Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 402: Tô Dương Nham, Trịnh Hoàng Sâm




Chương 402: Tô Dương Nham, Trịnh Hoàng Sâm

Phương Liệt dẫn binh đi rồi, Dương Vũ Thư cũng chẳng ngả lưng được, hết đi ra lại đi vào, lòng dạ bồn chồn. Trời sáng hẳn, quân canh báo với Vũ Thư, có người họ hàng từ làng đến xin gặp. Vũ Thư vội chạy ra mà lòng thấp thỏm không yên, lo sợ chuyện xấu xảy đến.

Người họ hàng báo tin, quân Thiên Đức ập vào làng bắt vợ và hai con của Vũ Thư đem đi mất. Vũ Thư nghe xong liền rơi vào trầm tư, chợt anh hỏi đến Dương phu nhân. Người họ hàng cho biết Dương phu nhân đến trại Phủ Sóc.

-Họ còn bắt ai trong làng nữa?

Người họ hàng đáp:

-À, thêm cha mẹ và con gái của An Nhữ Hầu cũng b·ị b·ắt đi cùng một lượt. Ngoài ra họ chẳng bắt bớ ai khác.

-Vợ con của cháu có bị trói không?

Người họ hàng lắc đầu:

-Không! Họ ập đến bắt rất nhanh. Lúc tao hay tin chạy ra đầu làng đã thấy vợ mày trên ngựa cùng hai đứa trẻ. Ông bà lão nhà An Nhữ Hầu lên một cái xe kéo trưng dụng trong làng. Họ đi rất gấp, ai hỏi cớ sao bắt bớ họ chỉ nói thi hành lệnh trên.

Dương Vũ Thư gãi đầu, miệng lẩm nhẩm:

-Quái lạ! Cứ cho là họ muốn bảo vệ tính mạng vợ con mình đi, nhà thằng Hầu liên quan gì nhỉ?

Dương Vũ Thư đưa người họ hàng vào trong dinh, người này lại nói thêm:

-A còn nữa! Trên đường đến đây tao tạt qua trại thằng Tứ Phương tính nhờ nó cho quân báo tin cho mày mà quân canh chặn không cho vào, bảo là thằng Tứ Phương b·ị b·ắt rồi.

Dương Vũ Thư giật mình:

-Hả? Sao lại bắt nó?

-Tao làm sao mà biết được. Tao có nài nỉ, tay canh trại bảo là thằng Tứ Phương có lòng phản trắc.

Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu, Dương Vũ Thư toát mồ hôi lạnh, đứng bật dậy:

-Khốn kiếp! Như vậy là lão Dương Cự Vọng có lòng ngờ vực gì đó nên mới bắt thằng Phương, bắt cả cháu nữa. Chú ngồi nghỉ tạm ở đây, đừng có về làng vội. Cháu đi có việc.

Dương Vũ Thư triệu gấp năm tuỳ tướng, nói thẳng tên huý Dương Sứ tướng:

-Trần Tứ Phương và An Nhữ Hầu bị Dương Cự Vọng bắt rồi!

Năm người ngạc nhiên. Bọn họ là môn đệ Dương gia môn, tính ra An Nhữ Hầu là sư huynh.

-Đêm rồi Phương Liệt tướng quân có nói bắt được thám mã. Thám mã truyền khẩu lệnh tước binh quyền của ta, trước đó còn một trại nào đó nữa. Nghĩ đi, nhất định có biến rồi.

Một tuỳ tướng họ Trịnh nêu ý kiến:

-Anh em ta mới đầu quân Thiên Đức chẳng nói làm gì, sư huynh giữ trại kỵ binh ở Kiến Xương sao lại bắt? Nếu vậy, tất có liên quan đến sư phụ. Sư phụ ở Phủ Sóc. Cánh quân Yết Kiêu đánh Trà Đoài mà từ bến Cổ Lê sang nhất định phải ngang qua Phủ Sóc. Chẳng lẽ có biến ở Phủ Sóc, sư phụ đầu quân Thiên Đức nên mới ra cớ sự.

Dương Vũ Thư đi đi lại lại một hồi, sau cùng quyết định:

-Như vậy chỉ còn sáu anh em chúng ta ở đây là chưa b·ị b·ắt. Được, là do Dương Cự Vọng ép chúng ta trước. Bây giờ chúng ta kéo đến Phủ Sóc! Cha ta nhất định có chuyện.

