Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 445: An dân Kẻ Cánh




Chương 445: An dân Kẻ Cánh

Chênh lệch tuổi tác được bù bằng kinh nghiệm, Trương Lôi xuất chiêu chẳng chút nương tình và đối thủ của ông, Phan Dương, cũng vậy. Cả hai đều muốn mau chóng đoạt mạng đối phương bằng những nhát kiếm chí mạng. Phan Dương vốn dũng mãnh song lúc này nhanh xuống sức do hành trình tháo chạy cả ngày trời. Càng giao đấu Phan Dương càng thất thế, đường kiếm không còn sắc sảo như lúc ban đầu. Sau cùng, Phan Dương m·ất m·ạng khi mũi kiếm sắc nhọn trong tay Trương Lôi quét ngang tạo một vệt nơi cổ. Máu từ từ rỉ ra từ chỗ ấy. Phan Dương đưa tay bịt lấy v·ết t·hương, lùi lại phía sau vài bước, lảo đảo, buông thanh kiếm từ từ quỵ xuống. Trương Lôi bước đến cúi nhìn Phan Dương và cúi người vuốt mắt cho đối thủ vừa bị mình đoạt mạng. Đoạn ông ngước lên nhìn đám lính đang đứng lấp ló sau những gò đống rồi lạnh giọng:

- Các người có hai lựa chọn, một là vứt khí giới quy hàng, hai là chung số mệnh với chủ tướng của các người.

Sĩ tốt nhìn nhau, nét hoang mang hiện trên nhiều gương mặt lấm lem. Chợt một kẻ hô lớn:

- Trương cẩu! Ta lấy mạng ngươi!

Dứt lời, kẻ này vung đao, nhảy từ trên gò đất xông tới muốn ăn thua đủ với Trương Lôi. Trương Lôi chưa kịp động thủ, đối phương đã trúng hàng chục mũi tiễn bắn đến ngã ngửa ra sau. Chẳng cần Trương Lôi ra lệnh, binh sĩ dưới quyền đồng thanh la lớn, lập tức tràn lên nhanh như gió. Sĩ tốt của Phan Dương trông thấy vậy liền xoay người bỏ chạy thục mạng.

Trương Lôi đến bên kẻ đang thoi thóp vì trúng tiễn, ông khẽ thở dài:

- Lòng trung thành của các ngươi thật đáng ghi nhận nhưng ngày tàn của Quảng Trí quân đã đến, sao phải uổng mạng như thế chứ?

Vuốt mắt cho kẻ vừa lìa đời xong, Trương Lôi lên gò đất gần đó đứng dõi mắt trông theo quân sĩ đang vây bắt số quân ít ỏi của Phan Dương. Ông vẫy gọi một kỵ binh lại gần căn dặn:

- Cậu dẫn theo chục người mau chóng cấp báo tin tức cho Nguyễn Lạc Thổ, cẩn thận bị phục kích!

Binh sĩ tuân lệnh, ngay lập tức quất roi dẫn một đội kinh kỵ cùng hai con ngựa lẫn vào bóng chiều chạng vạng.

Binh sĩ bắt sống được hơn bảy chục tù binh, số còn lại không chịu hàng đều bị diệt cả. Tù binh được cho uống nước, ăn vội củ khoai lang rồi bị dẫn ngược về trại Cỏ Lác. Trương Lôi chia quân thành hai đội lớn, mỗi đội chừng hơn năm trăm quân hỗn hợp kỵ bộ cùng đốt đuốc tiến song song với nhau bám theo Phan Văn Hầu.

Nói về bọn Nguyễn Lạc Thổ đóng quân tạm ở cánh đồng Chó Ngáp đã được mấy hôm, doanh trại đã thành hình. Quân sĩ trên bến dưới thuyền thay nhau cảnh giới, đồng thời chia thành những đại đội vào những làng gần doanh thu thập sổ bộ, kiểm suất đinh và tuyên truyền đường lối, chủ trương của quân Thiên Đức. Nhằm lấy lòng dân sở tại, thu thập tin tình báo trong vùng, Nguyễn Lạc Thổ xuất lương thảo của quân giúp đỡ những gia đình khốn khó. Dân các làng vẫn sợ, ngoài mặt dạ vâng nhưng trong lòng vẫn mong Quảng Trí quân mau cứu viện. Các làng thiếu vắng bóng tráng niên, dẫu các bậc cao niên bảo rằng Phan Sứ tướng đã trưng tập hết lượt song Nguyễn Lạc Thổ chẳng tin. Bởi một vài đứa trẻ đã nói với binh sĩ của Lạc Thổ rằng cha hoặc anh của chúng đang trốn trong rừng.

