Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 229: Tình thế cấp bách




Chương 229: Tình thế cấp bách

Bọn Lý An, Trương Văn Long, Yết Kiêu nửa đêm thấy gió thét mưa gào thay vì lo lắng lại gặp nhau nhâm nhi chén trà bên ánh lửa bập bùng mà bàn tán xôn xao. Trương Văn Long nói rằng:

-Vạn Thắng vương của chúng ta thánh thật, chẳng đến hai ngày, mưa lớn thế này mà Đại Thắng Hoàng hậu xuất binh e lành ít dữ nhiều. Sao có thể nhìn trời mà đoán được mưa gió nhỉ?

Yết Kiêu nói:

-Hồi bọn tôi đi đánh Phan Văn Hầu, Vương vừa thắp hương xong thì gió từ bốn phương tám hướng thổi đến tung cờ. Đận ấy đánh một trận xả láng.

Lê Quý Ly thắc mắc:

-Vương của chúng ta có phải đạo sĩ không nhỉ? Chỉ có đạo sĩ mới hô mưa gọi gió được, giống lão đạo sĩ hồi năm ngoái ấy.

Cả bọn kể qua kể lại những sự lạ, một hồi sau Lý An mới lên tiếng:

-Ta nghe Tả Đô Đốc kể rằng ngày Vương đến làng Nhất Vạn, trời đang quang đãng mà sấm nổi chớp giật đánh vào cây đa bên miếu.

Yết Kiêu và Phạm Bạch Hổ cùng khẳng định tận mắt nhìn thấy. Yết Kiêu kể rằng làng Nhất Vạn lập ở chân núi hơn chục năm nay chỉ để đợi người, sau mỗi đêm mưa gió bão bùng là trai tráng trong làng lại toả đi tìm người mà chẳng rõ phải tìm ai. Hồi Chương mới đến, Tả Đô đốc phải lập mưu mời làm mưu sĩ rồi đưa đẩy thành chủ tướng.

-Chủ tướng bình sinh không muốn đánh nhau, chỉ thích yên bình và như các ông biết đấy. - Yết Kiêu chép miệng. - Yêu thương đám đàn trẻ nhỏ lắm, phủ Thiên Đức cũ nhờ thế mà được như ngày nay.

Đoạn Lý An hỏi:

-Nhưng sao Tả Đô đốc phải dựng làng ở đấy? Ta nhớ là Tả Đô Đốc quê trấn Hải Đông.

Phạm Bạch Hổ đáp:

-Thưa Tổng Tư lệnh, hồi làng chuyển đến thì chúng tôi còn nhỏ nên không rõ đầu đuôi. Cha tội từ quan là về thẳng đó ẩn mình, ngày đêm lo thao binh luyện mã. Chúng tôi thoáng nghe phải ở đấy chờ một người đến để dựng lại cơ nghiệp nhà Lý, chấm dứt cảnh cát cứ.

-Anh Hổ có biết Vương bao nhiêu tuổi không?

-Thưa, 26 ạ.

Lý An thở dài:

-Ta càng lúc càng bất ngờ, ngoài tài thao lược binh mã, Vương còn có nhiều ý tưởng trị nước an bang, giờ lại nhìn trời đoán bệnh được thật là không dám tin nhưng vẫn phải tin. Chả lẽ Vương là người trời ư?

Yết Kiêu nói:

-Thiên tử là con trời, có lẽ vậy thưa Tổng Tư lệnh. Ngoài cách đó ra chính tôi cũng không lý giải nổi. Xưa kia tôi chỉ là một tráng đinh bình thường như Hổ đây, Vương đặt cho tôi tên là Yết Kiêu, bảo rằng ngày sau mỗi lần quân địch nghe tên tôi là kinh hãi. Lúc ấy tôi chẳng tin.



-Ầy, hồi ta đối đầu với anh cũng hãi lắm. - Hoàng Thái Công nói. - Ngẫm lại tưởng đen mà hoá đỏ, giờ chúng ta chung hội, nhìn bọn Tế Giang tôi thấy hình ảnh mình lúc trước.

