Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 273: Thân nhân Thần phi




Chương 273: Thân nhân Thần phi

Đoàn tuỳ tùng theo Chương và Duệ qua sông, bên cạnh Tả Đô đốc Phạm Tu, Phạm Quý phi, Huyện phó Thuận Thiên, Trịnh Hoài Đức và Phó Ty Giáo dục Bùi Quốc Khái. Còn có Chủ nhiệm Xí nghiệp thuốc súng Thiên Đức, Mạc Thái Hương. Chủ nhiệm Xí nghiệp sản xuất súng pháo Thiên Đức, Đoàn Huy Lượng.

Chủ nhiệm Xí nghiệp lương thực Thiên Đức, Đinh Lan (vợ Yết Kiêu) Chủ nhiệm Xí nghiệp may mặc Thiên Đức, Phạm Thị Ngọc (vợ Bỉnh Di) và Mạc Dật, Cục trưởng Cục Quân nhu, Trưởng phòng Tình báo Trần Nhật Tôn, Thiền sư Sùng Phạm trụ trì Diên Ứng tự cũng có trong đoàn. Mỗi người đều đem theo ít nhất 10 nhân viên thuộc quyền.

Bảo vệ cho đoàn là Tiểu đoàn Đường Vỹ, D trưởng Phạm Thu Vân cùng một trung đội thân vệ 60 nam nhân chưa có phiên hiệu. Trung đội này tuyển chọn từ các tinh binh trong toàn quân, giỏi võ nghệ, gan dạ. Họ chỉ nghe mệnh lệnh của Chương hoặc Duệ. Các chàng trai vận thường phục, tay không đem v·ũ k·hí, chỉ lận trong người một dao găm sắc bén phòng thân. Mỗi người được cấp một miếng thép hình tròn, khắc số thứ tự từ 11 đến 71. Số thứ tự không đại điện vị trí mà dựa vào sổ quân. Mặt sau của miếng thép có hai chữ “Thân Vệ”.

Hai bình sứ đựng hài cốt thân mẫu của Duệ đặt bên trong một quách bằng gỗ tốt, phủ khăn lụa vàng đặt trên xe ngựa kéo. Duệ là con gái quấn khăn trắng thắt bỏ múi đằng sau, y phục tang trắng không sổ gấu, khăn xô hai giải sau lưng bằng nhau (cha mẹ đều mất). Đoàn tuỳ tùng gần một nghìn người đều cưỡi ngựa, đầu vấn khăn trắng. Chương cũng vận tang phục gần giống Duệ, khác chăng là không có hai giải khăn xô đằng sau, dù theo lệ Vạn Xuân không phải như vậy.

Chương bảo rằng, mẹ vợ cũng là mẹ, nuôi nấng vợ mình lớn khôn mà chỉ có mình Duệ. Chương muốn thể hiện lòng thành kính với người đã sinh ra Duệ, cô gái anh hết mực yêu thương.

Duệ oà khóc không phải vì buồn đau khi nhìn thấy nắm xương tàn của đấng sinh thành, mà vì Chương tự tay cất bốc chứ không cho ai làm thay. Chương bảo Duệ đã làm rất nhiều thứ cho anh mà anh chưa làm được gì cho nàng, nếu nhạc mẫu dưới suối vàng có thấy được cũng vui lòng.

Tế tử bốc mộ cho nhạc mẫu có đâu lạ, chỉ là vị trí vương một cõi của Chương mới lạ. Xưa nay chưa ai từng nghe chuyện vị vương tự tay bốc mộ. Bách tính biết chuyện, đều bảo Vạn Thắng vương là người hiếu nghĩa. Ty thông tin, báo Thiên Đức Mới cũng nhân cơ hội ấy mà loan tin.

Trên đường từ bãi tha ma làng Nhất Vạn đến bến Bình Than, bách tính đổ ra đường Vạn An, đường Tả Siêu Loại mới làm đứng xem đoàn cải táng chật ních. Kèn trống thổi mãi đến bến Bình Than mới ngưng.

Duệ khóc sưng hai mắt, Chương không ngăn. Cả đoàn chỉ có mình nàng Thần phi khóc mà thôi, còn lại chỉ không nói lớn và không cười. Nàng Thần phi khóc vì vui khi thực hiện được di nguyện của mẹ. Nàng chưa bao giờ dám nghĩ có ngày đưa mẹ về cố hương mà hàng nghìn người tiễn đưa như vậy. Tất cả đều nhờ vào duyên phận đẩy đưa khiến nàng gặp được ý trung nhân của đời mình.

