Chương 362: Rời Nghĩa Trụ Hạ
Từ lời khai của Hoàng Phiên và 14 tên thích khách, Vũ Mộng Nguyên và Đình Nghi Khúc chia quân lùng bắt thêm 13 gian tế ngay trong buổi sáng. Tất cả gian tế đều dùng giấy tờ giả, mấy nơi chôn giấu v·ũ k·hí, lương thảo đều được phát hiện, cho thấy quy mô của kế hoạch quấy phá trị an trong vùng lớn đến mức nào. Chương không cảm thấy lạ khi Hoàng Phiên khai, hắn nhận lệnh trực tiếp từ La Đình Độ và mưu sĩ Chu Thanh Đông.
Chương viết mật thư gửi gấp đến Triệu Quang Phục đang ở Hiến Doanh kèm chỉ thị thay đổi phương thức liên lạc với những người đã cử sang Đằng Châu trước đó.
Giờ Ngọ, Chương ngồi trong huyện đường thấy bên ngoài ông ào, định bảo người ra xem có chuyện gì đã có quân sĩ vào bẩm báo:
-Thưa Đại Vương! Hơn ba trăm người là dân làng Nguyên Hoà kéo đến trước cửa trụ sở gây náo loạn. Họ đề đạt nguyện vọng, mong Đại Vương tha c·hết cho ông Hoàng Lôi và gia quyến.
Chương ngạc nhiên rồi mỉm cười. Anh quay ra nói với Huyện trưởng Lý Nhân:
-Xem ra ông Hoàng Lôi thực có uy tín trong dân, anh thấy thế nào?
Lý Nhân, cháu đích tôn của Lý Lệnh công, trước làm Phó Ty Giáo dục, giữ chức Huyện trưởng Nghĩa Trụ Hạ đã hơn một năm nay. Nghe Chương hỏi vậy, Lý Nhân bèn đáp:
-Bẩm Vương, Hoàng Phiên phạm t·rọng t·ội, ít nhiều Hoàng Lôi có liên đới, thực hư cần chỗ anh Khúc điều tra rõ.
-Ta muốn muốn biết ý kiến cá nhân của anh cơ, người Vạn Xuân hay nói ông tri huyện là phụ mẫu của dân.
-Dạ bẩm! - Lý Nhân ngập ngừng.
Chương động viên:
-Anh làm việc trong bộ máy Thiên Đức đủ lâu để hiểu dụng ý của ta mà, còn ngại gì.
-Thưa Đại Vương! Hoàng Phiên tội đáng c·hết. Hoàng Lôi bấy lâu nay tận tuỵ việc công, dân làng Nguyên Hoà đều thấy. Chủ trương của Đại Vương xưa nay lấy dân làm gốc, lấy nghĩa làm trọng, khoan thứ kẻ lầm lỗi. Tôi thấy… nếu tha được Hoàng Lôi hãy tha, cũng là để bách tính thấy Đại Vương khoan dung độ lượng.
-Vậy cứ theo ý anh!
-Dạ? Đại Vương bảo sao ạ?
-Dân là cha mẹ của chúng ta, Hoàng Lôi có liên đới gì hay không thực ta không muốn truy đến cùng. Anh nhân cơ hội này an dân, tăng thêm uy tín bản huyện, dân tin yêu anh chắc hẳn sau này công việc ở Nghĩa Trụ Hạ sẽ thuận. Lý Lệnh công vốn khoan hoà, anh thừa hưởng đức tính ấy, hãy phát huy.
Lý Nhân hiểu ngụ ý của Chương, lật đật dẫn quân hầu chạy ra cổng trụ sở. Ngoài dân Nguyên Hoà còn có dân mấy làng gần đó kéo đến xem ngày một đông khiến không khí trở nên ồn ào. Lý Nhân sai binh lính vãn hồi trật tự, một lúc sau mới cất tiếng:
-Thưa bà con cô bác! Đại Vương đang làm việc trong bản huyện, bà con ta không được gây huyên náo nơi này. Thưa bà con! Đêm vừa rồi thích khách đột nhập huyện đường thích sát Đại Vương và Trịnh Quý phi, thật là tội tày trời. Đại Vương vốn nhân đức, coi bách tính là cha mẹ. Bây giờ trời đang nắng chang chang thế này, Đại Vương không đành lòng để bà con bêu nắng nên sai ta ra mời bà con vào huyện đường bàn chuyện.
Trưởng làng Nguyên Hoà bước lên chắp tay thi lễ:
-Bẩm Lý đại nhân, chúng tôi không có ý gây kinh động đến Đại Vương. Dân làng Nguyên Hoà đều biết tội trạng của Hoàng Phiên, tội hắn đáng c·hết. Thưa đại nhân, Hoàng Lôi người làng Nguyên Hoà, là người tốt bụng, nay Hoàng Lôi g·ặp n·ạn, bà con muốn xin Đại Vương xét công giảm tội cho Hoàng Lôi, dân làng Nguyên Hoà sẽ chẳng quên ơn.