Lý An chợt nhắc:

-Nói mới nhớ, mưa gió lớn thế này nước sông dâng cao, nếu không biết trước e là thuyền của chúng ta hư hại mất, chưa kể súng pháo. Các người đảo một vòng nhắc anh em cẩn trọng quân Tế Giang thừa cơ đột kích. Bọn họ nhiều người là ngư phủ, thạo sông nước hơn ta. Vương có dặn chỉ thủ không công, hãy nhớ lấy.

Lý An vừa dứt lời bỗng nghe có tiếng súng lác đác nổ ở mé đằng Nam. Tất cả vớ lấy áo tơi, đội nón lá chạy ra khỏi lều, lát sau binh sĩ chạy đến báo cáo:

-Báo cáo Tổng Tư lệnh! Quân Tế Giang lợi dụng đêm tối trời mưa, dùng thuyền nhỏ luồn lách qua lau sậy định tập kích vào trại tiền quân nhưng đã bị đẩy lui. Chúng tôi thu nhặt được 1 thuyền với 5 xác, 6 kẻ b·ị t·hương, số còn lại nhanh chân lẩn vào màn đêm, anh em không truy kích

-Tốt! Những kẻ b·ị t·hương hãy cứu chữa và moi thông tin từ chúng. Ghi lại công lao của anh em, sau ta sẽ trình lên Vạn Thắng vương ban thưởng.

Binh sĩ đi rồi, Lý An nói với tả hữu:

-Vương dự liệu như thần, sớm ngày mai chúng ta phải cắt cử quân thăm dò rộng ra, trời mưa lớn không dùng được hoả công, bọn chúng hẳn biết điều ấy nên mới tính vậy.

Phạm Cự Lượng vừa đến, nghe xong đầu đuôi liền bảo:

-Nếu mưa kéo dài, chúng ta phải dựa vào hoả lực của 4000 tay thiện xạ chứ thần công bắn đạn tròn không ăn thua.

Cả bọn kéo nhau vào lều, Cự Lượng vẽ vài nét trên bảng rồi nói:

-Địa hình phía trước bằng phẳng nhưng có gò đống, bụi cây và nhiều ngòi nhỏ. Chúng ta phải chuẩn bị phương án đối phó khi quân Tế Giang chia thành các nhóm nhỏ tiếp cận.

Bạch Hổ nói:

-Quân của tôi hiện có 500 quả nổ loại mới, chỗ anh Yết Kiêu cũng chừng ấy phòng thân. Nếu ta cho tinh binh chia thành nhóm ba đến năm người như Vương từng dùng liệu có được không?

Lý An hỏi kỹ cách dùng quả nổ do ông chưa được tận mắt thấy dùng trong giao chiến. Bạch Hổ giảng giải chung cho mọi người, và rằng chỉ có Tiểu đoàn Thần Vũ mới được trang bị đủ. Gần đây Vạn Thắng vương trang bị cho pháo thủ mỗi người một quả phòng thân lúc nguy nan hoặc khi gấp rút buộc phải phá thần công.

-Thứ này quá lợi hại, sao Vương lại không cho làm nhiều nhỉ? - Lý An thắc mắc.

-Thưa Tổng Tư lệnh, vẫn là Vương không muốn s·át h·ại nhiều sinh linh, thứ này rơi vào tay đối phương sợ lả chúng ta diệt vong cả.

Lý An chép miệng:

-Nhân từ cũng không hẳn tốt nhưng… đúng là toàn người Vạn Xuân đánh nhau mà diệt tận là không nên. Song trước tình hình này, sớm mai cần xin thêm 1000 quả nổ dùng cho việc phòng thủ.

Lý An đứng lên chỉ tay vào bảng:



-Chia thành các nhóm 5 người, tính từ tiền trại mà ẩn nấp hình rẻ quạt, cách khoảng năm đến bảy chục trượng. Trường hợp phát hiện đối phương chia quân đánh đến, dùng quả nổ phá cho họ lui chờ hết mưa.

