Chương 329: Hư hư thực thực
Đào Cam Mộc chỉ định Phạm Văn Xảo thay Trần Thái Bộc chỉ huy Cự thạch pháo, thần công và được chấp nhận. Phạm Văn Xảo lớn lên cùng Trần Thái Bộc, là anh em vào sinh ra tử bao phen. Đặng Công Chất vẫn nắm quân hoả mai thuộc biên chế Tiểu đoàn Tất Thắng và Chiến Thắng trong trại Kẻ Lầm.
Cánh đồng Kẻ Lầm xuất hiện thêm hàng trăm hào sâu nằm trong tầm bắn hiệu quả của Cự thạch pháo chỉ sau một đêm. Chương đồng ý đưa hết Cự thạch pháo ở Thừa Thiên và Siêu Loại sang trại Kẻ Lầm. Phạm Bạch Hổ giúp Phạm Văn Xảo bố trí lại trận địa pháo, đảm bảo rằng không có bất kỳ cuộc đột kích bằng kỵ binh nào xảy ra trong tương lai gần có thể thành công.
Ngô Kình Ngư đem các xe Liên nỗ phóng lao đặt phía trước trại. Bên cạnh đó, hàng chục xe thang di động được bố trí hình rẻ quạt ở mặt tiền trại Kẻ Lầm. Bọn Đào Cam Mộc thống nhất, chỉ cần xe thang bị t·ấn c·ông vào ban đêm, Cự thạch pháo sẽ trút đạn về hướng ấy. Kỵ bộ Vũ Ninh muốn tập kích trại một lần nữa sẽ phải vượt qua cơn mưa đạn các loại.
Trong ba đêm liên tiếp, Nguyễn Quốc Khánh dùng Cự thạch pháo bắn vào các chốt tiền tiêu là xe thang di động nhưng quân Thiên Đức không có phản ứng đáng kể. Khánh không dám cho pháo dấn lên bởi sợ phục binh, trại Kẻ Lầm tối đen như hũ nút, đến kỳ hiệu cũng không thấy treo. Khánh thử cho mấy toán bộ binh bò lên thám thính thực hư, biết rằng quân Thiên Đức có đặt các toán phục binh dưới các hầm hào, không rõ quân số bao nhiêu, bố trí ra sao.
Đúng như Phạm Tu đoán định, Chương xúc tiến nhanh việc đánh Vũ Ninh sau sự ra đi của Trần Thái Bộc.
Tiểu đoàn thuỷ Kình Ngư được điều đến sông Nhật Đức hội cùng quân Thuỷ Đường và anh em họ Vương ngay tối muộn ngày trại Kẻ Lầm bị tập kích. Nguyễn Quốc Khánh tin rằng Thiên Đức nghi binh, chỉ đưa thêm hơn một nghìn quân đến ứng phó. Đồng thời, Khánh gửi thư cầu viện đến Phan Văn Hầu và sứ quân Nguyễn Ninh vương.
Nguyễn Ninh vương đang có hiềm với Trữ quân, có muốn cũng khó giúp. Sứ giả của Khánh bí mật đi lại mấy lần vô tình bị quân của Tô Trung Từ bắt được. Sứ giả đem thư phúc đáp của Nguyễn Ninh vương, quân Tô Trung Từ c·hặt đ·ầu sứ giả, cho quân đem thư ấy sang Thừa Thiên.
Chương đọc thư xong chỉ nhếch miệng cười ban cho quân đưa thư 10 nén bạc. Đoạn Chương dặn Bàn Phù Sếnh nâng cao cảnh giác, mặc kệ hai sứ quân bên kia sông giao chiến. Tả hữu thắc mắc, Chương bảo:
-Chúng ta làm gì, đánh với ai, đánh như thế nào đều do chúng ta tự quyết, không thể vì Tô Trung Từ cố ý phao tin mà chuyển trọng tâm. Những tin tức kiểu ấy dù vô tình hay cố ý chỉ nên tham khảo hòng điều chỉnh và cẩn thận hơn lúc bàn định kế sách mà thôi.
Mặc cho quân Thuỷ Đường, Vương Chí Linh và thuỷ binh Kình Ngư gióng trống hô vang, tinh kỳ rợp bóng. Nguyễn Quốc Khánh vẫn không tin Chương sẽ đánh Vũ Ninh theo lối Phượng Sơn bởi địa hình không thuận lợi cho quân thuỷ lẫn bộ và đặc biệt là thần công. Mặt phía Tây của Vũ Ninh tiếp giáp sông Nhật Đức là những cánh đồng lớn quanh năm ngập nước. Dân cư thưa thớt, đi lại phải dùng thuyền độc mộc là chính. Dăm ba ngòi thuyền bè nhỏ đi được đều bất lợi nếu t·ấn c·ông.