Năm người còn lại lập tức đồng tình, sư phụ chính là cha, cha gặp chuyện không thể khoanh tay ngồi yên. Tuy vậy, dinh không thể không canh phòng.

Vũ Thư bèn đến gặp chỉ huy đội canh giữ kho của nả nói rõ sự tình Trung đội trưởng chỉ huy toán giữ kho bạc. Vũ Thư sẽ để lại hơn hai trăm người, bốn trăm còn lại sẽ đi Phủ Sóc. Trung đội trưởng sau hồi băn khoăn cũng đành nhận.



-Trịnh Hoàng Sâm là anh em tốt của tại hạ, ngài Trung đội trưởng yên lòng. Phương Liệt tướng quân dự liệu đại quân Thiên Đức theo đà chiến thắng sẽ sớm đến đây tiếp quản.

Trịnh Hoàng Sâm ở lại, Vũ Thư và bốn người còn lại dẫn theo binh lính đi gấp, đem theo hơn chục chiến mã. Gần ba trăm người canh phòng dinh Sứ tướng rộng mênh mông thật cũng lạnh gáy giữa thời buổi loạn lạc. Trước tình hình ấy, Trịnh Hoàng Sâm này ra một kế, nếu Dương Sứ tướng hay Khổng Phó sứ dẫn đại quân đến, Trịnh Hoàng Sâm sẽ làm đầu lĩnh, đội quân canh kho rút theo lối cửa hậu. Còn như quân Thiên Đức kéo đến trước, Trung đội trưởng ra đón, như vậy là vẹn toàn.

Dinh Sứ tướng cửa đóng then cài, đèn đuốc tắt ngúm. Nửa đêm về sáng quả nhiên hướng Đông Bắc có tiếng thần công nổ rất gần. Đạn bắn vào tường đất nghe âm thanh như thiên lôi gõ cửa. Những người trong dinh tá hoả tam tinh chạy vội ra, vừa chạy vừa thi nhau nổ súng. Tiếng súng lẻ tẻ bị lẫn trong tiếng thần công và hàng nghìn tiếng hô xung phong, tiếng nhạc ngựa của Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh.

Trung đội trưởng canh giữ kho bạc nhanh trí hô hoán tất cả chạy về khoảng sân lớn trong dinh đốt đuốc sáng rực. Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh phá cửa chính và cửa hông hướng Đông đang đóng chặt sau đó tràn vào nổ súng chỉ thiên, khí thế trời long đất lở.

Chẳng có bất kỳ sự phản kháng nào trong bóng tối xung quanh. Tiếng súng dần ngưng, thay bằng những thanh âm báo hiệu:

-Đội 1, yên!

-Đội 3, yên!

-Đội 4, yên!

Tạo thành điệp khúc nối dài. Bỗng nhiên khoảng giữa dinh vọng lên hai loạt súng bắt liên lạc ngắt quãng. Các đội kỵ mã nhất tề xông về hướng ấy, đến gần nơi có nhiều đèn đuốc thấy mấy trăm người xếp hàng lộn xộn. Y phục Thiên Đức có một nhúm, còn lại toàn chiến y Đằng Châu. Các đội kỵ binh cảnh giác hỏi:

-Đơn vị nào? Xưng danh!

Một người cầm súng bước lên, giơ tay trái chào theo điều lệnh:

-Tô Dương Nham, Trung đội trưởng Trung đội 7, Đại đội 3, Tiểu đoàn Môn Thôn, Trung đoàn Thần Sách, Đại đoàn Thần Sách.

-Tiểu đoàn Môn Thôn? Sao các ông lại ở đây? - Một đội trưởng kỵ binh nhảy xuống ngựa bước lại gần, nhìn Tô Dương Nham và những người khác không chớp mắt. - Bọn họ là ai?

Tô Dương Nham chỉ vào Trịnh Hoàng Sâm, nói:

-Trịnh Hoàng Sâm, Trịnh tướng quân đây là tuỳ tướng của Đại tướng quân Dương Vũ Thư. Họ đã theo quân Thiên Đức chúng ta. Xin hỏi các ông thuộc đội nào?

-Bọn tôi ở Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh. Chờ một tí để tôi báo cáo Trung đoàn trưởng.

