Chương 331: Quỷ kế
Bấy giờ hạ tuần tháng 6, mùa hè năm Thiên Đức thứ 31, Thiên Bình cùng Chương dẫn hơn hai nghìn quân Thần Vũ qua sông nhập vào trại Kẻ Lầm. Chương thân chinh nắm đại quân, mình mặc áo bào, hông đeo gươm báu, đội mũ đâu mâu cưỡi ngựa ra trước trận tiền. Bên hông ngựa chiến không thể thiếu thần khí trấn thiên, tam thập viên liên thanh AK trứ danh.
Chương đưa mắt nhìn dãy luỹ đất cao hơn một trượng cắm chông tre tua tủa, cờ phướn rợp trời phía trước mặt. Bên tả có Thiên Bình, Bùi Thị Xuân, Lê Phụng Hiểu, Đào Cam Mộc. Bên hữu có bọn Nghiêm Phúc Lý, Dương Cát Lợi, Phạm Ngũ Lão, Đặng Công Chất. Đào Cam Mộc đưa hoạ đồ cho Chương xem lại lần cuối. Chương xem một hồi, gọi Phạm Văn Xảo, Lan Ngư phủ và Phạm Kính Ân, phó tướng của Phạm Bạch Hổ, lại gần và bảo:
-Các tháp canh là mục tiêu ưu tiên, bộ binh cần mở một lối rộng chừng trăm trượng để qua. Bên kia luỹ không rõ quân Vũ Ninh bày binh bố trận ra sao nhưng súng pháo phải dọn đường. Chậm nhất đến chập tối chúng ta phải đóng quân trước thành Bát Vạn.
Sỹ quan chỉ huy chụm đầu vào cùng nghe, thống nhất lần cuối nhiệm vụ cụ thể của từng người sau đó ai về quân ấy.
Phạm Kính Ân, Lan Ngư phủ và Phạm Văn Xảo đưa súng pháo dàn hình chữ Nhất trước trận tiền khai hoả hòng hiệu chỉnh đường đạn, tầm đạn. Ân và Xảo đưa hai chục Cự thạch pháo dấn lên trước thêm mươi trượng, quân Vũ Ninh liền bắn một loạt đạn đá. Nhìn đạn đá rơi ào ào trước mặt, Ân và Xảo bèn đưa pháo dâng thêm mươi trượng nữa mới đặt xuống chờ lệnh.
Pháo thủ quấn ba quả lựu đạn tre lại với nhau, bọc thêm đất sét tăng trọng lượng và bắn quả đầu tiên. Đạn nổ tốt nhưng không vượt qua luỹ đất. Tiếp đó, Phạm Kính Ân và Phạm Văn Xảo đem hàng trăm Cự thạch pháo chia thành mươi cụm cùng nhắm vào một khoảng luỹ chỉ định. Bộ binh trực sẵn bên dăm chục Hoả pháo liên hoàn bắn lựu đạn đặt sau Cự thạch pháo. Ngay khi Chương phất lệnh đồng loạt khai hoả, Phạm Văn Xảo và Phạm Kính Ân sai quân đưa Cự thạch pháo dấn lên thêm năm trượng bắn loạt thứ nhất và cứ thế các cụm pháo cùng tiến, cùng bắn, mặc quân Vũ Ninh phản pháo.
Lan Ngư phủ phất cờ ra hiệu, bộ binh khiêng Hoả pháo liên hoàn chạy băng băng trên cánh đồng, theo sau là quân trang bị hoả mai dàn hàng. Những khẩu Hoả pháo liên hoàn bắn lựu đạn vọt qua luỹ đất ở khoảng cách gần năm mươi trượng, mỗi khẩu bắn bốn quả một lượt, lựu đạn rơi tản mát khiến quân phòng thủ kh·iếp vía.
