Chương 305: Hoàng hôn một màu
Đào Ứng Bình đích thân thống lãnh gần 1 vạn binh mã quyết đánh Hiến Doanh bằng mọi giá. Ứng Bình cần một chiến thắng rửa mặt, phục thù cho việc em trai m·ất m·ạng. Tin anh em họ La bại trận từ hậu phương chuyển đến, La Đình Đệ b·ị t·hương m·ất m·ạng, La Đình Độ nhặt được mạng nhưng khó hồi phục trong ngày một ngày hai càng khiến Ứng Bình quyết tâm.
Đào Ứng Bình cho đắp mấy mô đất cao, dùng thang tre dựng chòi để ngó vào bên trong Hiến Doanh hòng dễ dàng chỉ huy ba quân. Phía đối diện, Triệu Quang Phục cũng ở trên một lầu cao chừng ba trượng theo dõi sát sao tình hình. Thống soái hai bên nhìn thấy hình dáng của nhau, khoảng cách giữa họ chỉ trăm trượng mà thôi.
Triệu Quang Phục giấu quân ơi chân tường nên Đào Ứng Bình không thể biết được lực lượng phòng thủ có bao nhiêu. Ứng Bình cũng chẳng thể thấy được sau bức tường, nếu như quân tràn qua được sẽ là những bàn chông che nhọn hoắt chờ sẵn. Những bàn chông hiện đang được úp xuống.
Sớm tinh mơ ngày 4 tháng 3, Đào Ứng Bình cho nổi trống hiệu chuẩn bị tiến công. Quân Đằng Châu hạ quyết tâm, chia làm ba cánh nhất loạt xung phong. Trống quân đập thùng thùng cũng là lúc những khẩu thần công trấn mặt Nam kéo vải phủ ra, nhắm mục tiêu vào mấy chòi cao đằng xa nhả đạn. Quả đạn gang lướt qua chòi cao nơi Đào Ứng Bình đang đứng hiên ngang. Ứng Bình lần đầu nhìn thấy những v·ũ k·hí lạ song xa quá chẳng rõ là gì. Một viên đạn thổi tung mái rơm trên lâu, Ứng Bình thất kinh vội tụt xuống. Những quả đạn tiếp theo bắn thấp hơn một chút đã làm gãy cột chống, chòi đổ sập xuống. Mấy chòi khác cũng chung số phận.
Đào Ứng Bình sợ vã mồ hôi hột, không thể nghĩ thần khí của quân Thiên Đức bắn xa đến vậy.
Vạn quân Đằng Châu hò reo chạy băng băng về trước. Cung thủ bắn vài loạt tiễn yểm trợ bộ binh đội ván tre phủ rơm rạ cẩn thận tiếp cận bờ tường, tránh lối có cắm chông. Triệu Quang Phục bố trí hầm chông lung tung nhưng có chủ đích, bộ binh t·ấn c·ông sẽ phải đi xiên đi xẹo trong khi kỵ binh chẳng thể dụng được.
Đón tiếp bộ binh Đằng Châu khi họ còn cách bờ tường chừng hai mươi trượng là loạt, pháo đá, hoả pháo liên hoàn bắn những quả đạn cháy các loại hoặc mỡ sôi, kèm theo đó là hàng nghìn mũi tiễn gây nổ. Bộ binh Đằng Châu đến gần hơn nữa sẽ là quả nổ, loạt hoả pháo thứ hai và hàng nghìn ống hoả hổ.
Quân trước ngã xuống, quân sau vẫn cứ tiến lên ào ào như thác đổ, bất chấp cơn mưa đá, mưa dầu và hoả khí nổ vang trời. Sau chừng hai khắc đồng hồ chấp nhận t·hương v·ong lớn, quân Đằng Châu đã leo lên được bờ tường ở một số đoạn. Nỏ Liên Châu, súng hoả mai và quả nổ tạm đẩy lui những kẻ gan dạ.