Tô Dương Nham thở phào, Trịnh Hoàng Sâm cũng quệt mồ hôi giữa trời đông. Nhìn trang bị của quân Thiết kỵ không hoảng cũng lạ. Người nào người nấy giáp trụ sáng loáng, đoản đao giắt hông, súng dài trên tay. Một vài con chiến mã thấp thoáng trong ánh đuốc cũng bịt giáp sắt.

Lê Phụng Hiểu mau chóng xuất hiện, nét mặt không giấu nổi vẻ ngạc nhiên pha chút thất vọng:

-Tiểu đoàn Môn Thôn chỗ cậu Phương Liệt đúng không?

Tô Dương Nham thuật ngắn gọn sự tình, nghe xong Lê Phụng Hiểu buồn so:

-Các cậu tranh hết phần của người khác thế này. Ta nhớ không nhầm, Lý Quang Minh hồi đó túm được Lê Hoan, giờ cũng cái tiểu đoàn đó chiếm được dinh Sứ tướng, công bằng ở đâu?

Tô Dương Nham gãi đầu cười gượng:

-Báo cáo chỉ huy, hồi ấy em là tân binh, trận này chiếm được dinh đều nhờ các anh chỉ huy mưu kế chứ cũng không đánh nhau.

-Các cậu tắt đèn đóm thế này, dính đạn lạc thì ta chịu tội à?

-Báo cáo, vạn bất đắc dĩ chúng em phải làm vậy. Thưa chỉ huy, đại quân đã đến, vậy chúng em bàn giao…

Lê Phụng Hiểu cắt lời:

-Ấy không! Ban nãy cậu nói Phương Liệt và cái cậu… Thư gì đó kéo nhau đến Phủ Sóc hả? Từ đây đến đó bao xa? Quân Thiết kỵ chưa lập được đại công nào. Các cậu phải nhường một tí chứ?



Nói đoạn Lê Phụng Hiểu chỉ vào Trịnh Hoàng Sâm:

-Anh có biết đường đến Phủ Sóc không?

-Dạ bẩm Đại tướng quân, mạt tướng có biết.

-Thế cậu chọn thêm ít người dẫn chúng tôi đi luôn, còn ngựa không?

-Dạ được hơn chục con ạ.

-Vậy nhé! Trịnh Hoàng Sâm phải không?

-Dạ.

-Tướng tá cậu được đấy, nếu cậu dẫn ta mau đến Phủ Sóc, ta sẽ nhận cậu vào quân Thiết kỵ. Chuẩn bị mau nhé.

Dứt lời, Lê Phụng Hiểu vội vã quay lưng hô hào kỵ binh trở ra ngoài dinh, đưa pháo binh vào trấn dinh.

-Dương Nham huynh! Người vừa rồi là chỉ huy quân kỵ của Thiên Đức à?

Tô Dương Nham gật đầu:

-Tôi mới gặp lần đầu, ngài ấy là Lê Phụng Hiểu, từng là Tả Thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Trong quân Thiên Đức, ngài ấy có biệt danh Thiết quyền tướng quân vì tung một quyền đ·ánh c·hết con ngựa.

-Quân Thiên Đức dễ dàng thu dụng quân đối địch vậy ư? Hôm qua Phương Liệt tướng quân cũng nói vậy.

-Quân Thiết kỵ chọn gắt lắm, ngựa của họ đều là chiến mã tốt nhất. Bộ binh cưỡi ngựa chỉ là quân khinh kỵ mà thôi. Chỉ huy Phương Liệt không thu dụng các anh vào quân Môn Thôn chúng tôi vì không đủ thẩm quyền. Chúng tôi chỉ là tiểu đoàn, ba tiểu đoàn mới thành một trung đoàn. Trung đoàn trưởng mới có quyền thu dụng, chúng tôi chỉ được giao người, muốn nhận ai phải làm đơn và người đó đồng ý cơ.

-Tô huynh! Sau này tại hạ vào quân Thiên Đức xin Tô huynh chỉ giáo thêm.

Tô Dương Nham cười mà rằng:

-Giúp đỡ thì chúng tôi sẵn sàng chứ chỉ giáo thì không được. Anh Sâm sẽ phải theo học trường đào tạo hạ sĩ quan, các thầy sẽ dạy cho anh. Nếu anh thích về Tiểu đoàn Môn Thôn anh phải làm đơn đề đạt nguyện vọng.

