Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 419: Bên ngoài thành ốc




Chương 419: Bên ngoài thành ốc

Hơn chục ngày sau, Dương Vũ Thư yết kiến Vạn Thắng vương, bẩm báo đã chọn được hơn ba nghìn tinh binh Đằng Châu, toàn bộ đều tự nguyện tham gian q·uân đ·ội Thiên Đức, sẵn sàng chờ lệnh điều động.

Chương triệu kiến Phạm Cự Lượng về điện Hưng Quốc, cả hai họp bàn suốt một buổi chiều. Trung đoàn bộ binh Kiến Xương và Trung đoàn bộ binh Thái Bình được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng Chạp năm Thiên Đức 32. Dương Vũ Thư là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thái Bình. Điều chuyển Phương Liệt từ Tiểu đoàn Môn Thôn sang làm Trung đoàn trưởng Kiến Xương bởi công trạng đã lập được trước đó. Chương muốn dùng An Nhữ Hầu nhưng Lê Phụng Hiểu đã xin thu dụng chàng trai này vào quân kỵ. Trịnh Hoàng Sâm được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng trong Trung đoàn Thái Bình.

Lão tướng Lý An, Phạm Tu và Trương Lôi giúp Dương Vũ Thư sắp đặt quân binh. Đồng thời hỗ trợ Vũ Thư trong thời gian đầu. Trung đoàn Kiến Xương thuận lợi hơn do bộ khung chỉ huy đều đưa từ Tiểu đoàn Môn Thôn sang. Dương Yên Thư nhờ Lâm Uyển Như xin cho chân trợ lý trong Trung đoàn Thái Bình. Chương đồng ý.

Ngày 28 tháng Chạp, Tết đã cận kề. Hai tiểu đoàn bộ binh mới thành lập vừa học xong điều lệnh liền di chuyển từ nơi tập kết ở thành Luy Lâu đến lập trại tạm ở huyện Vũ Ninh. Vị trí trại tạm nằm trên gò đất rộng, cách thành Bát Vạn mười lăm dặm về phía Đông Bắc. Cùng thời điểm đó, Trung đoàn thuỷ Long Vũ đang đóng quân trên sông Nguyệt Đức nhận lệnh sẵn sàng xung trận. Trong khi đó Cao Mộc Viễn và trung đoàn trực thuộc án binh bất động.

Mùng 3 tháng Giêng năm Thiên Đức 33, Nguyễn Lạc Thổ điều hai tiểu đoàn bộ binh từ khu vực thành Lạng Giang về hội quân với bọn Dương Vũ Thư và Phương Liệt.

Ngày 5 tháng Giêng, Phạm Bạch Hổ đích thân dẫn hai tiểu đoàn pháo binh rời nơi đóng quân, hạ trại cách bọn Dương Vũ Thư ba dặm về phía Đông. Tổng quân số Chương huy động cho chiến dịch lấy thành Côn Lôn vào khoảng sáu nghìn năm trăm quân chính quy. Đủ bộ binh, thuỷ binh và pháo binh. Chương đích thân chỉ huy. Phạm Tu, Lý An làm tham mưu, giúp đỡ hai trung đoàn bộ binh hoàn thành nhiệm vụ.

Đảm bảo hậu cầu cho đội quân chuẩn bị xung trận là quân dân địa phương huyện Vũ Ninh. Chương không có ý định cù cưa với quân sĩ trấn thành Côn Lôn, anh lộ rõ ý định đánh nhanh, thắng nhanh bằng hoả lực vượt trội. Địa hình quanh thành Côn Lôn không phù hợp sử dụng tượng binh và kỵ binh. Bởi vậy Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu hay Lê Phụng Hiểu không tham gia.

Không khí Tết vẫn còn vương vấn trong từng đường làng ngõ xóm. Thiên Bình, Duệ, Lam Khuê và cả Uyển Như đều muốn dành thời gian cho con cái hoặc thăm thân. Thế nên Chương rời làng Vạn Xuân cùng tiểu đội nữ thị vệ và Đại đội Thân Vệ.



Biết quân Thiên Đức có động tĩnh, thể hiện ý đồ chiếm thành Côn Lôn. Lý Mẫn điều thêm quân tinh nhuệ, lương thực và Cự thạch pháo từ La thành đến tiếp ứng. Đồng thời, Lý Mẫn sai sứ gặp Phan Văn Hầu, đề nghị Hầu động binh nếu Thiên Đức t·ấn c·ông thành Côn Lôn. Phan Văn Hầu đồng ý.