Quân Vũ Ninh nép sát luỹ đất, chờ quân Thiên Đức áp sát mới dùng nỏ Liên Châu các loại bắn ra như mưa. Bấy giờ, những khẩu thần công ngắm mặt luỹ khai hoả, ép quân Vũ Ninh phải hụp người xuống. Binh sĩ trang bị hoả mai tận dụng cơ hội ấy tràn lên ngắm bắn liên hồi khiến quân Vũ Ninh không thể thò đầu lên mặt luỹ, chỉ còn cách nấp trong luỹ bắn tiễn ra.
Mấy trăm Cự thạch pháo của Nguyễn Quốc Khánh phải lui về sau một quãng do hàng trăm quả lựu đạn bắn vào. Cự thạch pháo Vũ Ninh hiệu chỉnh xong, bắn đạn qua luỹ, ngăn quân Thiên Đức áp sát.
Trong khi những khẩu hoả mai áp chế được cung thủ, Đào Cam Mộc liền sai quân nỏ tiến gần đến luỹ bắn tiễn gắn quả nổ lên cao, hơn nghìn quả nổ nhỏ khiến cung thủ Vũ Ninh t·hương v·ong buộc phải lui.
Ngô Kình Ngư đưa xe thang bắc cầu qua hào sâu cho bộ binh Thiên Đức áp sát chân luỹ dưới yểm trợ của các loại súng pháo. Cuốc, thuổng, rìu, búa… các loại được huy động nhằm phá ba đoạn luỹ tạo cửa mở. Mỗi cửa mở rộng chừng năm trượng. Cửa mở có, quân Thiên Đức đem thần công qua hào bắn phá. Nguyễn Quốc Khánh cự không nổi, lệnh ba quân rút dần về sau.
Thiên Đức quân qua được luỹ đất chẳng thiệt hại đáng bao nhiêu binh sĩ, chậm rãi dàn quân nhắm hướng Bắc. Quân kỵ bộ đi giữa, hai bên sườn có súng pháo. Tiểu đoàn Thiên Đức đi cánh tả yểm hộ, cánh hữu có Đặng Công Chất. Lê Phụng Hiểu nhận lệnh dẫn hơn ba trăm kỵ binh trang bị hoả mai vòng sang bên hữu tiễu trừ những toán quân Vũ Ninh còn chống cự.
Nguyễn Quốc Khánh thu quân trấn ở phía bến Môn về thành Bát Vạn, cánh quân này rút về ngang đường gặp Lê Phụng Hiểu. Mặc dù chỉ có hơn ba trăm kỵ binh nhưng Phụng Hiểu vẫn dẫn quân đánh vỗ mặt đối phương. Quân Vũ Ninh đông hơn gấp mười nhưng chống cự yếu ớt, sợ quân Thiên Đức kéo đến chặn đường bèn vòng lên hướng Bắc tháo chạy về thành Bát Vạn.
Nguyễn Quốc Khánh dàn quân trước thành Bát Vạn, Chương lệnh thần công khai hoả không ngừng buộc Khánh phải lui vào thành, kéo cầu treo tử thủ. Chương sai quân bắn phá hết lượt các cầu treo ở ba mặt thành khiến vạn quân Vũ Ninh như cá trong rọ. Chập tối, quân Thiên Đức kéo đến ngày một đông vây hai lượt thành Bát Vạn. Ngay tối hôm ấy Lê Phụng Hiểu dẫn kỵ binh xộc vào làng Đa Hội yêu cầu toàn bộ dân làng khăn gói, tay nải về bên kia sông tức thì.
Qua hôm sau, Phan Văn Hầu dẫn quân Tam Đái vượt sông Nguyệt Đức, hợp với các trại phía Bắc châu Vũ Ninh đến ứng cứu thành Bát Vạn. Chương cho quân đóng trại dựa lưng vào nhau chờ đợi. Phan Văn Hầu sắp đặt ba quân, muốn phối hợp với Nguyễn Quốc Khánh, trong nống ra ngoài đánh vào song toàn bộ cầu đã bị phá, Khánh không thể dẫn quân ra khỏi thành. Bên cạnh đó, hàng trăm khẩu pháo các loại của Thiên Đức trực chờ nhả đạn một khi quân Vũ Ninh bơi qua hào sâu.
