Chương 257: Lườm rau gắp thịt
Cổ nhân có nói, chó cùng rứt giậu, đánh bọn Lê Hoan không còn đường lui nhất định sẽ chống đến cùng hoặc theo về bên Tế Giang, Đằng Châu. Biết đâu Lê Hoan lợi dụng thông thuộc đường đi lối lại, dẫn hai quân ấy quấy phá vùng Thiên Đức mới chiếm sẽ khó mà yên. Chi bằng tạm để bọn Lê Hoan còn phần đất xưng hùng, làm phên giậu. Quân của Hoan thua to ắt sợ giao chiến với Thiên Đức, còn như kết liên minh với hải kẻ kia sẽ lo bị thôn tính. Để Hoan thoi thóp thở thêm một thời gian, trước ổn mặt Bắc sau quét một trận cũng xong. Chưa kể khi ấy, Thiên Đức có thể cùng lúc đánh Tế Giang và Đằng Châu nếu bọn họ liên minh với nhau.
Tướng sĩ đã nói như chính là như vậy.
Chương sai sứ đem thư gửi La Đình Đệ, bảo La Đình Đệ có muốn giúp Lê Hoan một tay hãy hành động sớm. Song song với thư, Lý An nhận lệnh dẫn quân từ Nguyệt Đức ra bờ Văn Giang hạ trại. Tiểu đoàn Kim Động nhận lệnh chuyển quân từ bản doanh về hướng Tây Nam mươi dặm sẵn sàng chiến đấu.
La Đình Đệ đáp thư rằng chuyện Hải Đông chẳng liên quan gì. Vài ngày sau, Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn phối hợp với quân Phạm Lệnh công kéo thuỷ quân đến Hiến Doanh song bị đẩy lui. Đệ cử sứ sang báo với Lý An rằng Cao Mộc Viễn do tư thù cá nhân nên tự ý dẫn quân, trái ý của Đệ, sẽ tạ lỗi sau.
Chương biết vậy gửi thư cho Lý An vỏn vẹn mấy chữ: “Nhạc phụ cứ mặc xác chúng, đến khi ta sờ đầu Phạm Khải Ca thì ông ta chỉ có một kết cục, ấy là c·hết. Cao Mộc Viễn chỉ là lão già đang phát điên, chúng ta không đánh với người điên.”
Quả nhiên như Chương dự liệu, Phạm Cự Lượng hợp với Lý Trí Thắng áp sát bờ Kinh Nam, bên kia là Ninh Hải. Cự Lượng cho binh sĩ kết bè, mượn cả thuyền chài của ngư dân lần lượt chở từng nhóm quân nhỏ sang sông. Quân của Lê Hoan trấn ở Ninh Hải kéo ra chống, bọn Cự Lượng có mươi khẩu thần công khai hoả yểm trợ nên dễ dàng qua sông. Sông Kinh Nam bắt nguồn từ sông Thiên Đức. Sông Thiên Đức chảy vào Hải Đông hơn chục dặm thì tách ra hai nhánh, nhánh phía Bắc là sông Kinh Sư lớn hơn nhánh phía Nam.
Thuỷ quân Thiên Đức không thể sang Hải Đông bằng đường thuỷ, bởi khúc chảy vào đất Hải Đông, sông Thiên Đức lại uốn lượn lên mạn Bắc một vòng, phần đất ấy thuộc về Vũ Ninh vương. Thiên Đức quân không thể cùng lúc gây hấn với nhiều sứ quân như vậy được.
Nhắc chuyện Cự Lượng nhìn sa bàn lại hiểu dụng ý của Chương cớ sao không đánh thành Kinh Môn cho mau mà đến gần rồi lại rẽ cánh hữu đánh Ninh Hải, ấy là bởi Ninh Hải nằm gần cửa sông thông ra bể. Chiếm được Ninh Hải rồi, quân Thiên Đức không còn bị vây bốn phía bởi sông, con đường thông thương với Hoa quốc sẽ gần hơn rất nhiều. Và khi ấy, sông Dâu sẽ không còn giữ vị trí hiểm yếu nữa.
Quan trọng hơn cả, chiếm được Ninh Hải, thành Kinh Môn giảm đi nhiều giá trị về mặt quân sự khi dòng Kinh Sư phải hợp lưu với Kinh Nam ở Vận Giang rồi mới chảy qua Ninh Hải. Mạn phía Nam của Ninh Hải có hệ thống sông Cả Rế, một sông nhỏ như sông Dâu, có nhiều nhánh.
-“Ông thầy thánh thật, ngay quân nhà còn không rõ thực hư huống chi quân địch. Hơn nửa tuần trăng ông thầy đủng đỉnh dẫn quân đánh đến Kinh Môn thành, ta thấy lạ sao không hành binh mau như mọi khi mà chậm chạp để cho bọn Lê Hoan tụ binh tập mã thật đông mà cũng thủng thẳng chưa đánh. Hoá ra ngay từ đầu ông thầy ngắm đến Ninh Hải, hừ, chặn đường thuỷ để xem các người tính sao.”
Sau khi chọn được chỗ đứng chân, Phạm Cự Lượng và Lý Trí Thắng chia quân tả hữu cùng t·ấn c·ông Ninh Hải.
Ninh Hải không có thành quách nhưng đông dân. Quân của Lê Hoan giữ ở đây chưa đến năm nghìn, gồm cả quân bản bộ của các nha tướng và Sương quân.
