Chương 303: Lưu - Cao loay hoay
Lưu Xưởng có thêm quân, sĩ khí tăng vài phần. Quân Đằng Châu kẻ trước dùng ván gỗ che chắn, kẻ sau cầm thang tiền hô hậu ủng vô vùng khí thế. Quân sĩ trong Hiến Doanh tận dụng bờ tường vững chắc, đặt bao gai đựn đất đứng lên kê sẵn hoả mai ngắm bắn ở khoảng cách gần 20 trượng. Bắn trượt rất khó! Quân Thiên Đức phần lớn trở thành thiện xạ.
Quân Đằng Châu xung phong, thoát được đạn hoả mai, đến gần bờ tường sẽ phải đối mặt với hầm chông nguỵ trang ở dưới chân và hàng trăm mũi tiễn gắn đạn nổ gây t·hương v·ong. Và nếu họ lại may mắn vượt qua được bằng thang hoặc tính mạng của người đằng trước sẽ phải đối mặt với quả nổ thả xuống ngay chân tường.
Những người may mắn hơn nữa, nhờ kẻ trước t·hương v·ong mà bắc thang trèo lên tường, mới thò đầu lên nhất định sẽ kh·iếp vía khi hàng trăm mũi tiễn phóng ra từ nỏ Liên Châu trong tay những người lần đầu sử dụng.
Nông dân Kim Động ban đầu rất sợ khi nghe t·iếng n·ổ đì đùng không ngớt nhưng dần quen, thấy binh sĩ Thiên Đức chẳng có chút nào hoảng loạn vì có v·ũ k·hí mạnh và tường luỹ nên sau đôi ba lần bắn tứ tung vì run tay thì họ vững bụng hơn.
Lưu Xưởng xua quân t·ấn c·ông đến ba lượt cũng chưa qua được tường mà binh sĩ b·ị t·hương nặng nhẹ lên đến hàng nghìn. Kẻ chân tập tễnh, kẻ máu rỉ nơi cánh tay, kẻ khác b·ị t·hương ở mặt nhìn rất thảm hại. Những quân b·ị t·hương nằm than khóc ngay gần chân tường luỹ khiến ai nghe cũng phải thương cảm.
Lưu Xưởng có trong tay gần năm trăm kỵ binh song chẳng có đất dụng võ. Xốc lại đội hình, kiểm đếm quân số chỉ còn chưa đến hai nghìn có thể tiếp tục chiến đấu. Lưu Xưởng quyết dồn sức cho quân đánh vào một điểm. Nếu Xưởng không vượt được tường đánh tràn vào cũng có nghĩa Cao Mộc Viễn cũng chỉ còn cách lởn vởn ngoài sông. Bỗng đâu quân của Dương Vũ Thư tìm đến báo rằng Đào Thanh Nê bị phục kích đã m·ất m·ạng. Xưởng lấy làm đau xót vì Thanh Nê là bạn đồng niên.
Suy tính thiệt hơn, lại lo bị quân Thiên Đức đánh tạt sườn hoặc chặn hậu lúc t·ấn c·ông, Lưu Xưởng lại phải lui quân về sau hai dặm hạ trại chờ Đào Ứng Bình. Quân sĩ t·hương v·ong được dân phu chuyển về phía sau.
Tình cảnh của Cao Mộc Viễn cũng chẳng mấy sáng sủa khi quân thuỷ không thể tiếp cận âu tàu hay cầu cảng mà lại mất bốn thuyền nhỏ với vài chục binh lính. Nhìn quân Thiên Đức ngay trong tầm mắt, có kẻ hỗn láo tụt quần vỗ mông đen đét khiêu khích rồi lại kéo cao một lá cờ trắng to lớn ghi mấy chữ “Tổ sư thuỷ tướng thấp cận Viễn Mộc Cao - tài hèn chí mọn về đuổi gà cho vợ đi” rồi hò reo không ngớt
“Tổ sư” có nghĩa mắng chửi cũng mang nghĩa ông thầy, tên họ bị viết ngược lại còn “thấp” với “gần”. Cao Mộc Viễn chỉ đành nuốt giận thu quân, bỏ lại sau lưng những lời châm chọc của đối phương.