-Hôm qua và vừa rồi, mọi người nhắc đến Sứ tướng Lê Hoan do quân Môn Thôn các anh bắt giữ. Lê Phụng Hiểu đại nhân có vẻ cũng không hài lòng khi thấy anh.

Tô Dương Nham cười tít mắt khoe:

-Đáng ra chúng tôi đánh đường sông mà phút chót Vương thay đổi, bảo chúng tôi tạo thành con dao nhọn lách vào Đằng Châu quấy. Anh Phương Liệt tự nhận nhiệm vụ muốn chiếm dinh đấy. Ngài Phụng Hiểu buồn vì chậm chân chứ quân Thiên Đức đều là anh em. Sau nay Sâm là quân Thiên Đức, tự nhiên mọi người sẽ bảo vệ anh và gia quyến. Chúng tôi có lệ ấy nên chúng tôi mạnh.

-Môn Thôn đã tinh nhuệ nhất trong quân chưa, Tô huynh?

Tô Dương Nham lại cười:

-Bộ binh ấy mà, thiện chiến nhất là Trung đoàn Thiên Đức. Họ thường nhận nhiệm vụ nguy hiểm và sẵn sàng xông pha tuyến đầu. Trong ấy có Tiểu đoàn Tam Vạn chỉ tuyển tráng niên huyện Thiên Đức. Huyện ấy là gốc của quân, những người xuất thân từ tiểu đoàn ấy đều đánh hăng lắm, còn tôi người Kinh Môn. Hồi trước tôi theo tướng quân Đặng Sĩ Nghị.

-Tô huynh rành rẽ quá! Đa tạ huynh.

-Ui! Anh Sâm hỏi binh sĩ nào họ cũng biết chứ riêng gì tôi. Chúng tôi thường đọc báo và tiểu sử các đơn vị khi rảnh rỗi. Tiểu đoàn Môn Thôn chiếm dinh Sứ tướng nhất định sẽ lên báo để khắp phủ đều biết, vinh dự lắm.

-Báo? Báo… báo là gì?

Tô Dương Nham lục ba lô lấy ra một tờ báo cũ gấp làm sáu, giở trước ánh đuốc cho Trịnh Hoàng Sâm xem. Mấy người khác thấy lạ cũng bu lại nhìn hình vẽ nhưng chữ thì họ không đọc được. Tô Dương Nham tiện thể khoe:



-Chữ Vạn Xuân đấy! Dạo trước còn song ngữ, gần đây Báo Quân đội chỉ xuất bản bằng chữ Vạn Xuân.

Mọi người chuyền tay nhau xem, trầm trồ bởi lần đầu họ thấy. Tô Dương Nham lại dân vận tiếp:

-Chúng tôi đều biết chữ. Tôi đọc được gần hết tờ báo này rồi, chữ biết của tôi hơi xấu. Các anh vào quân Thiên Đức sẽ phải học nhiều thứ, nhất là học chữ. Muốn làm chỉ huy phải đọc thông viết thạo.

Một người hỏi lại:

-Tô đại nhân, học vậy tốn bao nhiêu?

Tô Dương Nham cười toe toét:

-Các anh phải học nhưng không mất tiền. À đúng, con các anh mà đủ 7 tuổi sẽ buộc phải đi học đấy, nếu học giỏi còn được thưởng cả gạo và tiền. Tầm 16 tuổi mà giỏi thì chả cứ là quân, đầy cơ quan đến tranh nhau nhận người ấy chứ. Tôi có một đứa em trai, nó mới 16 thôi, hồi giữa năm rồi nó được nhận và Ty Nông nghiệp huyện Kinh Môn học việc, lương một tháng 70 đồng. Sau ba tháng, nó sẽ nhận lương 85 đồng.

Có tiếng gọi Trịnh Hoàng Sâm, Hoàng Sâm vội hỏi:

-Thế anh được bao nhiêu một tháng?

-Tôi là Trung đội trưởng, cả phụ cấp chức vụ là 120 đồng. Nếu tôi hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao và không phạm lỗi, cứ mỗi ba tháng sẽ được thưởng 100 đồng.