Khánh biết rõ địa hình như lòng bàn tay, Chương cũng vậy. Song vì sao biết mé Tây Vũ Ninh khó công mà Chương lại dồn quân về mé ấy ngày một đông, nhiều tướng sĩ Thiên Đức còn không thông hiểu được.
Thượng tuần tháng 6, Chương điều đến Phượng Sơn thêm hai nghìn bộ binh, nâng tổng số quân đồn trú tại nơi này lên gần bốn nghìn người. Binh sĩ Thiên Đức dàn hàng ngang hạ lều trại sát bờ sông, dài gần ba dặm. Dưới sông, hàng trăm bè tre lớn nhỏ xếp dày đặc, xen kẽ với hơn ba chục chiến thuyền.
Nguyễn Quốc Khánh bán tín bán nghi, nghĩ quân Thiên Đức có thể sở hữu thần khí mới, vượt được đầm lầy, ruộng nước bèn đưa thêm một nghìn tinh binh cùng ba trăm khẩu pháo đặt nơi hiểm yếu đề phòng.
Chương hay tin lại điều thêm một nghìn quân nữa đến Phượng Sơn, lều trại lại dài thêm, đêm hôm đèn đuốc sáng rực bờ sông, quân sĩ đi lại nhìn hoa cả mắt. Trước tình hình ấy, Khánh buộc phải rút bớt năm trăm quân ở mạn Bắc về lập thêm một đồn gần bờ hữu ngạn sông Thiên Đức.
Bến Môn gần làng Môn có trại thuỷ quân, Chương điều động toàn bộ tân binh từ đại bản doanh Thiên Đức cũ do Trương Lôi quản, tận dụng đêm tối nhập luôn vào trại thuỷ. Sáng tinh mơ, quân canh phòng trên vọng gác bên bờ Bắc sông Thiên Đức vội báo tin cho Khánh. Khánh đích thân lên vọng gác xem xét tình bình, nhìn cờ quạt, lều trại thấy không ít hơn năm nghìn quân. Khánh tập trung ba trăm Cự thạch pháo cùng hơn hai nghìn bộ binh trấn sau luỹ.
Đêm xuống, quân Thiên Đức ở bến Môn và Phượng Sơn thi nhau dùng tù và, trống trận, đốt đuốc sáng rực, tiền hô hậu ủng như thể bắt đầu sang sông. Trong khi đó ở trại Kẻ Lầm, Đào Cam Mộc cho đóng cọc tre làm tường rào, chặt nhiều cành cây cắm, buộc đủ kiểu trên tường rào khiến quân Vũ Ninh không quan sát được bên trong trại.
Một sớm trung tuần tháng 6, D341 yểm trợ Bàn Phù Sếnh dẫn một nghìn tay súng đổ bộ lên mé Đông Nam châu Vũ Ninh. Sếnh dễ dàng bức rút hai trại quân Vũ Ninh ở nơi này lui hẳn về phía sau. Khánh không thể rút binh mã đang đóng gần thành Bát Vạn đi tiếp ứng. Bởi thế Sếnh chia quân bố ráp hai làng, bắt tất cả già trẻ gái trai gần một nghìn người cùng gia súc gia cầm về huyện Siêu Loại.
Phan Văn Hầu cử hai nghìn tinh binh đến tiếp ứng, Khánh điều động hai nghìn quân Tam Đái về hướng Đông Nam chống Bàn Phù Sếnh. Sau ba ngày, Sếnh bắt toàn bộ dân trong bốn làng đưa cả sang sông. Quân Tam Đái kéo đến, Sếnh kéo quân ra giữa cánh đồng chờ sẵn. Quân Tam Đái và Vũ Ninh đông gấp đôi nhưng D341 của Dương Cát Lợi dùng thần công, Cự thạch pháo và hoả pháo bắn vài chập liền đẩy lui được đối phương.
Chập tối, Sếnh cho bộ binh hạ trại giữa cánh đồng, Dương Cát Lợi đưa hoả khí lui về sau gần trăm trượng cùng đại bộ phận của Sếnh nằm phục. Trong trại, Sếnh để hơn trăm quân đốt đuốc tuần phòng, vòng ngoài để dăm xe thang di động, bên trên đặt một bù nhìn bằng rơm thòng dây về trại để kéo, giả như lính canh.