Dẫu biết quân sĩ giữ thành có đủ lương thảo, nước uống cố thủ vài tháng trời nhưng Chương vẫn điều Trung đoàn bộ binh Kiến Xương cùng hai đại đội pháo đóng quân ở phía Đông thành Côn Lôn. Nhiệm vụ của đội quân này là ngăn chặn quân tiếp viện từ La thành vượt Xích Giang kéo sang ứng cứu quân trong thành. Nhiệm vụ thứ yếu mà Chương giao cho Lý An và Phương Liệt là tranh thủ thời gian đóng quân huấn luyện binh sĩ thành thục các phương án tổ chức tác chiến từ cấp tiểu đội cho đến đại đội.

Tiếp đó, nhiệm vụ phong toả đường sông được giao cho Trung đoàn thuỷ Long Vũ. Do mới tác chiến trước đó chừng hai tháng, Trung đoàn Long Vũ thông thạo địa hình sông nước nên trong quá trình Trung đoàn Thái Bình hay quân pháo binh qua sông thiết lập vị trí đóng quân đều không gặp bất cứ trở ngại gì. Các cồn lớn nhỏ đều được quân sĩ Thiên Đức dựng vọng gác bằng thang, liên lạc với nhau bằng còi hiệu vào ban ngày, lửa vào ban đêm. Quân giữ thành Côn Lôn có thể trông thấy đối phương bày binh bố trận ngày một gần nhưng không hề nao núng. Họ tin vào sự vững chắc và hiểm yếu của toà thành cũng như hàng trăm Cự thạch pháo bày sẵn chờ địch quân tiếp cận.

Bày binh bố trận cơ bản xong, Phạm Tu gợi ý Chương nên điều thêm một tiểu đoàn khinh kỵ quần thảo ở mặt Tây Bắc, vừa làm nhiệm vụ cảnh báo sớm, vừa dùng làm lực lượng truy kích nếu có biến. Chương thấy hợp lý. Bởi vậy, một tiểu đoàn khinh kỵ của Đại đoàn Thánh Dực từ Siêu Loại nhập trận.

Sáng ngày 15 tháng Giêng, mặt trời vừa ló dạng, các chiến thuyền Long Vũ bắt đầu khai hoả thần công. Mục tiêu ngắm bắn là các điểm cao nằm sâu trong toà thành. Thần công khai hoả liên tục trong nửa canh giờ trước khi lui về bổ sung đạn dược. Lệnh của Chương dành cho Trung đoàn thuỷ quân Long Vũ là tranh thủ bắn tập, bắn hết lại có đạn vì đằng nào chiếm được thành cũng hu hồi được phần lớn số đạn đã bắn ra.

Phạm Bạch Hổ chẳng kém cạnh, anh sắp đặt hai trận địa thần công cùng ngắm vào khu vực cửa Nam của thành. Trong quá trình Phạm Bạch Hổ khai hoả, hầu như Cự thạch pháo trong thành đều câm lặng bởi tầm b·ắn h·ạn chế. Quãng đầu giờ chiều, Phạm Bạch Hổ phối hợp với pháo dưới thuyền đánh sập cổng thành phía Nam cùng đoạn tường đắp đất dài chừng mười lăm trượng trong con mắt có phần kinh sợ của đối phương. Chương chọn cửa Nam là cửa mở. Cửa mở đã xong. Nhiệm vụ tiếp theo các pháo thủ phải làm là bắn chế áp các Cự thạch pháo đặt trên các điểm cao, yểm trợ bộ binh xung trận.

Trong suốt một ngày dài đằng đẵng, chẳng riêng Dương Vũ Thư mà tất cả binh sĩ gốc gác Đằng Châu đều trố mắt ngạc nhiên khi thấy những t·iếng n·ổ như sấm rền phát ra từ những cục sắt. Họ nhận ra rằng lúc quân Thiên Đức tiến đánh Đằng Châu hãy còn nương tay lắm.



Phạm Tu nói với Dương Vũ Thư:

-Khi nào các cậu nhận lệnh xuất kích, cậu phải dẫn anh em mau chóng tràn qua cổng thành mới bị phá. Tiếp đấy chia nhỏ quân thành các tiểu đội toả ra chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu ở đây, ở đây và ở đây!

Dương Vũ Thư luôn miệng vâng dạ.

-Cậu có một nghìn năm trăm quân, đội hỗ trợ có một nghìn tay súng. Cận chiến các cậu lo, đội hỗ trợ sẽ dùng súng trợ chiến cho các cậu. Đừng sa vào quần chiến, đừng ham đánh giáp lá cà. Các cậu toả ra thành từng đội nhằm tránh t·hương v·ong do Cự thạch pháo bắn tới nhưng phải cùng hướng đến mục tiêu này. Trong quá trình các cậu xung phong, cờ đỏ phất đến đâu tự khắc có pháo dọn đường đến đó. Các cậu phải nhanh, thật nhanh chiếm lĩnh điểm xung yếu rồi cắm cờ. Cờ cắm ở đâu, pháo bên ngoài sẽ bảo vệ xung quanh cho các cậu. Rõ chưa?