Tất cả nhất trí, sớm hôm sau Lý An gửi tin về, chiều muộn khi trời vừa ngớt mưa, nước sông hãy còn chảy xiết. Có 5 thuyền lớn chở đồ tiếp vận sang sông, ngoài cơm nóng, canh ngọt, khoai luộc, ngô luộc thì bọn Lý An còn nhận 2000 quả nổ với mệnh lệnh thu hút thêm quân Tế Giang.

-“Mưa tạnh chiều ngày kia ông chủ đi mua gạo”

Lý An đưa thư có dấu mộc cho bọn Cự Lượng xem, vỏn vẹn không đến chục dòng, câu cuối như đã nói ở trên.

-Như vậy là chiều 19 đích thân Vương dẫn binh đi sao? - Cự Lượng ngạc nhiên.

Lý An nói:

-Cậu Dũng có bảo lúc làm lễ xuất chinh thì Xa Hải 26 bỗng nhiên gãy cột buồm có treo kỳ hiệu.

Cả bọn lại bàn luận một hồi và chỉ ngưng khi nghe vài tiếng súng nổ thưa thớt từ xa vọng lại.

La Lệnh công La Tá Phi vốn cao lớn, sáng dạ, văn võ song toàn. Ông sinh ra trong một gia đình hào trưởng giàu có ở làng Bến Sắn, giáp Văn Lâm. Cha ông là La Đại Liệu, giàu có nhờ thu mua sắt vụn, đồng, bạc tái chế. Thời Lý Nam Vương dấy binh, La Đại Liệu khi ấy đã lục tuần, chiêu mộ tráng đinh trong vùng được nghìn người, cùng La Tá Phí dẫn quân theo Lý Nam Vương. Sau khi cha c·hết, La Tá Phi nối nghiệp cha làm tướng đất Tế Giang. Gặp thời loạn, thế lực của La Tá Phi nổi lên, ông xưng Lệnh công và trở thành sứ quân cai quản vùng này giống như Lý Lệnh công bên Siêu Loại và Nguyễn Lôi Vũ (anh em nhà Vũ Ninh vương) giữ Đông Phù Liệt bên kia Xích Giang.

Tế Giang là vùng chiêm trũng, sông ngòi quanh co, bùn lầy. La Lệnh công chia quân trấn những nơi hiểm yếu chờ thời. So với Lý Lệnh công an phận, La Lệnh công đã nhiều lần động binh giao chiến với lân bang, có thắng có thua.

Về địa thế đất Tế Giang, phía Bắc giáp sông Văn Giang, phía Đông giáp Xích Giang, Đông Nam giáp Đằng Châu của Sứ quân Phạm Khải Ca. Phía Nam - Tây Nam và Tây giáp với trấn Hải Đông, một dải đất dài thưa người, thông ra bể lớn.

La Lệnh công La Tá Phi cai quản 22 vạn dân, nhiều vượt trội so với Trần Minh công và Phạm Lệnh công. Con trai trưởng của La Lệnh công là La Đình Đệ, 44 tuổi, giữ chức Soái tướng nắm binh quyền. Con thứ La Đình Kính là Hữu Tướng quân, Tả Tướng quân là con trai út La Đình Độ. Thuỷ binh có Cao Mộc Viễn, 49 tuổi, cháu vợ La Lệnh công nắm giữ. Bùi Quang Dũng, 42 tuổi, em ruột của vợ lẽ cầm quân kỵ.

Do đặc thù nhiều sông ngòi, La Lệnh công có đến 1 vạn quân thuỷ, quân bộ có 6000, kỵ binh hơn 4000. Trường hợp nguy khốn, La Lệnh công tổng động viên sẽ có khoảng 3 vạn quân.

