Chương 342: Chi Lăng
Đại quân Thiên Đức theo hướng Tây Bắc đến một vùng gọi là Chi Lăng. Địa hình vùng này bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, sông suối, địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam. Con sông Hoa là sông chính ở vùng Chi Lăng, là thượng nguồn của sông Nhật Đức.
Chương cho hạ đại trại trên một dải đồi thấp, ngay như Lý An làm tham mưu theo sát Chương cũng không thực hiểu rõ tại sao Chương một hai đến bằng được vùng đất này. Ngay sau khi hạ trại, Chương họp chỉ huy tác tiểu đoàn, phân công nhiệm vụ cho từng người tung quân do thám xung quanh, vẽ hoạ đồ càng chi tiết càng tốt, các vị trí bản thân chỉ huy cho là hiểm yếu phải cắt cử một trăm quân ẩn náu. Bên cạnh đó, quân Thiên Đức vào các bản làng xung quanh tìm hiểu dân tình. Các chỉ huy đều báo rằng thôn bản thiếu vắng đàn ông con trai.
Theo tin Vương Mật Sơn và Vương Ninh Chấp bẩm báo, thủ lĩnh vùng Chi Lăng là Giáp Đạo Nguyên, một người Tày từng làm quan lang thời Lý tiên vương tại vị. Chương không lấy làm lạ, nhất định Giáp Đạo Nguyên đã dẫn thổ binh vào ẩn nấp trong rừng. Ngoài việc cho quân sĩ đi thám thính, ẩn nấp xung quanh. Chương dặn anh em Vương Mật Sơn và Vương Ninh Chấp thu thập mẫu đất đá trên núi đem về.
Lý An nói với Chương:
-Chẳng lẽ chúng ta hành quân một quãng đường dài đến đây chỉ để đóng quân trên sườn đồi này ư? Nơi này dân không thuận, lam sơn chướng khí nhiều sẽ hao binh tổn mã.
-Ông ngoại thấy phong cảnh hùng vĩ chứ ạ? Có núi, có sông suối và cả thung lũng.
-Nhưng… thực ta vẫn băn khoăn vì sao phải đến đây. Chúng ta đánh thành Lạng Giang sẽ uy h·iếp Phan Văn Hầu từ phía Tây, nơi ấy cũng có hàng vạn dân. Ta thật không hiểu cớ sao con dẫn quân đến nơi thâm sơn cùng cốc này.
-Có phải năm xưa quân Hoa quốc vào Vạn Xuân và rút về đều theo lối này không ạ?
-Ta có nghe nói.
-Ông làm tham mưu, con làm vương một cõi mà chỉ nghe nói thì nguy lắm. - Chương nói giọng tỉnh bơ. - Vùng hiểm địa này cần phải sớm kiểm soát, bên cạnh tính trọng yếu quân sự, con chắc chắn vùng này sẽ có những mỏ khoáng sản chúng ta cần cho q·uân đ·ội như kẽm, chì, sắt, đồng.
-Mỏ bên Ninh Hải không đủ đáp ứng cho con ư?
Chương thở dài:
-Mỏ bên ấy có vẻ trữ lượng không tốt hoặc không nhiều. Xưa nay khoáng sản kim loại chỉ tập trung ở vùng đồi núi.
Lý An tỏ ra lo lắng:
-Nhưng đồi núi điệp trùng như thế này biết nơi nào mà tìm? Chả lẽ quặng lộ thiên như quái thạch bên Mao Khê?
-Con sẽ có cách để tìm, trước hết chúng ta phải kiểm soát hoàn toàn vùng này, thu phục bách tính sau đó tiến tiếp lên hướng Tây Bắc. Ông từng đặt chân lên đất Hoa quốc chưa?
Lý An thừa nhận:
-Nửa đời người ta hầu như chỉ ở Siêu Loại.
-Vậy ông nên tận dụng cơ hội này.
-Con lo một ngày quân phương Bắc tràn xuống nên tính trước phải không?
-Đó là một lẽ, cái chính là những vùng như Chi Lăng này xưa nay chẳng nhà cầm quyền nào để tâm đến. Nó là phên giậu phía Tây Bắc kinh đô, nhiều khoáng sản, chúng ta kiểm soát vùng này và cả Mao Khê thì việc chinh phục Vạn Xuân dễ như trở bàn tay ông ạ. Quân sĩ của chúng ta, như con hay nói, chưa có kinh nghiệm tác chiến đồi núi. Chiếm vùng này vô cùng dễ, bình định mới khó.
