ phải dùng thần khí mới đánh bại được hắn. Dương Sàn đòi đánh với Đinh Điền nhưng mong muốn này chẳng bao giờ được chấp thuận.

Nhận được sự chấp thuận của Sơn Tây vương, Dương Sàn, Đặng Nguyên cùng một số bộ tướng trở thành dân làng Tướng ngay sau khi chiến sự chấm dứt. Đặng Nguyên biết thân biết phận im lặng tuân thủ quy tắc của làng trong khi Dương Sàn sỉ vả tướng sĩ Thiên Đức không tiếc lời.

Chẳng ai trong làng đoái hoài bởi bọn họ cũng từng như thế. Dương Sàn uất ức, trông thấy những người từng cầm ba quân chống Thiên Đức nay khuất phục chăm lo cày cấy, không màng thế sự nên tức quá mà chửi lây sang. Sàn dùng phương ngữ nào ngờ có người hiểu được, thế là Sàn bị một trận đòn thừa sống thiếu c·hết, từ đó mới thôi mắng chửi nhưng vẫn giữ uất hận trong lòng.

Nhưng đó là chuyện của những ngày sau.

Dương Sàn cùng đội binh không mấy người trở về doanh cộng thêm Tĩnh Mịch Thiền sư vỡ trận trong chớp nhoáng khiến tinh thần ba quân phản loạn dao động mạnh, tâm lý nghi kị, muốn quy thuận Sơn Tây vương, tránh đối đầu với quân Thiên Đức lan nhanh như bệnh dịch trong quân.

Song như vậy chưa phải đã hết!

Lý Kế Nguyên, Trương Ma Nị và Lan Ngư phủ có mặt trong đội binh vây bọc bên sườn phía Tây hiệp đồng t·ấn c·ông, mục tiêu là nhổ ba trận địa pháo đá đặt trên đỉnh ba quả đồi thấp nối tiếp nhau che chắn bên sườn đại quân của đối phương. Từ dưới thấp đánh ngược lên đồi, quân t·ấn c·ông dùng thần công phân tán dồn hoả lực yểm trợ. Hàng chục khẩu thần công liên tục dội hoả lực lên một ngọn đồi trong khi ba tiểu đoàn bò ngược lên. Pháo đá trên đồi bắn trả, kèm theo đó là gỗ, đá, chông tre… lăn xuống cản đường tiến. Đối phó với những khó khăn trên, quân Kình Ngư và Tam Vạn dùng khiên sắt úp lên lưng che chắn. Phùng quân chờ sẵn dưới chân đồi, chờ kỳ hiệu phất mới nhập trận.

Địa hình nhiều vật cản, tầm nhìn hạn chế là một thử thách với quân Thiên Đức. Binh sĩ tiến lên hoặc ẩn nấp dựa theo kỳ hiệu và nhịp trống trận dưới chân đồi. Lúc này những khẩu HM60 trang bị cấp tiểu đội bắn cầu vồng phát huy tác dụng. Đứng trước tình hình nguy khốn, quân phòng thủ buộc phải dùng hạ sách. Hàng trăm mũi hoả tiễn từ trên cao bắn xuống, gặp tiết trời hanh khô bắt lửa nhanh gây ra những đ·ám c·háy lớn. Quân t·ấn c·ông đành lui xuống gần chân đồi, tiếp tục dùng thần công bắn phá mục tiêu. Tiểu đoàn Tam Vạn men theo dòng suối cạn vòng ra phía sau ngọn đồi và… cũng phóng hoả cắt đường lui của binh sĩ cố thủ trên cao.

Lửa cháy lan từ thấp lên cao, khói nghi ngút.

Từ đại bản doanh, Ngô Tất Sắc cử một đạo quân đến ứng cứu nhưng bị cầm chân từ giờ Ngọ đến cuối giờ Thân đành phải rút về. Ngọn đồi trở thành ngọn đuốc khổng lồ khiến quân cố thủ không thể chịu được sức nóng và khói đen mỗi lúc một gần. Chẳng ai muốn c·hết c·háy! Binh sĩ bất tuân lệnh tử thủ, bắt trói tướng chỉ huy phất cờ xin hàng. Có được ngọn đồi đầu tiên, mười khẩu thần công được khiêng từ dưới chân đồi giá cố định bắn sang ngọn đồi thứ hai cách đó khoảng một dặm đường chim bay yểm trợ cho một đại đội quân thủy theo lối yên ngựa giữa hai quả đồi tiến sang và chiếm được trước khi trời tối. Ngay trong đêm, quân Phùng gia đốn hạ cây cối quanh ngọn đồi thứ hai tạo một hành lang trắng. Quả nhiên sáng hôm sau đối phương dùng hoả công song hiệu quả không như mong muốn và mất luôn quả đồi thứ ba. Việc chiếm được ba điểm cao giúp quân Thiên Đức khống chế toàn bộ sườn Đông của dãy đồi, tạo thuận lợi cho Tiểu đoàn Tam Vạn bày trận.

Yết Kiêu hỉ hả khi hai cánh tả hữu đã vững chỗ đứng chân, hoàn thành giai đoạn 2 trong kế “Vây - lấn - tấn - diệt”. Hai cánh quân vây hai bên sườn chẳng khác nào hai m·ũi d·ao nhọn chờ lệnh ra tay. Đến lúc này, Trần Bá Tiên, Ngô Tất Sắc hay Tĩnh Mịch Thiền sư đều nhận thấy rõ ý đồ t·ấn c·ông thọc sâu hai bên sườn hòng chia cắt đội hình ở trung quân trong khi Ngô Tất Sắc không thể tái phối trí lực lượng pháo đá từ mặt trước sang hai cánh. Đông Chinh vương biết tình thế ngày càng bất lợi, sợi dây thòng lọng mỗi ngày một thít chặt bèn đưa ra chủ ý lui quân về phía Bắc, dựa vào đồi núi cố thủ tìm thêm viện binh. Tĩnh Mịch Thiền sư và Trần Bá Tiên cùng nhiều bộ tướng thuận theo ý này nhưng Ngô Tất Sắc cho rằng, ngay khi đại quân rục rịch rút lui, Phùng Hiền nhất định sẽ đổ quân ra t·ruy s·át. Tả hữu nghe như vậy cũng cho là phải nên chưa quyết được. Bên cạnh đó, số binh đào ngũ, chủ yếu là dân binh, nông phu có dấu hiệu tăng mạnh càng khiến Đông Chinh vương đứng ngồi không yên tự an ủi bản thân đầu hàng và chấp nhận trở về Đông Chinh vương phủ là một giải pháp không tệ. Đông Chinh vương coi đây lá bài phòng thân bởi hiểu rằng Sơn Tây vương không nỡ xuống tay với người cật ruột. Còn như Lý Thái sư, một trung thần, dẫu giận tím ruột bầm gan cũng chẳng làm bậy.

Đất Sơn Tây vẫn thuộc quyền cai quản của hậu nhân nhà Lý nhưng đang dần chuyển từ Lý Long Trát sang Lý Thiên Bình mà Thiên Bình chẳng đời nào muốn giữ lại mầm hoạ.