Lạc Thổ biết vậy nhưng không cho quân đi lùng bắt. Thay vào đó, ban đêm anh sắp đặt các tiểu đội lợi dụng bóng tối nằm phục quanh các đường mòn. Những người vợ, người mẹ hoặc một số ông bà cụ sau mấy ngày không thấy quân Thiên Đức tra xét, nửa đêm quẩy quang gánh đem lương thực đến nơi người thân ẩn náu. Binh sĩ Thiên Đức lặng lẽ bám theo. Vài ba đêm như vậy, đường đi lối lại đã tỏ tường. Nguyễn Lạc Thổ lệnh cho Dương Vũ Thư dẫn quân mật phục, chờ cho những đốm lửa nhỏ nơi bìa rừng le lói trong màn đêm yên tĩnh mới tiếp cận rồi bất thình lình ập vào bắt hết chẳng chừa một ai.

Sớm tinh mơ, hàng trăm người tử các làng kéo nhau đến trước cổng trại xin tha mạng cho con em và gia quyến mới bị quân bắt hồi đêm. Nguyễn Lạc Thổ mặc kệ những lời ca thán, cầu xin thậm chí chửi rủa thậm tệ của các bà các mẹ. Mãi đến khi mặt trời lên cao, binh sĩ báo rằng dân chúng tụ tập trước cổng ngày một đông, dễ đến dăm bảy trăm người từ già đến trẻ. Bấy giờ Lạc Thổ mới rời trướng ung dung bước ra cổng doanh trại đang om sòm. Lạc Thổ trèo lên vọng gác, đảo mắt nhìn một lượt, hàng trăm ánh mắt hướng sự chú ý vào anh. Thổ lặng im không nói, lệnh cho binh sĩ đưa vài tráng niên mới b·ị b·ắt giải ra trước cổng. Người nào cũng bị trói giật cánh khuỷu bằng dây thừng song không bị đòn roi.



Quân sĩ đánh một hồi trống ra hiệu cho mọi người giữ trật tự. Chờ cho âm thanh ồn ào náo nhiệt giảm xuống và sự chú ý đổ dồn vào mình, Lạc Thổ lớn tiếng hỏi:

- Ai là thân thích của mấy người đang bị trói ở kia? Ai? Mau lên nhận mặt!

Đám đông mấy trăm người nhốn nháo, mãi rồi cũng có hơn chục người cả già lẫn trẻ đứng ra nhận là thân quyến. Binh sĩ rỉ tai, Lạc Thổ gật đầu lia lịa, đôi mắt chợt sáng lên. Lạc Thổ chỉ vào ông già có chòm râu đen lưa thưa nhưng trên đỉnh đầu nhẵn thín, anh nói:

- Ông cụ kia! Ông chẳng phải là trưởng làng Kẻ Dạ ư?

Ông già liền đáp với lên:

- Thưa Đại tướng quân, lão chính là trưởng làng Kẻ Dạ.

Lạc Thổ trèo xuống thang đi vòng ra cổng, đến trước ông già tuổi gần lục tuần, Thổ chau mày:

- Binh sĩ có báo, mấy hôm trước vào làng Kẻ Dạ lấy sổ bộ, kiểm đến dân. Ông có nói con trai ông đã b·ị b·ắt lính, thế ông có mấy người con trai? Kẻ đang bị trói đây có thực là con ông không?

Nói đoạn, Thổ lôi người tráng niên tuổi đôi mươi mặt mày đang xanh như tàu lá đến gần, anh trợn mắt hỏi:

- Ông cụ này có phải là cha của ngươi không? Phải không?

- Bẩm… bẩm Đại tướng quân, thưa phải ạ, phải ạ.

Thổ quay lại hỏi ông lão:

- Ông có mấy người con? Sổ bộ làng Kẻ Dạ tôi đang giữ, tôi mà tra sổ, ông nói dối nửa lời ta sẽ chém đầu cả cha lẫn con.