Sớm tinh mơ hôm sau Phan Văn Hầu hay tin thuỷ quân Thiên Đức ngược sông Nhật Đức, vào sông Nguyệt Đức đang giao chiến với thuỷ quân Tam Đái ngay trên sông. Hầu bỗng ở thế tiến thoái lưỡng nan, sợ quân Thiên Đức cắt đường về bèn vội thu quân hạ trại bên bờ tả ngạn sông Nguyệt Đức.
Chương cho đắp hàng chục ụ đất quanh ba mặt thành, dựng chòi canh cao đến ba trượng trên đó. Binh sĩ Thiên Đức đứng trên còi nhòm được vào trong thành.
Số phận thành Bát Vạn xem như đã được định đoạt.
Theo kế sách của Phạm Tu, Ngô Thì Nhậm và Lý An, Chương không vội công thành, thay vào đó, anh sai Ty Thông tin, Ty Dân vận cùng Thần Vũ quân cùng nhau đi uý lạo dân chúng quanh thành. Theo lời mách của Ngô Thì Nhậm, Chương yêu cầu nhấn mạnh miễn thuế khoá, lao dịch và bách tính có con em ở trong thành Bát Vạn hãy đến gọi con em về. Nếu con em ở trong thành là tướng, Thiên Đức thu dụng làm tướng, cho giữ nguyên chức vụ. Con em làm sĩ tốt cho về làng cày ruộng. Bố cáo cũng nêu rõ, hương thân làng xã nào tự nguyện giao nộp cho Thiên Đức sổ nhân khẩu, điền địa sẽ được đảm bảo quyền lợi. Ba quân Thiên Đức nếu ai phạm vào tài sản của dân, sách nhiễu sẽ trị theo quân pháp.
Vài ngày sau, hàng nghìn người có con em trong thành Bát Vạn tụ tập trước cổng chính của thành gọi con em nhà mình ra hàng quân Thiên Đức. Chương sai quân sĩ lo cơm nước cho bách tính, bách tính chỉ việc đứng đó gọi con từ sớm đến khuya, từ khuya đến sáng.
Nguyễn Quốc Khánh và Chương đều thừa hiểu rằng việc gọi con em ra hàng là bất khả thi. Có điều, chẳng đấng sinh thành nào muốn con mình vong mạng, chẳng người vợ nào muốn mất chồng nên ra sức kêu gọi trong vô vọng. Ba quân trong thành Bát Vạn ban đầu còn tràn trề sĩ khí muốn chống Thiên Đức đến cùng, nhưng mấy ngày sau đấy có đến hơn ba nghìn dân đứng gọi hàng khiến lòng quan dao động.
Hương thân phụ lão kéo nhau xin yết kiến Vạn Thắng vương, Chương đồng ý. Hương thân phụ lão cầu xin Vạn Thắng vương rộng lòng tha c·hết cho con em của họ, Chương cũng đồng ý. Anh khẳng định với các bậc cao niên, quân Thiên Đức chỉ muốn bắt Vũ Ninh vương và Nguyễn Quốc Khánh cùng bộ tướng chứ không lạm sát.
Thành Bát Vạn bị vây hơn nửa tháng trời, chỉ còn mặt Đông của thành tựa vào dãy đồi thấp, Khánh đặt Cự thạch pháo, đá tảng và gỗ trên đỉnh đồi phòng quân Thiên Đức đánh dấn lên. Mé bên kia của dãy đồi là cánh đồng bát ngát, Chương bố trí TB31 vây lỏng ở hướng Đông Nam. Cánh quân Bàn Phù Sếnh, Phạm Bạch Hổ vây lỏng ở hướng Đông sau khi Khánh rút đội quân phòng thủ lên đồi cao đóng trại.