Triệu Quang Phục lệnh bộ binh dựng tất cả bàn chông, lui về sau cách bức tường 5 trượng nấp sau công sự dùng nỏ và súng ngắm bắn trong khi hảo pháo, pháo đá, tiễn nổ vẫn bắn không tiếc đạn qua bờ tường. Quân Đằng Châu lên được tường chẳng phải quân cung nỏ, muốn nhảy xuống cũng khó, nhiều kẻ gan dạ xấu số thoát được tiễn với đạn, bị đồng đội phía sau đẩy xuống nằm c·hết trên các bàn chông. Nhiều kẻ giẫm lên xác đồng đội tràn vào nhưng khoảng cách 5 trượng thật là quá xa vời đối với họ mà tử thần lại gần ngay trước mặt.
Đào Ứng Bình vẫn thúc quân tràn lên, bấy giờ Triệu Quang Phục mới cho khua chiêng liên hồi. Bọn Lý Trí Thắng nhận được hiệu lệnh nhất tề rời nơi ẩn nấp đánh vào sườn phải đội hình t·ấn c·ông của Đào Ứng Bình. Ứng Bình đề phòng trước, cắt cử 1000 kỵ binh đón sẵn. Kỵ binh trang bị nặng, tận dụng tốc độ dự định xộc thẳng vào đội hình hoả mai đang dàn hàng ngang hành tiến. Bọn Lý Trí Thắng và Nghiêm Phúc Lý thay vì ngắm bắn người lại ngắm bắn ngựa. Quả nổ và tiễn nổ được quân phía sau bắn và ném vọt về đằng sau kỵ binh. Kỵ binh giáp trận mất luôn vài trăm ngựa chưa kịp áp sát. Lý Trí Thắng dẫn quân trang bị kiếm giáo xông lên, áp đảo quân số mà đánh trong khi Nghiêm Phúc Lý chỉ huy súng hạ kỵ binh còn trên lưng ngựa.
Quân kỵ mau chóng tan, hơn bốn trăm kỵ binh quay ngựa chạy về sau, số còn lại đều bị bọn Trí Thắng và Phúc Lý tặng cho một đao m·ất m·ạng. Tại sao ư? Đào tạo quân kỵ khó hơn quân bộ mà.
Bọn Lý Trí Thắng với hơn hai nghìn bộ binh và mấy chục quân kỵ xung phong. Quân kỵ Thiên Đức chỉ dùng quả nổ và tiễn nổ, tận dụng tốc độ mà q·uấy r·ối. Quân Đằng Châu ở cánh hữu nao núng khi trên đầu, trước mặt và sườn đều bị t·ấn c·ông. Lý Trí Thắng dẫn quân thẳng vào giữa hòng chia cắt đối phương. Quân của Thắng có bao nhiêu quả nổ đều tung hết lượt trước khi hỗn chiến. Nghiêm Phúc Lý với hơn tám trăm tay súng trợ chiến phía sau, chưa đầy một khắc, cánh hữn quân Đằng Châu phải lui dần về nhập với trung quân. Đội hình Đằng Châu bắt đầu xộc xệch, rối loại vì t·hương v·ong nhiều, các tấm phên che đầu không còn giúp giữ mạng được nữa.
Quân trấn trong Hiến Doanh nhận lệnh phản công dưới yểm trợ của hoả lực. Quân chủ lực, địa phương, dân binh và cả nông dân trèo tường nhảy ra hợp với bọn Lý Trí Thắng. Quân Đằng Châu t·hương v·ong vì t·ấn c·ông, nay thấy trong Hiến Doanh tràn ra nhiều như kiến liền mất tinh thần. Chiêng trong Hiến Doanh khua liên hồi kèm thêm tiếng súng pháo không ngừng khiến mệnh lệnh của Đào Ứng Bình bị loạn. Bình chưa khua chiêng mà quân ôm đầu chạy.
Quân trong Hiến Doanh và của Lý Trí Thắng gần vạn người, Ứng Bình cũng phải tháo chạy, quân Đằng Châu tan vỡ.
Quân Thiên Đức truy rất sát, mặc sức chém g·iết, nhiều quân Đằng Châu chạy dạt ra bờ Xích Giang nhảy xuống tìm đường thoát thân, phần lớn được họ Cao cứu về, phân nhỏ đuối nước m·ất m·ạng. Hơn hai nghìn dân phu Đằng Châu chạy không kịp đành ngồi ôm đầu chờ c·hết lại toàn mạng vì y phục họ mặc trên người.
Lưu Xưởng c·hết trong đám loạn quân.