Tin do Phạm Cự Lượng báo cáo giúp Chương thêm chắc chắn vào nhận định cá nhân. Một chiều, binh sĩ liên lạc của D219 Kinh Môn hớt hải về bẩm báo:
-Đám thổ binh dùng voi phục binh ở sườn núi, quân số áng chừng gần một nghìn tên, chúng rất nhanh nhẹn và dũng mãnh. D Trưởng Trương Hát chống không nổi buộc phải thu quân ạ.
Chương nhìn tấm hoạ đồ sơ sài dựng trên vách, binh sĩ còn chưa kịp chỉ chỗ có phục binh, bên ngoài quân sĩ báo có liên lạc của D215 Ninh Hải xin cấp báo.
-Bẩm Vương, Phó thống lĩnh Trương Văn Long sai thuộc hạ về báo, D215 Ninh Hải chạm trán một toán thổ binh khoảng năm trăm người ở khe núi đổ ra khi chúng tôi men theo con suối dò đường. D215 buộc phải rút vê
-Có voi không?
-Dạ bẩm, có khoảng 10 thớt voi.
Chương hạ lệnh cho các D thu quân về trại, nâng cao cảnh giác. Chương ra khỏi trướng soái, leo ngược l·ên đ·ỉnh đồi phóng tầm mắt nhìn xuống thung lũng phía trước. Anh nói với Lý An và Lê Phụng Hiểu:
-Ta đồ rằng Giáp Đạo Nguyên sớm muộn sẽ dẫn đại quân của ông ta đến giao chiến.
Phụng Hiểu nói:
-Giáp Đạo Nguyên liệu có chịu dàn quân đánh với ta trên đồng trống không? Ông ta làm vậy chẳng khác nào t·ự s·át.
-Phan Văn Hầu đã điều quân đến thành Lạng Giang, nếu biết ta ở đây, ông Sứ tướng ấy sẽ kích động toàn bộ các tù trưởng trong vùng chống lại ta bằng tiền bạc, vải vóc và cả quân sĩ. Quân Tam Đái tác chiến tốt trên địa hình đồi núi. Đâu phải tự nhiên ta đóng đại bản doanh ở đây.
Phụng Hiểu lại thưa:
-Vùng này có quân tượng, họ điều khiển voi rất thành thục, Vương phải cẩn thận.
Chương cười:
-Chúng ta có thần công, hoả mai và lựu đạn. Thời kỳ của thành quách, tượng binh và cả kỵ binh đã qua rồi. Ta muốn xem họ có bao nhiêu binh mã, bao nhiêu thớt voi và đánh trận như thế nào.
Chương nói với Lý An:
-Ông căn dặn ba quân yên lòng, voi chẳng là gì đối với chúng ta, con khắc có kế. Bảo mấy người Trương Văn Long, Trương Háy gặp đối phương cứ thua chạy dụ họ kéo quân về đây.
Chương án binh bất động, tình hình yên ắng vài ngày. Thám mã từ hậu quân cấp báo:
-Quân Tam Đái bí mật dùng kỵ binh từ thành Lạng Giang tiến nhanh về hướng làng Đồng Dạ có ý muốn chặn đường rút của chúng ta về sông Minh Đức ạ.
-Bao nhiêu kỵ binh?
-Dạ bẩm, khoảng một nghìn.
-Còn gì nữa?
-Bẩm Vương, thám mã cũng phát hiện một toán thổ binh có quân tượng di chuyển về hướng sườn phải của hậu quân.
Chương vẫn bình tĩnh lắng nghe và hỏi:
-Voi có nhiều không?
-Chúng tôi chỉ thấy bóng dáng voi chứ không rõ số lượng. Bọn họ thông thuộc đường xá, thường chọn lối đường mòn không có trên hoạ đồ.
Chương gật gù:
-Nói với Hoàng hậu, đại quân còn đủ lương ăn nửa tháng, cứ thong thả.
Quân thám mã nghe không hiểu, Chương phải dặn cứ nói với Thiên Bình như vậy là được. Lê Phụng Hiểu tỏ ra sốt ruột, muốn dẫn đội kỵ binh quay ngược về sau tiếp ứng, Chương ngăn lại:
-Ông dẫn kỵ binh tiếp ứng phỏng có ích gì, ngựa thấy voi sẽ khuỵ gối hết lượt, ngựa chỉ dùng đối phó với bộ binh. Ông phải ở đây chờ lệnh.
-Bẩm Vương, Hoàng hậu sẽ nguy mất.
-Ông đánh giá phụ nữ Thiên Đức thấp rồi, trong tay Thiên Bình có gần hai nghìn tay súng, có vài khẩu thần công hộ vệ.