Cự Lượng đi bên tả, với lực lượng Trung đoàn Thần Sách thế như chẻ tre, đối phương vừa đụng trận là chạy hết lượt. Lý Trí Thắng dẫn quân hỗn hợp đi bên hữu, vừa tiến vừa gọi hàng được gần một nghìn quân do Thắng có giao tình với một số nha tướng.
Quân Thiên Đức mất chưa đầy một ngày đã kiểm soát toàn bộ Ninh Hải, một thị trấn. Bọn Hoàng Thái Công không có chiến thuyền, tạm thời trưng dụng mấy thương thuyền lớn neo ven sông mà chủ thuyền đã chạy loạn. Thần công và hoả pháo đem theo được đưa lên các thuyền này trấn dưới sông.
Qua ngày hôm sau, Phạm Cự Lượng chia quân thành từng toán trăm người, trong đó phân nửa là quân Thiên Đức, nống ra các vùng lân cận truy quét hoặc bắt giữ bất cứ kẻ nào chống đối. Quân Thiên Đức đi đến đâu dán yết thị đến đấy, yêu cầu dân ở đâu về chỗ đấy, cấm ra ngoài từ chập tối đến sáng sớm. Trường hợp cấp bách phải đốt đuốc mà đi, ai sai lệnh lập tức b·ị b·ắt.
Bách tính xung quanh Ninh Hải thấy quân Thiên Đức không làm càn, lại có binh sĩ Hậu Tướng quân đi cùng nên đều chấp hành cả.
Ngay khi chiếm được Ninh Hải, Cự Lượng liên tục cho truyền tin về bến Bình Than bằng cả mã chạy trạm, bồ câu đưa thư.
Chương biết tin Lượng đã hoàn thành nhiệm vụ bèn lệnh cho Tiểu đoàn Thừa Thiên với 500 binh sĩ địa phương lập tức xuất quân đem theo hoả hổ, đạn thần công. Ba ngày sau, Tiểu đoàn Thừa Thiên đến Ninh Hải tham gia trấn giữ nơi hiểm yếu.
Hai tiểu đoàn chính quy trước đó ở bến Bình Than cũng đã qua sông cùng 1000 ngựa chiến, trong đó Tiểu đoàn Luy Lâu của Lý Công Thành tiến thêm hai mươi dặm lập trại giữa cánh đồng làm hậu quân.
Biết tin Ninh Hải rơi vào tay Thiên Đức chóng vánh, bọn Lê Hoan ở thành Kinh Môn ruột gan nóng như lửa đốt.
-Khốn kiếp, ta thua trí đám nhãi ranh. - Lê Hoan cả giận gạt phăng mọi thứ trên mặt bàn. - Ngay từ đầu chúng nhắm đến Ninh Hải chứ không phải Kinh Môn này.
-Kinh Môn thành cao hào sâu, bọn Thiên Đức lại không có thuỷ binh. - Lê Khả nói. - Chúng sẽ không thể thắng được ta ở đây. Thứ v·ũ k·hí kỳ lạ của chúng không nhiều, tường thành dày hơn 6 thước, chúng có thể làm gì chứ.
-May chúng ta còn sông Đá Vách. - Vũ Quan nhìn hoạ đồ. - Thuỷ quân của ta có thể theo lối đó nếu tình tình xấu.
-Ta vốn nghe quân Thiên Đức thiện chiến nhưng không nghĩ chúng mạnh đến vậy. - Lê Hoan nuốt giận. - Sự đã rồi, phải gia cố tường thành chờ cơ hội.
Đoạn Lê Hoan gọi binh sĩ vào và bảo:
-Mời Mao đạo sĩ đến cho ta.
Lý An cũng từng viện đến đạo sĩ hòng chống lại quân Thiên Đức, bây giờ Lê Hoan cũng vậy.
Mao đạo sĩ ăn mặc cổ quái, tay cầm gậy đến gặp Lê Hoan, nghe hoan thuật đầu đuôi, Mao đạo sĩ vuốt chòm râu bạc, cười đắc chí:
-Vốn xưa nay thuỷ khắc hoả, quân Thiên Đức dùng hoả công và những thứ phát ra âm thanh như sấm động chớp giật cũng là hoả. Bần đạo sẽ dùng thuỷ thuật giúp ngài, quân Thiên Đức ắt phải lui binh mà thôi, Đại tướng quân chớ ưu phiền.
-Trăm sự nhờ Mao đại nhân, bổn tướng sẽ không quên ơn ngài.
-Đại tướng quân xưa nay đối đãi với bần đạo trước sau như một, nay Đại tướng quân có việc, bần đạo xin gắng sức. Chủ soái Thiên Đức chỉ là một kẻ hiếu thắng, dùng chút mưu mẹo nhất thời đắc chí. Bần đạo sẽ dạy hắn một bài học, cao canh còn có cao xanh.
Lê Hoan nghe Mao đạo sĩ nói vậy lấy làm yên lòng thêm vài phần, cộng thêm tường cao hào sâu, Hoan tin rằng quân Thiên Đức chỉ có nước bại mà thôi.
Cánh quân do Vạn Thắng vương thống lĩnh đã ở rất gần thành Kinh Môn, binh sĩ trấn thành đứng trên tháp canh góc Đông Nam của thành có thể nhìn thấy kỳ hiệu quân Thiên Đức. Sau một quãng đường dài, ý đồ đã lộ rõ, bây giờ Chương đã cho phép từng đội quân treo kỳ hiệu vốn đại diện cho họ.
Quân Hải Đông lên hết mặt thành nhưng hai ngày trôi qua, quân Thiên Đức vẫn án binh bất động.