Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 243: Pháo đài Kim Động




Chương 243: Pháo đài Kim Động

Quân Tế Giang tan vỡ lúc tiếng chiêng khua thu quân, mạnh ai nấy chạy biến vào bóng đêm. Họ chạy hòng nhặt lại mạng cho chính họ, quân Thiên Đức cũng không đuổi cùng diệt tận, chủ yếu nổ súng chỉ thiên xua họ chạy mau.

Đại quân nhận tin Hữu Tướng quan La Đình Kính b·ị b·ắt sống nhất loạt hò reo vang dội. Bọn Phạm Bạch Hổ, Cao Lịch phấn khích khai hoả một loạt pháo.

Bùi Thị Xuân cưỡi ngựa thong dong trở về, Kính cũng trên lưng ngựa nhưng toàn thân bị quấn dây thừng trói chặt. Xuân dẫn giải Kính đến trước mặt Chương. Chương chắp hai tay sau lưng nhìn La Đình Kính, nhoẻn miệng cười xã giao, nói ngắn gọn:

-Đưa ông ta về nhà lao, đối đãi tử tế.

Phạm Kim Huệ áp giải Kính giam vào nhà lao Hiến Doanh phủ. Vài ngày sau đó chẳng ai hỏi Kính điều gì, nữ binh phục dịch Kính ngày ba bữa cơm thịnh soạn song Kính chẳng mấy khi đụng đũa.

Quân Thiên Đức rút về Hiến Doanh tạm nghỉ chờ trời sáng, đem theo nhiều tù binh và thương binh. Những cơn gió thổi từ ngoài cánh đồng hắt vào Hiến Doanh đêm ấy phảng phất mùi tanh nồng của máu.

Như thói quen, Chương chọn một gò đất tựa lưng nhìn quang cảnh trước mặt. Thiên Bình, Lam Khuê và Uyển Như cũng bó gối ngồi gần bên. Mỗi người đều theo đuổi những suy nghĩ riêng nhưng ánh mắt đều hướng về những đốm lửa gần tàn đằng xa. Mãi cho đến gần sáng Chương mới chợp mắt được một lúc.

Quân sĩ kiểm đếm binh mã sau một đêm dài nộp lên, Thiên Bình tổng hợp lại báo cáo với Chương. Đối với một chủ soái như Chương, mỗi khi phải xem bảng thống kê với những con số vô tri này lòng thắt lại.

Tiểu đoàn Thần Vũ mất 21, b·ị t·hương 57.

Tiểu đoàn Đường Vỹ mất 24, b·ị t·hương 64.



Tiểu đoàn Tam Vạn mất 35, b·ị t·hương 78.

Tiểu đoàn Luy Lâu mất 36, b·ị t·hương 56.

Tiểu đoàn Tất Thắng mất 30, b·ị t·hương 82.

Tiểu đoàn Đại Thắng mất 39, b·ị t·hương 85.

Tân binh mất 12, b·ị t·hương 48.

Quân địa phương đến 1000 nay còn 928.

Ty Giao thông - Xây dựng đem đến 1.200 nay còn 1089.

Yết Kiêu dẫn đến 500 nay còn 477.

Hoàng Ngưu mất 37 người, b·ị t·hương 43.

Đinh Công Tráng mất 35 người, b·ị t·hương 67.

Bọn Phạm Cự Lượng nhập trận muộn, mất 8 người.



Bọn Cao Lịch không bị tổn hại.

483 quân sĩ hi sinh, tổng cộng b·ị t·hương nặng nhẹ khoảng 1.100 người.

Trả lại tờ giấy cho Thiên Bình, Chương nói với giọng buồn bã:

-Đưa tất cả tử sĩ về Thiên Đức, em nói với Yết Kiêu và Hoàng Ngưu, trên tất cả bia mộ phải ghi thêm hai chữ “Dũng sĩ”. Nơi này xong việc trở về, anh sẽ đến viếng mộ.

Chương gọi Trần Minh Dũng đến, bảo cậu gửi thư về huyện Siêu Loại, chuyển lời của Chương “Tổ chức t·ang l·ễ long trọng, chôn riêng một nơi, đặt tên Nghĩa trang Kim Động”.

Yết Kiêu và Hoàng Ngưu đưa thương binh nặng và tử sĩ về Thiên Đức trước Ngọ.

Quân Thiên Đức huy động dân Hiến Doanh khiêng xác thuỷ quân Tế Giang chôn trong 11 nấm mộ tập thể, mỗi mộ hơn kém một trăm người xấu số.