Bấy lâu nay La Lệnh công biết vùng Siêu Loại có chiến loạn, ông lấy làm mừng, dặn con cháu để tâm dò xét thừa nước đục thả câu. Ngay khi Mậu Quốc Thìn cắt đất xưng thần, La Lệnh công và tướng sĩ sẵn sàng vượt sông tiếp ứng nhưng mọi sự diễn ra quá mau lẹ. Chẳng ai ngờ được rằng Lý Lệnh công mất làng Thư Đôi trong bảy ngày. Theo tính toán của những La Đình Kính hay Cao Mộc Viễn, nhanh cũng phải một tháng may ra Thư Đôi mới thất thủ. Bởi thế, quân Tế Giang muốn chờ thêm, hòng để hai bên t·hương v·ong mới vượt sang đánh chiếm.

Buổi sớm mà Lý Lệnh công và gia quyến tìm sang cầu cứu thì La Lệnh công biết đã muộn, kẻ địch quá mạnh, như lời Lý Lệnh công nói, Thư Đôi chỉ còn tính bằng giờ.

Giao chiến với quân Thiên Đức, đội quân vài năm trước chẳng ai để vào mắt, chỉ coi là đám giặc cỏ tụ tập, La Lệnh công biết mình nguy đến nơi. Tin tức xấu báo về liên tục, và rằng những v·ũ k·hí mới làm theo lời mách của cha con họ Mậu chỉ như trò trẻ con đối với quân Thiên Đức trong khi thứ v·ũ k·hí Thiên Đức dùng gây kinh sợ cho quân y như lời đồn.

Quân Thiên Đức có pháo dập súng dồn, dọn bãi đổ bộ không thiệt binh tốt thực gây kinh ngạc cho La Lệnh công và bộ tướng. La Đình Kính báo tình hình, La Lệnh Công thuận cho lấy quân từ các nơi khác về, đồng thời thảo thư sang Đằng Châu và Hải Đông đề nghị cùng đánh Thiên Đức. Trần Minh công hẹn thư thư mươi ngày mới hồi đáp. Phạm Lệnh công chỉ đồng ý không động binh với Tế Giang mà thôi.

Bấy giờ La Lệnh công mới thấy tác dụng của việc Thiên Đức dăm lần bảy lượt đòi Lý Lệnh công. Ấy chính là tạo lý do chính đáng động binh.

Mưa to gió lớn đổ đến bất ngờ khiến quân Tế Giang không kịp phòng bị, thuyền nhỏ bị lật, thuyền lớn gãy cột buồm. Tuy thiệt hại không tính là nhiều nhưng buộc phải chuyển quân về sau.

La Đình Kính gom hết quân mặt Nam, cắt bớt mặt Đông dồn về hướng Bắc chống Thiên Đức. Mậu Quốc Tỵ mách rằng Lý Sứ tướng, Phan Sứ tướng và Nguyễn Sứ tướng trước đây khi chống pháo của quân Thiên Đức đã tản quân ra thay vì tập trung thành đội hình lớn. Đối với thứ v·ũ k·hí bắn thẳng của Thiên Đức, nếu dùng khiên gỗ bọc sắt, đồng kết thành từng khối có thể chống được.



Mậu Quốc Tỵ nói:

-Mỗi khi bọn họ khai hoả xong cần có một quãng thời gian nghỉ trước khi khai hoả lượt kế tiếp. Nếu dùng kỵ binh tràn lên với số đông cùng bộ binh ắt đẩy lui họ được.

La Đình Kính hỏi lại:

-Còn thứ v·ũ k·hí bắn ra lửa thì sao?

-Thứ ấy chỉ có nước mới dập được, họ thường khai hoả tầm gần, trong khoảng mươi trượng đổ lại. Bọn họ cũng có một thứ quả nổ song ít thấy dùng, tôi không biết đó là thứ gì, chỉ nghe sĩ tốt nói lại mà thôi.

Bấy giờ Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn mới nói:

-Chỉ còn cách chia thành từng nhóm quân nhỏ tập kích, có vậy mới hạn chế được t·hương v·ong. Còn như dàn quân đánh trực diện ắt phải có số lượng vượt trội mới được. Lão Lý An bây giờ trở cờ làm tay sai cho chúng, thực không biết xấu hổ. Kẻ tự xưng Vạn Thắng vương kia tài trí đến đâu mà thu phục được lão ta chứ?