-Thưa ngài, tôi đã rõ!

-Chiếm xong các vị trí này, thuỷ quân sẽ theo lối các cậu đã tiến mà đem hoả khí trợ chiến. Hàng sống mà chống là diệt. Cậu phải thường xuyên nhắc nhở anh em cẩn trọng khi dùng thủ pháo, dùng sao cho hiệu quả.

Dương Vũ Thư rất hăm hở. Trịnh Hoàng Sâm và những người khác cũng vậy. Họ từng ở trong quân vài năm song chưa từng trải qua cảm giác xung trận mà phần thắng mười mươi như thế này. Dương Yên Thư rất phấn khích nhưng là phận nữ, lại có nhiệm vụ trợ lý nên không được tham gia vào mũi đột kích. Cô nàng buộc phải nhập vào đội nữ thị vệ của Chương.

Nhằm đảm bảo việc yểm trợ hoả lực chính xác và hiệu quả khi bộ binh xung phong, Phạm Bạch Hổ đã cho đắp hai ụ đất cao hơn một trượng ngay gần bờ sông để tăng tầm bắn và giúp pháo thủ có tầm nhìn tốt hơn.

Đầu trống canh Năm trong tiết trời giá lạnh, Chương khoác áo lông thản nhiên ngồi bên bếp lửa nhâm nhi chén trà nóng cùng Phạm Tu. Hai người tán gẫu đủ chuyện trên trời dưới biển chờ trời sáng. Phạm Tu bảo rằng Chương đã thay đổi khi bước sang tuổi mới, anh có phần kiên quyết và dứt khoát hơn trong các vấn đề liên quan đến đánh trận. Chương nghe và chỉ biết cười, nghĩa là ngầm thừa nhận lời Phạm Tu nói là đúng.



Chương nhớ lúc nhỏ khi đọc truyện hay xem phim, anh cho rằng minh quân là tốt, là nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn. Anh vẫn tin vào điều đó khi chập chững trong con đường thống nhất Vạn Xuân. Thời gian gần đây Chương đi nhiều, nghe nhiều và thấy nhiều dẫn đến nhân sinh quan có phần thay đổi. Chương nhận thức rõ ràng, một khi xác định thống nhất đất nước, buộc phải giẫm lên xác những người chống đối. Buộc phải nhổ một số cái cây cản lối hòng bảo vệ khu rừng. Nếu anh còn trù trừ, thời gian ấy đủ để các sứ quân tìm cách liên minh với ngoại bang, lúc ấy s·ố n·gười t·hiệt m·ạng thật khó đong đếm và hố sâu ngăn cách giữa vùng nọ vùng kia theo đó mà nới rộng ra, khó mà khoả lấp được.

-Là một đấng minh quân có phải cần cân bằng giữa thiện và ác không bác?

-Chả nhớ ta đã nói với cháu chưa. - Phạm Tu hít hà một hơi. - Đủ nhân, đủ trí và… có khi phải đủ dũng khí làm việc bản thân chẳng muốn làm, có khi trái với lương tâm may ra mới thành đại nghiệp. Cháu nhân từ với bách tính là điều nên lắm, có điều… nhân từ với địch nhân chẳng khác nào để lại hậu hoạ cho đời sau.

Nói đoạn Phạm Tu chỉ về phía Côn Lôn thành đang rực sáng trong ánh đuốc bập bùng, ông nói:

-Trong kia có dăm bảy nhìn tráng niên, họ có lý của họ, ta có lý của ta. Họ sống thì sĩ tốt của cháu m·ất m·ạng và ngược lại. Cái ngai tuy có màu vàng nhưng… thực tế nó phải mang màu đỏ mới đúng cháu ạ.

-Hình như họ đang thổi cơm. Đếm bếp cũng chẳng ít hơn năm nghìn đâu ông nhỉ?

-Bao nhiêu trong số đó sẽ ăn bữa cuối? - Phạm Tu hỏi lại Chương thay vì trả lời anh.

-Một phần năm thì tốt, hơn thì đáng tiếc thay.

Cả hai cùng trầm ngâm suy tư một hồi mãi đến khi Nhã Lâm đưa đồ ăn đến. Binh sĩ Thiên Đức đều phải ăn trước khi xung trận, Chương cũng thế. Anh cầm tướng và muốn xem các tướng đánh đấm ra sao vì chẳng trận nào giống trận nào. Trận chiến này Chương không huy động nhiều binh sĩ trang bị súng hoả mai là có dụng ý. Còn dụng ý như thế nào có lẽ chỉ mình anh hiểu mà thôi.