Trịnh Hoàng Sâm vội dẫn một toán dắt ngựa ra hướng cổng dinh trong khi Tô Dương Nham và những binh sĩ Môn Thôn bắt đầu kể về những điều họ trải qua trong quân ngũ, về cuộc sống ở Thiên Đức mà họ biết. Đấy có thể gọi là binh vận không? Chỉ biết một thời gian ngắn sau đó, tấm gương Tô Dương Nham quả thật có trên Báo Quân đội Thiên Đức vì canh giữ kho bạc an toàn, tuyên truyền đúng chính sách, chủ trương của quân.

Trong đoạn đường trăm trượng ra cổng dinh, Trịnh Hoàng Sâm nói với thuộc hạ:

-Các người thấy sao? Anh em mình bán mạng cho Dương Sứ tướng mà mỗi tháng có dăm chục đồng. Dân binh chỉ được nuôi hai bữa, bảo sao kho bạc trong dinh lớn vậy. Tô huynh nhận 120 đồng một tháng, là 2 tiền. Một năm vị chi 24 tiền, lại còn cái thưởng gì đó nữa.

Một binh sĩ thì thào:

-Bảo sao họ nghiêm thế! Họ giữ kho bạc, trông có vẻ lỏng lẻo nhưng chẳng thấy ai tắt mắt. Chiều hôm qua lấy bạc trong kho trả công cán cho những người về, họ còn gọi mấy người trong dinh đi cùng để chứng kiến. Giao tiền bắt điểm chỉ. Chắc họ sợ làm sai sẽ bị phạt.

Trịnh Hoàng Sâm bèn nói:

-Quân nghiêm vậy ắt tướng tài! Các người đừng làm mất mặt dân Đằng Châu mình nhé. Sau này vào quân Thiên Đức nhất định phải nỗ lực, họ làm được thì ta cũng làm được.

Lê Phụng Hiểu để lại một trăm quân kỵ và 5 khẩu thần công ở lại dinh Sứ tướng. 15 thần công và 1400 quân Thiết kỵ chia làm ba đội tiến nhanh về Phủ Sóc. Trời sáng, bọn Trịnh Hoàng Sâm nhìn đoàn Thiết kỵ nối đuôi nhau đi mà thầm thán phục. Chưa biết giáp trận ra sao nhưng nhìn đoàn binh trang bị tận răng và tràn đầy khí thế, Trịnh Hoàng Sâm cũng muốn chỉ huy một đội như vậy.

-Phụng Hiểu đại nhân! Ban đêm ngài có nói sẽ thu dụng thuộc hạ, chẳng hay…

Phụng Hiểu cười mà rằng:

-Ta đang thiếu quân kỵ, trông cậu rất khá. Cậu làm chỉ huy bộ binh lâu chưa?

-Dạ bẩm, thuộc hạ làm tiểu tướng cũng được 5 năm.

-Thời gian đó mà ở Thiên Đức, cậu cũng phải làm Tiểu đoàn trưởng rồi. Nhìn bộ dáng của cậu hẳn con nhà võ nhỉ?

-Sao đại nhân lại biết ạ?

-Cùng nghề thì biết thôi. Có dịp ta đánh thử với cậu.

-Thuộc hạ không dám, thuộc hạ học trường côn của Dương sư phụ, nào dám múa rìu qua mắt thợ.

Lê Phụng Hiểu cười vang:

-Hồi ta mới về Thiên Đức cũng khách sao y như cậu bây giờ. Cậu hiện tại là dân, tôi là quân, không cần phải dùng kính ngữ đâu. Sau có vào quân cũng có cách xưng hô khác. Người Vạn Xuân cả mà.

Lê Phụng Hiểu tranh thủ hỏi Trịnh Hoàng Sâm những điều cần biết về đoạn đường sắp tới và những gì Sâm hiểu về Đằng Châu. Lê Phụng Hiểu không hề giấu diếm mong muốn lập đại công báo đáp Vạn Thắng vương và tạo uy danh cho quân Thiết kỵ. Bằng những lời chân tình, thẳng thắn ấy, Lê Phụng Hiểu khiến ham muốn thể hiện bản thân của Trịnh Hoàng Sâm tăng lên. Có điều… An Nhữ Hầu mới là quân kỵ, Trịnh Hoàng Sâm sẽ thuộc quyền ai đây?