-Bẩm Vương, Giáp Đạo Nguyên không phải tay vừa. Chưa kể quân kỵ của Phan Văn Hầu chặn hậu.
-Ta không đánh giá thấp Đạo Nguyên hay quân kỵ Tam Đái. Ông bận rộn luyện mã nên chưa biết hết, trong hậu quân ngoài Thiên Bình còn có Bùi Thị Xuân, Phạm Thị Thanh, Phạm Kim Huệ. Bọn họ lớn lên cùng nhau, đợt vừa rồi sinh nở chẳng tham dự được trận bên Vũ Ninh, hãy để họ phát tiết chứ.
Lê Phụng Hiểu vẫn ái ngại:
-Ngài không lo lắng cho an toàn của Hoàng hậu sao? Dẫu mạnh đến đâu cũng là phận nữ nhi, lỡ có bề gì…
Bấy giờ Lý An mới lên tiếng:
-Phụng Hiểu đừng lo, tất cả đều nằm trong kế hoạch của chúng ta.
Phụng Hiểu vẫn chưa hiểu, Lý An bèn giải thích:
-Xưa nay việc dùng binh, điểm yếu luôn là lương thảo. Chúng ta hành quân đến đây đã cách Thiên Đức gần hai trăm dặm, Giáp Đạo Nguyên muốn đánh vào hậu quân triệt lương thảo là phải. Phan Văn Hầu cho kỵ binh có ý nhắm đến làng Đồng Dạ vẫn là hư chiêu thôi. Quân thuỷ của chúng ta vẫn ở Bến Huyện, từ Bến Huyện đến Đồng Dạ gần hai chục dặm đường nên Hầu không dại. Điều ông ta muốn là khiến hậu quân nao núng rồi đánh vào sườn trái c·ướp phá lương thảo. Ông lo cho Hoàng hậu nên quên ư? Một lực lượng kỵ binh nhỏ nho liệu tạo ra điều gì chứ?
-Có nghĩa là… hậu quân cũng là nghi binh?
Lý An đáp:
-Cũng không hẳn, chúng ta nào biết Giáp Đạo Nguyên có ra tay hay không. Bên sườn trái của chúng ta có Phạm Cự Lượng, bởi vậy Giáp Đạo Nguyên muốn đánh đoàn vận lương sẽ chỉ còn sườn phải mà thôi. Tôi đồ Đạo Nguyên muốn chúng ta quay lại cứu quân lương nên có ý lộ việc hành quân. Ta tập trung, ông ta muốn ta chia nhỏ, lợi dụng địa thế chia cắt và đánh ta đấy.
Lê Phụng Hiểu quay ra nhìn Chương, thấy anh vẫn thản nhiên ngồi nhâm nhi trà nóng mới vững bụng đôi chút.
-Chẳng lẽ Vương dự liệu hết được những điều đối phương sẽ làm ư?
Nghe Phụng Hiểu hỏi vậy, Chương nhoẻn miệng cười đáp rằng:
-Ông cứ chăm học lịch sử sẽ có ích lắm.
-Lịch sử ạ?
-À, ý ta là binh pháp ấy. Cứ chờ Giáp Đạo Nguyên bộc lộ binh mã xong sẽ đến lượt ông ra tay. Ta cũng sẽ dùng kế tương tự như Giáp Đạo Nguyên.
-Dạ bẩm, là kế gì ạ?
Chương tặc lưỡi:
-Ông ta đánh hậu của ta, ta bắt hậu của ông ấy, để xem ai nhanh tay hơn.
Đoạn Chương hỏi Lý An:
-Bao lâu nữa trời tối ông ngoại nhỉ?
-Mùa đông ở đây có vẻ mau tối, chừng hơn nửa canh giờ nữa.
-Đành nhờ ông ngoại Thiên Kim giúp con làm vui lòng Giáp Đạo Nguyên xem như quà Tết sớm.
Lý An tươi tỉnh, xoa lòng bàn tay vào nhau, hơ lên bếp lửa:
-Phải khiến Đạo Nguyên đắc chí một phen, Phụng Hiểu, đi với ta.
Lý An điểm quân, yêu cầu D118 Kim Động, D215 Ninh Hải gấp rút thu lều rút về sau cứu hậu quân. Hai tiểu đoàn hành quân được hơn nửa canh giờ thì hậu quân làm tiền quân, tiền quân trở thành hậu quân quay ngược lại bản doanh ở lẫn với các binh sĩ đơn vị khác, bấy giờ Phụng Hiểu mới vỡ lẽ.