Ai trên đời này chẳng có quê hương, cố hương.

Cố hương với Duệ mà nói, rất mờ nhạt. Nàng biết quê qua lời kể của mẹ những khi hai mẹ con thủ thỉ dưới ánh trăng khuya hoặc có khi mùa mưa, nước sông Thiên Đức dâng cao. Mẹ của Duệ lại nhìn ra sông than ngắn thở dài, chẳng biết song thân phụ mẫu có còn khoẻ mạnh hay đã về chầu tiên tổ. Và rằng mưa lớn thế này chắc cánh đồng làng lại mênh mông nước.



Thuyền theo lái, gái theo chồng. Duệ lấy chồng, chồng ở đâu thì nàng theo đó là lẽ đương nhiên. Cũng vì yêu Chương, thấy chàng bận rộn sớm hôm, Duệ chưa từng nói ra mong muốn hoàn thành di nguyện của mẹ. Tính cách của Duệ xưa nay vốn thế, luôn nghĩ cho người khác song lại lo mình phiền người ta.

Phạm Tu từng có ý báo hiếu sự khắp phủ nhưng Chương bảo rằng đây là việc riêng trong gia đình, ai muốn đeo khăn cứ đeo, ai vui cứ vui không thể bắt họ buồn. Tuy vậy, ba quân Thiên Đức đều treo cờ rủ trong ngày tiễn đưa nhạc mẫu của Thần phi dù không có mệnh lệnh nào. Duệ đã làm được những gì bách tính ba quân đều biết cả, chia buồn với gia quyến của người từng tay hòm thìa khoá gầy dựng cơ nghiệp ba quân cũng là điều nên làm.

Chương muốn giản đơn cũng khó bởi anh bây giờ có phải dân thường đâu.

Qua đến đất Hải Đông, bọn Chương trực chỉ hướng làng Thuỷ Đường mà đi, đoàn kèn trống ngưng thổi. Dân phủ Thiên Đức cũ không nắm rõ ngày bốc mộ và dân Thiên Đức mới lại càng không biết. Đó cũng là cách giảm thiểu những chuyện không đáng có.

Thuỷ Đường là một làng nhỏ nằm ở mom sông Đá Vách, ba mặt làng sông nước mênh mông, thế đất của làng chênh vênh như chính số phận của bao con dân sinh ra và lớn lên trong làng. Ngoài trồng lúa, dân làng Thuỷ Đường sớm hôm quăng chài đánh bắt cá trên dòng Đá Vách.

Thuỷ Đường có 13 dòng họ bao đời vẫn cư ngụ ở làng như: Tạ, Bùi, Nguyễn, Dương, Lê, Chu, Trần… trong đó Nguyễn là một dòng họ nhỏ chỉ có 8 nóc nhà với hơn ba chục nhân khẩu. Cha của Duệ là Nguyễn Đê, con thứ trong gia đình có ba anh em. Năm mười bảy tuổi Nguyễn Đê gia nhập quân khởi nghĩa. Sau hai năm dọc ngang, Nguyễn Đê là tốt dưới quyền Phạm Tu, dần trở thành thân tín vì đồng hương, giống như Đoàn Thượng. Nguyễn Đê lấy vợ là Tạ thị người cùng làng, sinh ra Duệ. Duệ còn có một người em trai nhưng mất khi còn đỏ hỏn. Lúc Duệ hai tuổi, cha bệnh rồi mất, Phạm Tu đưa hai mẹ con Duệ về ở làng Nhất Vạn.

Anh trai của Nguyễn Đê là Nguyễn Sông, em gái là Nguyễn Thị Lau vẫn sinh sống ở làng. Nguyễn Đê xa làng nước từ thời trai trẻ, quay về thăm cha mẹ, lấy vợ sau đó đưa vợ lên kinh. Nguyễn Đê mất, vợ đưa về chôn cất ở quê. Duệ còn quá nhỏ không được cho về. Mẹ của Duệ trở lại kinh đô rồi về làng Vạn, và rồi chiến loạn khắp nơi, đi lại cũng vì vậy mà khó khăn nên chưa từng về cải táng mộ của chồng. Cho đến nhắm mắt xuôi tay, bà vẫn mong được chôn cất cạnh người đầu gối tay ấp, trên cánh đồng làng thân thuộc. Lúc ấy Duệ 12 tuổi.