Đã nửa tháng trời, quân trong Hiến Doanh nhất định không ra giao chiến. Cao Mộc Viễn gặp Lưu Xưởng, nói:
-Thuỷ quân tuy đông nhưng chúng không ra giao chiến, ta vào không được. Ta tính đi gặp thuỷ quân của Nguyễn Ninh vương bàn kế, đề đạt Nguyễn Ninh vương đánh thốc từ phía Bắc xuống. Ta đánh không được sẽ vây ba mặt rồi tìm kế, hoả công có lẽ sẽ đắc lợi.
Lưu Xưởng nói:
-Tôi muốn dùng hoả công nhưng quân không đủ dày, đủ mạnh vượt luỹ. Luỹ không cao nhưng quân t·ấn c·ông phơi lưng trên đồng trống, từ thấp đánh lên cao đã là bất lợi. Thuỷ Sư Đô đốc, thuỷ quân chưa thể vào được, ông phải đưa quân lên bộ phối hợp với tôi.
Cao Mộc Viễn thuận theo, giao toàn bộ quân nhận đợt sau cho Lưu Xưởng. Lưu Xưởng lại có hơn bốn nghìn tinh binh bèn cho quân đốn thêm tre đực làm khiên chắn trên đầu hòng tiến sát chân tường sau đó sẽ bắc thang vượt qua. Cao Mộc Viễn cũng cho quân kết các tấm đan bằng tre, trát bùn trộn rơm, mỗi thuyền trang bị hai đến ba lớp phên ở mặt trước hòng vô hiệu hoá đạn thần công.
Bọn Lưu Xưởng và Cao Mộc Viễn cho quân ngày đêm chặt tre đan lát kết phên. Quân Thiên Đức bung ra ngoài dò la, thấy hàng chục bụi tre trơ gốc bèn về báo với lão tướng Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục họp quân thông báo tình hình để ba quân đối phó. Quân Thiên Đức không nao núng, nhiều người trước đây đã từng giao chiến với quân Vũ Ninh, quân Tam Đái khi còn dùng pháo đá phòng thủ.
Lan Ngư phủ, trước ở bến Luy Lâu, mới được Yết Kiêu điều sang Hiến Doanh vì từng chiến đấu ở đây. Lan Ngư phủ nêu ý kiến:
-Thủ trưởng Yết Kiêu từng tìm hiểu cách đối phó nếu đối phương dùng vật che chắn. Thuỷ quân của bọn họ đan phên trát bùn, ta dùng thần công bắn tầm gần thì thứ ấy cũng tan nhưng đạn kim loại bắn nhiều sẽ tốn do khó thu hồi. Theo thiển ý của tôi, chúng ta còn nhiều pháo đá và hoả pháo chưa dùng đến, chi bằng đem ra dùng đạn cháy. Thuỷ quân ta nhắm thuyền, thuyền cháy tự quân tan, như vậy cũng hợp với chủ trương của Vạn Thắng vương.
Triệu Quang Phục cho là phải, bèn cho quân chuẩn bị hàng nghìn đạn niêu đất đổ sẵn dầu.
Bọn Lưu Xưởng thu quân không thu được thương binh gần chân tường. Triệu Quang Phục phải sai người bắc thang trèo qua khiêng vào Hiến Doanh cứu chữa hơn hai trăm thương binh Đằng Châu. Các thương binh này khai tuốt tuồn tuột những gì họ biết, nhờ vậy, Triệu Quang Phục nắm được cơ bản tình hình bên t·ấn c·ông.
Triệu Quang Phục cho đào thêm gần bốn chục hầm nông không theo hàng lối cắm chông lộ liễu. Bên cạnh đó, Triệu Quang Phục lấy hàng rào kẽm gai trong kho đặt tả hữu, xéo hình chữ V bên cạnh cự mã bằng tre vát nhọn. Sau cùng, ông cho chuyển thêm hoả pháo liên hoàn, pháo bắn đá về mặt Nam của Hiến Doanh.