Sau hàng chục ngày án binh bất động, thượng tuần tháng 7, Chương gọi Phạm Kính Ân, Phạm Văn Xảo vào trướng dặn riêng. Nửa đêm, Ân và Xảo lợi dụng trời tối cho quân khiêng vài chục khẩu Cự thạch pháo áp sát góc Đông Bắc và Bắc của thành Bát Vạn, đồng loạt bắn hàng chục loạt đạn cháy vào thành rồi rút lui trước khi quân thủ thành phản pháo. Đích ngắm của Xảo, Ân là một kho lương thảo. Nguyễn Quốc Khánh vội vàng gom lương trong thành về một chỗ thay vì để rải rác. Sở dĩ Chương biết đích xác vị trí các kho lương là do khai thác được từ tù binh nhưng không vội t·ấn c·ông ngay từ đầu.
Tối hôm sau, Chương lại gọi Ân và Xảo vào dặn riêng thêm một lần nữa.
Đầu trống canh Ba, gia quyến ăn ở trước quân doanh gọi con quy hàng đều mệt, phần lớn lăn ra ngủ. Bỗng đâu nghe tin quân Thiên Đức chuẩn bị công thành bằng thần khí, vội vàng hô hoán nhau réo gọi, báo động con em trong thành mau ẩn nấp. Quả thực, quân doanh Thiên Đức đèn đuốc sáng rực, quân đi qua đi lại gọi nhau như thể sắp tổng công kích. Binh sĩ Vũ Ninh trấn thành Bát Vạn kéo nhau thò đầu lên luỹ dòm ngó. Quang cảnh đương lúc nhốn nháo, bỗng có hàng chục t·iếng n·ổ lớn từ bên trong thành vọng ra. Ba quân Thiên Đức đang xếp đội hình bỗng bỏ chạy về phía sau một quãng khiến ai nấy ngơ ngác. Tiếp đó, tất cả đèn đuốc tắt ngúm, chiêng trống khua vang lẫn với những âm thanh đinh tai nhức óc vẫn phát ra từ trong thành Bát Vạn.
Tướng trấn cửa thành hoang mang khi sau lưng âm thanh rền vang mà đằng trước trời tối đen, trống chiêng vang dội, sợ quân Thiên Đức vượt hào sâu leo luỹ vội ra lệnh cho quân sĩ bắn tiễn vào khoảng tối. Bắn được dăm ba loạt, đèn đuốc bên trại Thiên Đức lại sáng trưng hết lượt.
-Trời ơi! Chúng bay là lũ cầm thú, sao lại bắn vào cha mẹ chúng bay thế này! Trời ơi là trời!
Chiêng trống ngưng hẳn, đạn nổ cũng thôi, chỉ còn tiếng kêu khóc của hàng trăm người đứng gần thành luỹ kêu con gọi cháu bị trúng tiễn. Quân Thiên Đức vội đưa những người b·ị t·hương đem ra sau cứu chữa. Sáng hôm sau, hơn chục người m·ất m·ạng oan uổng được đặt trên cáng đưa đến trước cổng thành gọi con cháu ra nhìn mặt lần cuối.
Phạm Sư Mạnh đứng trước cổng thành lớn tiếng quát mắng:
-Các người thật táng tận lương tâm, Thiên Đức bọn ta xưa nay đánh trận không hại đến dân bao giờ. Bọn ta là địch, đối đãi gia quyến các người tử tế thế nào các người tận mắt thấy. Vậy mà đêm hôm các người ở trong thành bắn pháo, phóng tiễn hại cả cha mẹ mình. Thử hỏi các người có bằng cầm thú hay không?
Tướng trên luỹ đáp vọng xuống:
-Đừng ngậm máu phun người, chính bọn Thiên Đức chúng bay lừa bọn ta làm thế, là do quỷ kế của chúng bay.