Dân trong làng Kim Động và vài làng gần cánh đồng Kim Động vác cuốc xẻng ra đồng đào hố chôn người từ sáng đến chiều muộn mới xong. Hơn tám trăm binh sĩ Tế Giang t·ử t·rận trên cánh đồng Kim Động chôn trong 8 hố đào. Gần năm trăm quân b·ị b·ắt nhốt trong trại quân cũ.

Chương cho lấp kín hai dãy hố chông, vùi thây gần hai nghìn người.



Quân Tế Giang trong một đêm mất gần bốn nghìn quân thuỷ bộ tinh nhuệ, b·ị b·ắt sống hơn bảy trăm, b·ị t·hương rồi b·ị b·ắt hơn hai trăm. Chưa biết quân Tế Giang có được bao nhiêu nhưng một đêm mất chừng ấy quân và hai tướng, e là tổn thương nặng nguyên khí.

Giữ đúng lời hứa, Chương cho đào một huyệt sâu dành riêng cho Thiết kỵ tướng quân Bùi Quang Dũng. Mộ xây bằng gạch, sau này dân trong vùng gọi là mả ông tướng, mả ông Dũng. Nhiều năm qua đi, nơi ấy trở thành gò ông tướng nhưng thời gian làm phai nhạt đi nhiều, chẳng mấy ai còn nhớ người nằm dưới mộ là ai nữa.

Ngày 5 tháng 3, quân Thiên Đức lại bắt đầu xây tiếp phần còn lại của dãy tường kiên cố và gia cố thêm dãy trước đó. Chiều cao của bức tường sỏi, đá dăm và gạch ấy được nâng lên thành 8 thước.

Đến cuối tháng 3, dãy tường hoàn thiện cũng là lúc 6 lô cốt kiên cố có chuồng cu cao 3 trượng được dựng xong, cảnh giới mặt Tây của Hiến Doanh.

Quân Thiên Đức phá bỏ đồn thuỷ cũ, dựng đồn thuỷ mới có dạng hình vuông bằng đá hộc, sỏi, xi măng, mặt tường dày đến 3 thước, chân tường 4 thước… mỗi bề rộng khoảng 30 trượng, cao hơn 3 trượng. Công trình mang hình thù của một pháo đài nhỏ ven sông. Góc Đông Nam có dựng một chòi cao gần 3 trượng, trên chòi có chuông, đèn, loa. Mặt tường pháo đài đặt thần công, hoả pháo. Pháo đài có cửa lớn thông ra bến chính ở hướng Nam, cửa phụ mở hướng chính Tây và một cửa nhỏ bí mật ở hướng Bắc dẫn vào hệ thống địa dài khoảng 50 mươi trượng.

Pháo đài xây gần cả năm mới xong, gọi là pháo đài Kim Động, quân số thường trực 300 người.

Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn kết hợp với Phạm Lệnh công còn hai lần dẫn quân t·ấn c·ông Hiến Doanh nhưng đều thất bại dù quân số thường trực đồn trú tại Hiến Doanh chỉ có 1 tiểu đoàn thuỷ quân và 1 trung đoàn bộ binh, tổng cộng 2000 người.

Định hướng của Chương là xây dựng Hiến Doanh trở thành quân cảng kết hợp thương cảng. Tuy nhiên trong năm Thiên Đức 30 anh chưa thể thực hiện vì còn nhiều việc khác đang chờ.

Sau khi chiếm được Hiến Doanh, Chương bố cáo miễn mọi khoản thuế cho thương nhân đến hết năm. Thua ở Hiến Doanh, La Lệnh công ngoài mất nhiều quân tinh nhuệ còn mất một nguồn thu đáng kể.

La Đình Kính không bị đưa về Thiên Đức, với một con tin giá trị như vậy, Chương đổi lấy toàn bộ phần đất từ Hiến Doanh cắt về hướng Tây Bắc, điểm cuối chính là nơi Lý An đổ bộ. La Lệnh công buộc phải đồng ý cắt một phần ba diện tích kiểm soát với 4,1 vạn dân. Chương đổi tên thành huyện Kim Động, huyện thứ 5 của phủ Thiên Đức.

Ngoài lý do đổi đất lấy tính mạng của La Đình Kính, cái chính là vì lực lượng của La Lệnh công bị hao tổn gần 40% quân tinh nhuệ. Muốn tái chiếm luôn nhưng không thể. Quân Thiên Đức tuyên bố, La Lệnh công dám động binh, quân Thiên Đức sẽ sang bằng bất cứ nơi nào quân Tế Giang từng đi qua.

Dân Tế Giang nghe vậy đều kinh sợ.

Nhưng còn lý do nào khác khiến La Lệnh công phải chịu nhịn như vậy không?

Tất nhiên là còn, lý do ấy liên quan đến Lý An.