Ông lão lúng túng, đôi bàn tay run lẩy bẩy đánh rơi cây gậy trúc đen nhánh. Mấy người đứng gần bên ông lão sợ đến điếng người, đứng nép vào nhau né tránh ánh mắt của Lạc Thổ. Thổ quát lớn:

- Các người thật không biết điều. Mấy ngày nay quân sĩ Thiên Đức đã gặng hỏi nhiều lần, khuyên răn đủ lý lẽ để các ông bà gọi con cháu về trình diện mà ông bà một hai chối đây đẩy. Bây giờ thì thế nào? Theo quân lệnh đã ban hành, dân trong vùng tạm chiếm phải tuân theo sắp đặt của quan binh cơ mà. Nay quân bắt được những người này lẩn trốn trong rừng, họ mưu tính hại quân thì ta đây làm sao ăn nói với Vạn Thắng vương? Ta chỉ có một cái đầu mà thôi.



Lạc Thổ vừa dứt lời bỗng có người lên tiếng:

- Đại tướng quân xin ngài bớt giận!

Trong đám đông có một người lách mình tiến lên, người này vận y phục màu sáng, bộ dáng có phần thanh tao, tóc búi cao, nhìn qua là biết người này có chữ nghĩa. Lạc Thổ chau mày, người đàn ông chắp tay hành lễ và nói:

- Tại hạ là - Nguyễn Duy Thìn người làng Kẻ Cánh.

Lạc Thổ không đáp, anh lặng yên chờ đợi. Người này bèn nói thêm:

- Thưa Đại tướng quân, tội gian trá của những bà con trong xã ngoài làng đã hai năm rõ mười, thật khó biện minh cho cái sai. Tại hạ kính mong Đại tướng quân minh xét cho, cũng vì bà con chưa rõ thực hư, chưa tỏ lòng tốt của quan quân Thiên Đức lại đi nghe lời xúi bẩy của kẻ xấu nên cớ sự mới thành ra như vậy.

Nguyễn Lạc Thổ nghe chừng người này khéo ăn nói nên cũng muốn xem thử anh ta khua môi múa mép.

- Thưa Đại tướng quân, chúng tôi ở xứ này bao năm dưới quyền Quảng Trí quân. Nay Đại tướng quân dẫn binh mã đến thảo phạt, bà con hiểu biết nông cạn nên hãy còn hoang mang lắm. Tại hạ trước đây có giao du với nhiều thương nhân, lại cũng học được ít chữ nghĩa, đọc nhiều sách, nghe nhiều chuyện lắm lắm. Thưa Đại tướng quân, tại hạ có nghe Vạn Thắng vương anh minh lỗi lạc, thương dân như con, giơ cao đánh khẽ cho người sai biết đường mà sửa.

Lạc Thổ ngắt lời Nguyễn Duy Thìn:

- Vạn Thắng vương xem bách tính như ruột thịt, người chỉ coi những đứa trẻ như này.

Lạc Thổ chỉ vảo một đứa trẻ quãng năm tuổi chỉ vận áo không vận quần, mặt mũi lem nhem đang trố mắt nhìn anh:

- Là con của ngài. Nếu anh đã nghe hãy nghe cho đúng.

- Vâng! Tạ ơn Đại tướng quân đã chỉ bảo. Thưa Đại tướng quân, nếu Vạn Thắng vương anh minh coi bách tính đều là người một nhà, chắc hẳn ngài cũng sẽ niệm tình mà tha cho những người hãy còn chưa hiểu chuyện chứ ạ?



- Điều ấy còn phụ thuộc vào việc người dân nơi này có hiểu chuyện hay không! Anh Thìn ạ! Tôi trông là biết anh xuất thân nho sinh, là người hiểu biết lý lẽ. Vậy nếu anh là tôi, anh xử trí việc này sao cho hợp lẽ mà khiến Vạn Thắng vương không trách tội?