Đêm ấy trăng sáng nhưng nhiều mây, quân Tam Đái thấy ngon ăn liền chia thành bốn đội cùng tập kích trại một lượt. Binh sĩ trong trại vội vàng nổ đì đẹt vài tiếng súng rồi bỏ chạy toán loạn. Quân Tam Đái vào trại phá lều thấy không có người, biết trúng kế liền hô nhau chạy. Dương Cát Lợi kịp khai hoả được một lượt khiến hàng trăm binh sĩ đối phương t·hương v·ong. Đối phương rút lui, Sếnh cho quân thu lều trại di dời đến địa điểm mới trước khi trời sáng rõ. Đồng thời Dương Cát Lợi âm thầm rút D341 về Siêu Loại. Quân Tam Đái bối rối, mất phương hướng đành phải lui về sau hơn bốn dặm hạ trại, tung quân ra thám thính các làng xung quanh.
Về phần Sếnh, Sếnh ém quân một ngày, chờ đến canh Hai tràn vào làng La Cối bắt hơn ba trăm dân đưa đi ngay trong đêm, để lại Tiểu đoàn Toàn Thắng trang bị tận răng ẩn nấp trong làng. Ban ngày, Sếnh cho binh sĩ cải trang làm đồng, dân các làng gần đó đi qua hoặc vào làng đều b·ị b·ắt hết lượt.
Quân Tam Đái kết hợp với quân Vũ Ninh dò la đến làng La Cối b·ị b·ắt chẳng sót người nào. Sếnh biến làng La Cối thành một cứ điểm khi đào hàng trăm hầm hào trong làng, đắp ụ đất cao. Quanh làng có hầm chông nguỵ trang đến mấy lớp. Ba ngày sau, thêm năm trăm tay súng khác cũng vào làng.
Sếnh rút kinh nghiệm của Đào Cam Mộc ở làng Lở, thay vì chặt tre tạo đường lui, Sếnh và binh sĩ đào một đường hầm dưới bụi tre thông ra giữa cánh đồng, lối ra nguỵ trang bằng hai nấm mộ cỏ hãy còn xanh.
Quân do thám hai lượt không trở về cùng một hướng khiến Cao Khê, chỉ huy quân Tam Đái sinh nghi. Cao Khê phái ba toán dò la hướng làng La Cối, một toán biệt tăn, hai toán còn lại chạy về bẩm báo làng La Cối hẳn có quân Thiên Đức trốn trong ấy.
Cao Khê nhổ trại, cách làng La Cối hơn hai dặm mới ngưng. Chờ đêm tối, Khê lệnh quân sĩ bò đến luỹ tre làng thám thính, mấy quân sĩ đều bị sập hầm chông hết lượt. Cao Khê chắc mười mươi quân Thiên Đức trốn trong làng bèn xin Khánh tăng viện một nghìn quân cùng hai trăm Cự thạch pháo. Nguyễn Quốc Khánh cấp hẳn ba trăm khẩu pháo, hoạ đồ cùng dân bản địa cho Cao Khê kèm theo lời dặn, san làng La Cối thành bình địa trong một đêm.
Bàn Phù Sếnh bắt được tù binh, đoán Cao Khê sẽ gọi thêm tiếp viện, Khánh chắc sẽ dùng pháo dập vào làng bèn gửi thư về Siêu Loại báo cáo tình hình cụ thể.
Phạm Bạch Hổ nhận lệnh dẫn phân nửa Lữ đoàn Thần Sấm cùng D341 của Dương Cát Lợi sang sông vào chập tối mà chẳng gặp trở ngại gì. Sang được sông, Hổ dẫn quân men theo bờ sông đi về hướng Đông, tờ mờ sáng tản ra ẩn nấp chờ đợi đêm xuống mới di chuyển tiếp đến điểm hẹn.
Chương rất hứng thú với quân Tam Đái, anh muốn đánh quỵ hoàn toàn đội quân tăng viện này bằng một lực lượng mạnh. Bởi thế, sau bọn Phạm Bạch Hổ còn có Tiểu đoàn Tam Vạn trợ chiến.
Việc Bàn Phù Sếnh bắt mấy làng trước đó, lại thêm hai bên giao chiến, những làng mạc gần sông, bà con gồng gánh lánh nạn hết lượt.
Binh sĩ Thiên Đức đem theo lương thực đủ ăn trong 12 ngày, lại đun nấu bằng bếp ban ngày không có khói, ban đêm chẳng thấy lửa nên quân sĩ Vũ Ninh có đi dò la cũng khó phát hiện và thường b·ị b·ắt sống.
Chủ trương của Chương rất đơn giản, Khánh tập trung quân đông nhằm bảo vệ mặt Nam của thành Bát Vạn, Chương lại buộc Khánh phải chia quân ra. Như số quân Thiên Đức đang ở Phượng Sơn thực ra chỉ có hai nghìn lính, còn lại toàn nông dân quanh vùng được gọi đến ăn, ngủ và nghỉ. Đêm hôm, họ còn được yêu cầu còn bày rượu chè ăn uống, chửi bới nhau om sòm khắp cả một khúc sông.