Lý Nhân chắp hai tay giơ lên cao, nói:
-Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Trương lão tiền bối xin hãy hiểu cho. Bộ luật Thiên Đức ban hành gần đây có quy định rõ, kẻ nào phạm tội sẽ xử kẻ đó chứ không hoạ đến người thân thích. Đại Vương đã căn dặn ta không được phiền đến người vô tội, bà con hẳn thấy rõ, Hoàng Lôi vẫn đang ở nhà chứ quan quân có bắt đi đâu?
Ông Trưởng làng chắp tay khom lưng:
-Dạ bẩm Lý đại nhân, chúng tôi đều biết Vạn Thắng vương nhân đức, thương dân như thể thương thân. Đại Vương chưa trách đến tội của Hoàng Lôi là phúc nhà họ Hoàng còn dày. Bẩm đại nhân, xưa nay tội hành thích bậc đế vương mang hoạ đến ba họ, phiền luỵ đến cả làng. Mấy tháng trước Thần phi cũng bị gian tế hành thích chỉ vỉ mạo hiểm đến thăm hỏi bách tính. Thưa đại nhân, Vạn Thắng vương nay là vương của bách tính, dân làng Nguyên Hoà đều cảm tạ ân đức Đại Vương hơn một năm nay chăm lo. Nay Đại Vương đến bản huyện, bách tính đã chẳng đón được ngài lại xảy ra cớ sự. Dân làng Nguyên Hoà xin Vương giảm tội cho Hoàng Lôi cũng đồng thời xin gánh tội chung ạ.
Quân sĩ từ trong huyện đường chạy ra thì thầm gì đó với Lý Nhân, Lý Nhân gật đầu liên hồi, nói với bách tính:
-Đại Vương có lệnh, bà con ai về nhà nấy. Mời Trương lão tiền bối, trưởng tộc họ Hoàng và các cụ cao niên trong làng Nguyên Hoà vào huyện xơi nước. Bà con mau chóng về đi, Đại Vương thấy bà con đội nắng như này sẽ trách phạt ta, về thôi, về thôi!
Trưởng làng họ Trương nghe Lý Nhân nói vậy bèn hô hào bà con mau về nhà, không được tụ tập trước trụ sở kẻo Vạn Thắng vương trách tội ngài Huyện trưởng. Các phụ lão cũng xua con cháu về, loáng một cái, cổng trụ sở huyện chỉ còn ba, bốn chục người. Lý Nhân mời mọi người vào huyện đường tham kiến Vạn Thắng vương và Trịnh Quý phi.
Chương ngồi ghế chủ, Lam Khuê đứng cạnh bên, Lý Nhân ngồi chếch phía trái, các cụ cao niên chia tả hữu mà ngồi, ai nấy im re, kín đáo liếc nhìn vị vương đang đường hoàng ngồi đó.
Lam Khuê lên tiếng khi mọi nười đã yên vị:
-Thưa các cụ, các ông có mặt ở đây. Vạn Thắng vương vì việc công mà đến bản huyện nên chưa có thời gian thăm hỏi các cụ, các ông ở địa phương. Từ ngày Vạn Thắng vương lập nghiệp đến nay đã 8 năm, ngài luôn coi bách tính là cha mẹ, anh em, con cháu trong nhà. Đi xa về gần nhất định phải có đồng quà tấm bánh, vậy nay có cơ hội được gặp các cụ, các ông làng Nguyên Hoà ở đây, thay mặt Vạn Thắng vương, Trịnh Quý phi xin biếu các cụ, các ông chút quà mọn. Chúc các cụ, các ông bách niên giai lão.
Lam Khuê vừa dứt lời, Phạm Cẩm Tú cùng các nữ cận vệ bê ra những xấp vải lụa biếu những người có mặt. Mỗi người nhận một xấp vải lụa kèm theo 20 đồng mà ai nấy đều ngơ ngác không hiểu nguyên cớ ra làm sao. Bấy giờ Chương mới cất giọng ôn tồn:
-Ta còn rất nhiều việc bên Kim Động, phải đi ngay cho kịp nên chẳng thể tiếp chuyện các cụ được. Thưa các cụ, ta dựng nghiệp lấy dân làm gốc, có dân sẽ thành đại nghiệp. Hoàng Phiên vì ngu dại, vì bạc vàng làm mờ mắt mà dẫn gian tế về g·iết hại dân mình, ta giận lắm. Thiết nghĩ ta còn trẻ, nhiều chuyện chưa thông tỏ, hành sự còn lỗ mãng nên chưa được lòng dân. Nghĩa Trụ Hạ xa thủ phủ Thiên Đức, ta nhận lỗi lơ là khiến bách tính chịu thiệt. Thiên Đức đã có luật lệ, ông Huyện trưởng đây cứ theo luật lệ mà thi hành. Hoàng Phiên có tội phải xử, Hoàng Lôi và gia quyến vốn là lương dân, có thể vô tình tiếp tay gian tế song xét thấy Hoàng Lôi là người ngay thẳng nên không truy cứu. Các cụ hãy yên lòng. Mong sau này các cụ để ý con cháu, để ý người lạ, đề phòng k·ẻ g·ian giúp cho Lý đại nhân đây hoàn thành chức phận. Nếu Lý đại nhân và thuộc hạ làm điều càn quấy, các cụ cứ đến Vạn Xuân mà thưa. Ta nói vậy để các cụ hiểu chứ ta chọn người là không lầm. Thật mong các cụ giúp Lý đại nhân việc công thông thuận.