Họ tộc bặt tin mẹ con Duệ đã ngót 22 năm, sau nghe tin Tả Đô đốc Phạm Tu từ quan về làng cũng bặt vô âm tín. Nguyễn Sông từng đến làng của Phạm Tu dò hỏi song chẳng có tin tức gì. Thiên hạ đồn rằng Tả Đô đốc Phạm Tu ngay thẳng, lại trung thành với vua, nay phải từ quan ắt lành ít dữ nhiều. Nguyễn Sông nghe vậy, đồ rằng em dâu và cháu gái bạc phận, ba năm sau vẫn chẳng có tin tức, Nguyễn Sông lập bát hương thờ phụng, đắp hai ngôi mộ trống bên cạnh mộ của người em trai đã cải táng.

Nguyễn Sông tuổi ngoài ngũ tuần, có ba con là Nguyễn Rô, Nguyễn Diếc và Nguyễn Thị Mè sống ngay sát vách.

Nguyễn Rô có hai người con, gái đầu là Nguyễn Thị Lúa, 16 tuổi, trai út là Nguyễn Văn Tượng, tuổi vừa 15.

Nguyễn Diếc có ba người con, Nguyễn Thị Ngát, Nguyễn Thị Bống và Nguyễn Văn Đồng.

Nguyễn Thị Mè, con gái út của Nguyễn Sông lấy chồng, chồng mất sớm nên ở giá chăm cha, năm nay 28 tuổi chưa con cái.



Mấy năm trước, Thị Mè đem cá ra chợ xa bày bán, nghe thiên hạ kháo nhau bên Siêu Loại có loạn. Tả Đô đốc tiền triều là Phạm Tu dựng cờ phò nhà Lý, đánh qua đánh lại liên miên với quân Siêu Loại. Thị Mè biết ông chú ruột là thân tín của Phạm Tu, ngày đưa thi hài ông chú về làng chôn cất, có mấy người thân tín của Phạm Tu cùng về. Thị Mè nhớ bà thím và cô em gái con chú bác bặt tin bấy lâu nay bèn về thuật lại cho Nguyễn Sông nghe.

Bẵng đi đôi năm, Siêu Loại có chủ mới nhưng chẳng phải Phạm Tu. Thời buổi loạn lạc nay sống mai c·hết khó nói trước, Nguyễn Sông cho là Phạm Tu già yếu, tướng lên thay xưng vương xưng bá, hi vọng mong manh có ngày gặp lại giọt máu của người em ruột thịt theo đó mà tắt hẳn.

Cuối hè đầu thu, đất Hải Đông binh biến, Trần công tử nhờ trợ giúp của quân Thiên Đức, mau chóng đánh bại phe ủng hộ Trần Cát Minh. Bách tính Hải Đông được phen lao đao, rào làng yên phận chờ can qua.

Tiễn cựu nghênh tân, đất Hải Đông thuộc về quân Thiên Đức. Dân làng Thuỷ Đường lo sợ quan binh kéo đến hạch tội vì vài gia đình trong làng là có con là dân binh b·ị b·ắt sung quân Lê Hoan chống Thiên Đức. Nguyễn Rô và Nguyễn Diếc cũng nằm trong số quân trấn ở thành Kinh Môn. May thay hai anh em đều trên ba mươi tuổi, là dân binh, bị giữ hơn mươi ngày ở thành Kinh Môn, sau được tha cho về làng cày cấy

Trong thời gian bị giữ thẩm vấn, Nguyễn Rô và Nguyễn Diếc có được nghe giảng giải rằng, nhiều yếu nhân trong quân Thiên Đức là người xứ Đoài. Quân Thiên Đức chỉ đánh nhau với binh sĩ Hải Đông chống đối, còn như quy hàng hoặc dân binh lớn tuổi đều thả hết.

Anh em Nguyễn Rô vui mừng thấp thỏm, đến lúc ra khỏi cổng thành mới biết còn mạng. Bấy giờ Nguyễn Rô mới đánh bạo hỏi một binh sĩ Thiên Đức:

-Bẩm ông lính, con nghe bảo các quan Thiên Đức là người Hải Đông, trước đây con có từng biết ngài Tả Đô đốc Phạm Tu. Ngài ấy là dân vùng này, chẳng hay ngài ấy có phải trong số đầu lĩnh của quân Thiên Đức chăng?