Trên mặt tường luỹ, hoả hổ cá nhân kết thành dàn 5 ống, nhiều nồi gang đựng mỡ chờ quân t·ấn c·ông xuất hiện là nổi lửa. Chiến tuyến phòng thủ chính dài khoảng 1 dặm. Mặt Tây Hiến Doanh là thứ yếu bởi Đào Ứng Bình muốn t·ấn c·ông qua cánh đồng Kim Động sẽ phải đề cao cảnh giác. Thứ nữa Triệu Quang Phục nhận tin Lý An đưa 2000 quân sang trợ chiến mặt Tây, nhắm chặn đường lui của Đào Ứng Bình nên càng yên tâm lo mặt Nam và Đông.
Lý Trí Thắng sau khi phục kích Đào Thanh Nê, rút về Hiến Doanh bàn định kỹ càng, nhận lương khô đủ 12 ngày, bổ sung thêm hoả khí rồi rút về hướng Tây Bắc ém quân lúc chập tối.
Nhìn chung, sau hơn nửa tháng xung đột, quân đồn trú của Thiên Đức ở các nơi vẫn chuyên tâm phòng thủ. Các đơn vị nhỏ lẻ làm nhiệm vụ theo đuôi, quấy quả, phá đám đêm khuya gây hoang mang cho đối phương. Lực lượng chủ lực như E Ninh Hải, E Thiên Đức vẫn chưa thật sự nhập trận. Nhiệm vụ của E Thiên Đức hay Ninh Hải là giải quyết chiến trường, tung đòn quyết định nên phải nằm im và chỉ được phép xuất kích giải vây nếu các điểm đồn trú gặp nguy hiểm.
Bọn Phúc Lý báo về Hiến Doanh, anh em họ La đã tháo chạy. Tin tức này lại càng khiến quân sĩ trong Hiến Doanh tăng sĩ khí, quyết tâm phòng thủ thu hút đối phương kéo đến thêm đông.
Về thế cuộc, việc ba anh em họ La không chiêu mộ được quân, không đánh sang Nghĩa Trụ Bắc vì sợ chặn hậu mà ngoặt sang đánh Kim Động là thất sách. Tuy rộng lớn nhưng Kim Động chẳng khác nào vùng đất trống trải. Bọn Lý Công Thành vô tình chạm trán, anh em họ La bỏ chạy không thể hợp quân với Đào Ứng Bình cũng là một thất bại lớn, vô tình khiến Đào Ứng Bình bỗng trơ trọi tứ phía. Cách khả dĩ nhất của Ứng Bình là mau chóng hội quân với Lưu Xưởng, tạo thành một đạo quân vạn người cùng công mặt Nam của Hiến Doanh chắc chắn sẽ thành công.
Sự khác biệt lớn nhất giữa quân Thiên Đức và các sứ quân có lẽ không nằm ở v·ũ k·hí, 1 vạn khẩu hoả mai chia đóng giữ các nơi không thể tạo thành lực lượng chế áp được đối phương. Cũng chẳng phải vì Thiên Đức là quân phòng thủ mà hẳn là đội quân toàn những tráng niên đã chinh chiến 6 năm. Một đội quân chinh chiến 6 năm khác hẳn với đội tinh binh 6 năm chưa giáp trận, tướng cầm quân dù luôn đề cao cảnh giác cũng chưa thể nhạy bén, bắt kịp với tình hình. Và hơn nữa, thông tin liên lạc giữa các cánh quân Thiên Đức đều đến và đi trong ngày nhờ những cánh chim trong khi các sứ quân phối hợp rời rạc, tin tức nhanh cũng phải hai ngày mới có. Nắm được tin, điều chỉnh hướng công hay thủ thù đối phương đã đi trước một bước mất rồi.
Từ xưa đến nay, dụng binh cốt ở tinh, ở nhanh chứ mấy ai cậy đông mà thắng được đâu. Và hơn 7 vạn quân cũng chẳng tính là vượt trội. Vấn đề là các sứ quân sẽ thất bại theo cách nào mà thôi.