- Thưa ngài! - Nguyễn Duy Thìn liền thẳng lưng. - Dân không biết không có tội, dân chưa hiểu phải giảng giải cho dân nghe. Những người trốn trong rừng rú cũng vì sợ b·ị b·ắt bớ, đ·ánh đ·ập chứ không có ý chống lại quân Thiên Đức. Ngài bắt họ về đây, tay họ không tấc sắt. Thưa ngài, phân nửa trai tráng vùng này đã b·ị b·ắt xung quân Tam Đái, hầu như nhà nào cũng có người trong quân. Ngài thống lĩnh đại quân hẳn không lạ gì nơi sa trường mạng sống rẻ mạt, ai biết nay mai. Những người này là phần còn sót lại của hương này. Ngài xem, tám làng lớn nhỏ mả chỉ còn hơn ba trăm người đàn ông phải trốn chui trốn lủi.

Lạc Thổ tủm tỉm cười khiến Nguyễn Duy Thìn chợt chột dạ, anh này nhận ra bản thân đã nói hớ. Tuy nhiên Lạc Thổ không nói, anh vẫn đứng khoanh tay lắng nghe người đối diện khua tay múa chân trình bày lí lẽ. Mãi rồi Lạc Thổ đành nói:

- Như thế này nhé, bây giờ anh gọi đủ tám ông trưởng làng và các vị chức sắc trong hương vào doanh gặp tôi. Còn bà con phải ngay lập tức giải tán, ai về nhà nấy. Quân doanh không phải nơi tụ tập làm ồn ào, muốn đề đạt gì phải cử người đại diện.

Lạc Thổ quay sang nói với binh sĩ:

- Cởi trói cho mấy người này, đưa họ trở vào trong cho ăn uống đàng hoàng.

Tiếng xôn xao chợt rộ lên, quân canh liền nổ một loạt súng chỉ thiên khiến nhiều người thất kinh. Một binh sĩ thét lớn:

- Chỉ huy đã có lệnh, bà con mau giải tán. Chúng tôi không hại dân lành nhưng sẵn sàng ra tay nếu ai chống lệnh cấp trên. Mọi người hãy nhớ, Vạn Thắng vương có lòng nhân nhưng không có nghĩa ngài bỏ qua mọi tội trạng. Mau mau cử đại diện vào quân doanh gặp anh Nguyễn Lạc Thổ.

Mấy trăm người im re vì lần đầu tiên họ nghe tiếng súng nổ vang. Lạc Thổ nói với Nguyễn Duy Thìn:

- Anh nên đi cùng các cụ, cần khẩn trương vì việc nhà binh không thể chần chừ. Trưởng làng nào đến chậm, tôi sẽ cho binh sĩ giải luôn người b·ị b·ắt ở làng đó về Thiên Đức. Tôi không nói hai lời đâu.

Nguyễn Duy Thìn lập tức hiểu ẩn ý trong lời vừa rồi của Lạc Thổ, anh ta vội quay lại nói với đám đông:

- Mau lên, mau về khiêng các cụ cao niên đến, nếu chậm chễ sẽ không ai được thả về đâu. Mau lên! Mau giải tán!

Lạc Thổ lại tủm tỉm cười, anh định quay trở vào bỗng dừng chân nhìn ông cụ có chòm râu đen lưa thưa với nét mặt thập phần lo lắng. Lạc Thổ hạ giọng:

- Ông đã ở đây rồi thì vào luôn!

Ông lão ngơ ngác. Lạc Thổ quay ra quát người tráng niên, con trai ông lão:

- Ngươi còn trố mắt đứng đó ư? Mau dìu thân phụ ngươi vào doanh, lần sau mà dám trốn không ra trình diện để ta bắt được sẽ chặt chân ngươi. Nếu ngươi trốn thoát, người thân của ngươi sẽ chịu tội thay.

Lời của Lạc Thổ nhiều người nghe được, họ hiểu rằng chỉ cần không trốn nữa sẽ không bị tội. Thế nên người nào người nấy hè nhau chạy vội về làng mời các bậc trưởng lão đến quân doanh. Chẳng ai muốn con em trong làng bị đưa về Thiên Đức, một nơi họ mới chỉ nghe nói đến mà thôi.

Lạc Thổ trở vào doanh trại, ông lão được con trai và mấy người cùng b·ị b·ắt dìu vào. Ông lão hãy còn sợ. Nguyễn Duy Thìn đứng chơ vơ bên cổng, quân sĩ phất tay ra hiệu cho vào, anh chàng lật đật chạy đuổi theo đám người đang nửa mừng nửa lo.