Người lính đáp:

-Tả Đô đốc nay tuổi đã cao, ngài bận trông cháu, chuyện binh đao giao cho người trẻ cả. Hai ông cứ về quê mà tu chí làm ăn, đừng lo gì sất. Xưa nay quân Thiên Đức chưa từng làm gì hại dân, đều là người Vạn Xuân chứ đâu khác dòng giống?

Anh em Nguyễn Rô toàn mạng về làng cùng hơn hai chục người khác, ai nấy đều vui mừng. Dân trong làng bớt sợ quân mới sách nhiễu cũng chỉ một suy nghĩ đơn giản: Ngài Tả Đô đốc là người Hải Đông chúng ta, từ xưa có tiếng ngay thẳng, sẽ chẳng hại đến dân lành.



Thế rồi đâu vào đấy, ai làm vương cũng được, phận dân đen chỉ muốn yên ổn trồng lúa đánh cá.

Một sáng thượng tuần tháng 8, dân làng thăm lúa ngoài đồng hớt hải chạy về làng báo rằng có một toán quân binh đông đảo đang kéo về hướng làng. Dân làng quýnh quáng, chạy ngang dọc tìm cách giấu gạo thóc.

Đám quân binh ấy do Lý Kế Nguyên và Phạm Ngũ Lão dẫn theo, Nghị cắt của binh sĩ dẫn đường. Số là Chương trước khi kéo đại quân về có dặn Kế Nguyên, sau khi ổn định tình hình quanh thành Kinh Môn hãy đến thôn Thuỷ Đường xem xét trước mồ mả gia tiên của Duệ. Chương về Lý phủ nhờ các thầy xem ngày tốt cải táng rồi đưa thẳng về làng Thuỷ Đường chứ không theo lối thành Kinh Môn.

Hương thân phụ lão làng Thuỷ Đường ăn vận tề chỉnh đứng chờ đón sẵn nơi đầu làng chờ quan binh. Những dân binh từng được thả về lo ngay ngáy việc b·ị b·ắt. Xưa nay quan binh kéo đến làng chưa bao giờ có việc tốt cả, không bắt người thì thu lương thu thuế, nào còn việc gì khác nữa đâu.

Quan quân kéo đến đầu làng, người nào người nấy sống áo chỉnh tề, đầu đội nón, đao giắt hông, súng cầm tay, chân giày cói. Lý Kế Nguyên bước đến trước mặt hương thân phụ lão, đưa tay lên ngực cúi đầu chào cung kính và nói:

-Tôi là Lý Kế Nguyên, xin phép các cụ, tôi muốn được gặp cụ Trưởng làng và cụ Trưởng bạ.

Các cụ nhìn nhau, một ông dáng người gày, tuổi ngoài ngũ tuần, tóc lốm đốm bạc, đưa gậy tre đen bóng cho người bên cạnh, bước lên một bước chắp tay thi lễ, giọng có phần run run:

-Bẩm Lý đại nhân, thảo dân họ Tạ, tên Khôn, Trưởng thôn Thuỷ Đường. Thảo dân không hay biết Lý đại nhân đại giá quang lâm, đón tiếp không được chu toàn, mong Lý đại nhân lượng thứ.

Một ông cụ khác bước lên chắp tay, nói:

-Thưa Lý đại nhân, thảo dân là Trần Tụ, làm Trưởng bạ trong thôn.

Lý Kế Nguyên mặt mày tươi cười, tiến lại gần đỡ hai vị hương thân, nói:

-Hai ông đừng có quỳ gối hành lễ. Hôm nay tôi đến làng ta có chút việc cần nhờ vả, mong các vị giúp cho.

Trưởng làng thưa:

-Bẩm Lý đại nhân, Thuỷ Đường vốn là thôn nhỏ ven sông, già trẻ bốn trăm người có lẻ. Hai tháng trước, sau vụ gặt, các quan đã đến thu thóc gạo nên bây giờ lương thực chẳng còn được là bao. Nay Lý đại nhân đến, ngài là quan mới, bọn thảo dân biết phận nên đã chuẩn bị sẵn chút quà mọn, mong Lý đại nhân rộng lòng nhận cho ạ.

Trưởng làng vừa dứt lời, mấy cô thôn nữ kĩu kịt gánh thóc gạo đến. Lý Kế Nguyên thấy cảnh ấy chỉ biết lắc đầu cười khổ mà thôi.