Phạm Sư Mạnh chỉ mặt tướng trấn thành sỉ vả dăm câu khiến vị tướng này cả giận sai quân nỏ nhắm Phạm Sư Mạnh bắn. Phạm Sư Mạnh quay lưng bỏ chạy, một trong số các mũi tên trúng vào n·gười đ·ã k·huất. Sư Mạnh được thể đứng chống nạnh chì chiết.
Sự việc xảy ra trước hàng vạn cặp mắt, Nguyễn Quốc Khánh chẳng còn cách nào khác phải cho những binh sĩ có gia quyến t·ử t·rận ra khỏi thành vì những kẻ ấy đang gào khóc thảm thiết gây núng lòng quân. Hơn chục binh sĩ phủ phục bên thân xác phụ mẫu, đoạn họ quay lại chỉ lên mặt luỹ gào lớn:
-Thằng Sơn kia! Mày g·iết cha tao, tao bắt được mày sẽ băm thành trăm mảnh.
-Bớ thằng Sơn, mày hại mẹ tao, tao thề sẽ trả thù!
Đoạn, những binh sĩ này chạy đến trước quân doanh Thiên Đức xin đầu quân để trả thù. Đào Cam Mộc an ủi họ, bảo rằng hãy đưa cha mẹ về chôn cất tử tế rồi đến xin vào quân sau. Cam Mộc sai quân khiêng những người đã mất đi, đồng thời đưa cho mỗi binh sĩ đang khóc than một nén bạc về lo ma chay.
Ty Thông tin và Ty Dân vận chẳng cần lan truyền những điều mắt thấy tai nghe, chính gia quyến binh sĩ trong thành Bát Vạn đã làm thay điều ấy. Tình hình trở nên tồi tệ hơn với Nguyễn Quốc Khánh, sau khi lo ma chay xong xuôi cho những n·gười đ·ã k·huất, dân mấy làng kéo nhau đến thành Bát Vạn tổng sỉ vả Vũ Ninh vương và Nguyễn Quốc Khánh không ngớt. Những làng này cử ra mấy cụ cao niên yết kiến Vạn Thắng vương, họ xin vương trừ đám Nguyễn Quốc Khánh.
Chương lại hứa nhất định sẽ làm vậy cho bà con thoả lòng, song anh thả một câu rất nguy hiểm:
-Binh sĩ cũng là người Vạn Xuân, ta bố cáo nửa tháng nay, ta sẽ tha bổng tất cả. Lý tiên vương dựng nước này đâu muốn dân đánh lẫn nhau, ta có lòng nhân chẳng cam tâm đánh thành vì lo khắp vùng trắng khăn tang. Các cụ thương con thương cháu là phải, chi bằng các cụ khuyên bảo con cháu bắt Vũ Ninh vương và Nguyễn Quốc Khánh giao nộp là xong chuyện. Ai về nhà nấy, chẳng lo cảnh binh đao nữa.
Thiên Bình đem biếu các cụ mỗi người một xấp vải lụa, tặng cho làng 10 nén bạc và luôn miệng khuyên các cụ mau về nghỉ ngơi vì tuổi cao.
Thay vì về, các cụ lại hô hào dân làng, gia quyến binh sĩ xúi bẩy con em trong thành bắt Nguyễn Quốc Khánh và Vũ Ninh vương giao nộp.
Phải biết rằng trong thành Bát Vạn có đến mấy nghìn người là dân binh bị cưỡng bức vào quân, họ chẳng tha thiết chống Thiên Đức đến cùng để làm gì.
Vũ Ninh vương nghe dân chúng đứng ngoài thành xúi con cháu bắt mình giao nộp thì sợ xanh mặt. Một mặt, Vũ Ninh vương đốc thúc Nguyễn Quốc Khánh tăng cường cảnh giác, mặt khác âm thầm tìm đường chuồn êm.