Mọi người nhìn nhau chẳng biết phải làm sao, Lý Nhân bèn đứng ra đưa tay lên ngực cúi gập người, dõng dạc:
-Đội ơn Đại Vương! Tôi sẽ ghi nhớ lời ngài căn dặn.
Bấy giờ các cụ cao niên trong làng Nguyên Hoà vội vàng đứng dậy làm theo.
Chương căn dặn Lý Nhân thêm vài điều trước mặt mọi người, đề cao Lý Nhân là vị Huyện trưởng công chính liêm minh, cần phát huy, không được lơ là, phàm mọi việc lớn nhỏ nên chú ý đến lời khuyên của các cụ. Xong xuôi, Chương để Lý Nhân tiếp khách, anh trở về hậu viện chuẩn bị hành trang rời huyện Nghĩa Trụ Hạ. La Đình Kính chia quân bản bộ ra làm hai, một đội đi trước mở đường, đội còn lại chặn hậu. Đoàn Nhữ Hài tạm ở lại huyện đường thu thập thêm tài liệu, chứng cứ của đám gian tế.
Già trẻ lớn bé làng Nguyên Hoà có đến năm trăm người kéo nhau quỳ mọp hai bên đường ngoài cổng trụ sở huyện tiền biệt Vạn Thắng vương. Binh sĩ bản huyện ra sức yêu cầu dân làng đứng lên nhưng chẳng được. Lý Nhân ái ngại, Chương cười mà rằng:
-Thôi thì tấm lòng của dân như vậy ta nhận, anh ở lại giúp ta an dân, cứ làm theo lời ta dặn là được. Anh lấy tâm anh quản dân, nếu có sai ta sẽ chẳng bao giờ trách phạt.
Chương lên ngựa, Lý Nhân rơm rớm nước mắt quỳ xuống bái lạy. Xuất thân là một công tử, nếu không có biến loạn, Lý Nhân sẽ là người tiếp nối Lý Lệnh công cai quản đất Siêu Loại. Dẫu cho Vạn Thắng vương đối đãi trọng thị với Lý Lệnh công nhưng trong lòng con cháu họ Lý vẫn sợ anh hơn là nể phục. Mấy ngày ngắn ngủi Chương ở huyện, Lý Nhân cố sức phụng sự hòng tránh bị trách tội nhưng từ lúc đến và đi, Chương chưa một lời trách cứ. Thay vào đó, anh căn dặn và tin tưởng Lý Nhân sẽ làm được việc nọ việc kia.
Nhớ lại những gì đồng liêu Lê Văn Thịnh, Vũ Trinh từng nhiều lần nói, giờ đây Lý Nhân tin rằng người đang khuất bóng dần phía cuối con đường kia nhất định sẽ trở thành vị minh quân trong tương lai gần.
-Vạn Thắng vương vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!
Lý Nhân hô lớn, tả hữu hô theo, dân chúng có mặt cũng làm vậy. Trên lưng ngựa, Chương vui vẻ nói với Lam Khuê:
-Anh tin rằng huyện Nghĩa Trụ Hạ từ nay sẽ không còn chốn dung thân cho gian tế. Lý Nhân không phải kẻ khờ, anh ta làm việc mà sợ sai đâm ra cẩn trọng quá. Một làng Nguyên Hoà tuy không đại diện cho cả huyện nhưng có nhân tố, tự khắc Lý Nhân sẽ phát huy sở trường. Lê Văn Thịnh đánh giá rất cao Lý Nhân đấy.
-Xem ra anh đến Nghĩa Trụ Hạ không chỉ đơn thuần thăm viếng những người xấu số.
-Người đã khuất sống khôn thác thiêng phù hộ cho anh phát hiện ra ổ gian tế nằm cạnh trụ sở huyện. Anh cần câu trả lời cho họ.
Chương thúc ngựa đi mau, anh muốn gặp Lý Trí Thắng trước khi trời tối.