Sứ tướng Đào Ứng Bình thu tàn binh nhắm hướng Nam tháo thân được vài mươi dặm, người mệt ngựa mỏi lại đụng bọn Lý Công Thành, Phạm Sỹ Sách chờ sẵn. Quân kỵ mở đường máu, Ứng Bình chạy về đến bờ tả ngạn Phú Nông điểm lại chỉ còn hơn ba nghìn kỵ bộ.
Đào Ứng Bình thảm bại, nét mặt vẫn còn lưu lại vẻ hoảng hốt khi đặt chân lên đất Đằng Châu. Bình như một phú ông, cuộc dạo chơi trên đất Kim Động trong ba tuần, Bình tiêu bảy nghìn binh mã, một Phó Sứ tướng và em trai mà không có nổi một thành quả nhỏ nhoi nào.
La Đình Kính chờ Đào Ứng Bình nơi bến sông, cả hai nhìn nhau không nói lời nào, lặng lẽ sánh bước trở về trại quân trong bóng hoàng hôn đỏ rực phía chân trời. La Đình Kính dừng chân ngoái nhìn phía đằng Đông, khẽ thở dài:
-Đào Sứ tướng! Có lẽ… có lẽ hậu vận của chúng ta cũng như… như ánh mặt trời sắp lặn đằng kia. Sau đêm đen, vầng dương lại ló dạng đằng Tây báo hiệu một ngày mới. Tôi còn mạng về đây nhưng anh tôi bỏ mạng, Sứ tướng về mà thiếu mất em trai. Nỗi đau này thật khó nói hết nhưng… nhưng thực lòng tôi thấy tôi không phải là đối thủ của quân Thiên Đức.
Đào Ứng Bình ngẩng mặt nhìn bầu trời xám xịt một hồi lới cất tiếng:
-Ông là người duy nhất từng gặp chủ soái Thiên Đức, kẻ đó đáng sợ đến mức nào mà quân của hắn lại thiện chiến đến vậy? Tôi xuất binh non một tháng trời chiến đấu với hư không, chẳng trông rõ mặt quân địch. Ngày tôi trông rõ cũng là ngày tôi đại bại. Tôi thua không oán trách vì thực tôi thấy mình cũng chẳng đủ tài chống lại bọn họ. Nếu tôi còn cầm quân sợ rằng sẽ còn nhiều người uổng mạng.
Đào Ứng Bình bị cách chức Sứ tướng, hai tháng sau Bình xin về làng sống lặng lẽ sau luỹ tre. Nhiều người nói Bình hèn nhát, Bình cũng ngậm tăm cười buồn không vặc lại. Hình ảnh thứ v·ũ k·hí lạ kỳ nhắm thẳng vào Ứng Bình kèm t·iếng n·ổ như sấm ám ảnh vị cựu Sứ tướng rất nhiều đêm. Bình có hèn nhát hay không chẳng thể rõ, điều ấy chỉ riêng Bình hiểu. Bình không cố chấp dưới trướng vị tướng họ Đào chỉ có cung nỏ, kỵ binh và đao kiếm, không thể chống lại được đối phương hơn về mọi mặt. Bình lui về sau, nhường vị trí cho người có đủ tài đủ trí lên thống lĩnh ba quân Đằng Châu.
Ông già cố chấp Cao Mộc Viễn dẫn hai trăm chiến thuyền ào ạt t·ấn c·ông thương cảng Hiến Doanh cũng chẳng thể giành được chút đắc lợi nào, mất hơn nghìn quân cùng dăm chục thuyền đành phải thu binh ra giữa sông. Quân Đằng Châu đại bại rút chạy, Cao Mộc Viễn cũng phải lui khi thuỷ quân Thiên Đức có dấu hiệu triển khai đội hình dùng hoả lực mạnh áp chế để tiến ra nã pháo.
Đó cũng là trận thuỷ chiến cuối cùng của Cao Mộc Viễn trên cương vị Thuỷ Sư Đô đốc Tế Giang quân. Cái c·hết của Soái tướng La Đình Đệ xem như hồi kết của quân Tế Giang.
Một thời gian ngắn sau Cao Mộc Viễn, La Đình Kính và La Đình Độ đứng trước một lựa chọn tương đối khó khăn, mỗi người bọn đều có quyết định riêng, từ đó họ rẽ theo những con đường khác nhau.