-Bẩm ngài. - Mậu Quốc Tỵ nói. - Nghĩa nữ của Lý Sứ tướng Lý An chả hiểu bằng cách nào lại là thê th·iếp của Vạn Thắng vương. Mạt tướng được biết, Vạn Thắng vương vô cùng yêu chiều cô gái ấy, Lý Sứ tướng cũng vậy. Có thể vì thế mà họ chung chiến tuyến.

-Ta thực ngờ sau lưng Vạn Thắng vương chính là Tả Đô đốc tiền triều chống lưng cho hắn, hắn còn trẻ vậy không thể nào thống lĩnh ba quân thiện nghệ như vậy được. - Cao Mộc Viễn nói. - Chúng ta cũng nên đề nghị Nguyễn Quốc Khánh cùng đánh, bọn Thiên Đức không thể lưỡng đầu thọ địch

Mậu Quốc Thìn lại kể chuyện cũ, và rằng bây giờ Vũ Ninh vương chưa muốn động binh.

-Các ngài có nghĩ đến việc kết liên minh với bên Đông Phù Liệt chưa? Mạt tướng cho rằng khả dĩ lắm.

La Đình Kính nói:

-Họ chẳng được lợi gì trong chuyện này, tuy nhiên chúng ra có thể thử. Ta sẽ sai sứ sang đề nghị xem sao, có điều bọn họ sẽ phải đánh một vòng xuống hạ lưu Xích Giang chứ đi thẳng sang Siêu Loại không được.

Bàn nát nước, bọn La Đình Kính chỉ còn cách chia nhỏ quân đánh quấy quá, dụ quân Thiên Đức vào sâu trong nội địa sau đó dùng đại quân đối chiến, một cánh khác đánh vào đường tiếp vận trên sông hoặc chia cắt đại quân Thiên Đức với thuỷ quân dưới sông Văn Giang.

Kế hoạch của bọn La Đình Kính khá tốt, chỉ có điều quân Thiên Đức có chịu tiến hay không? Muốn biết chỉ còn cách thử mà thôi.

La Đình Kính chia 50 quân thuỷ, bộ thành một toán, lợi dụng quen địa thế quyết tâm tiếp cận quân Thiên Đức quấy phá, đặc biệt vào ban đêm.

Có một điều mà La Đình Kính cùng bộ tướng không tính đến, ấy là quân của họ đông, phần đa là tinh binh khoẻ mạnh thạo nghề sông nước. Quân Thiên Đức ít hơn nhưng nòng cốt là quân Thiên Đức cũ, tính đến thời điểm này họ đã chinh chiến gần 6 năm nên rất thiện chiến. Chưa kể quân Siêu Loại cũ cũng phải đối chiến với Thiên Đức trong thời gian 2 năm gần đây, sau khi sáp nhập làm một, quân tinh được giữ lại, quân yếu cho về làm ruộng hoặc phụ trợ phía sau. Lực lượng tương đương không có hoả khí thì hai bên kẻ tám lạng người nửa cân, mưu kế cũng chịu thua khi hoả khí cất tiếng.

Thực địa chứng minh điều ấy.

Quân Thiên Đức dùng vịt, ngan, chó cỏ cảnh giới cùng các nhóm 5 người. Mỗi nhóm sẽ chọn địa thế phù hợp để canh phòng ngày đêm. Họ trải rơm ngủ, phủ áo tơi bện rơm che chắn rồi áo khoác làm chăn, gối. Đêm xuống vịt ngan kêu ở hướng nào, chó sủa về đâu thì một quả nổ sẽ tung về hướng ấy, chục giây sau lại thêm một quả khác. Quân Tế Giang vùng chạy dưới trăng khuya, bóng in trên nền trời liền trở thành bia tập bắn của những tay thiện xạ. Trúng hay trượt nào ai hay vì mục đích của quân Thiên Đức là gây kinh sợ cho đối phương.

Yết Kiêu thạo sông nước, việc cảnh giới dưới các sông ngòi nhỏ nhiều lau sậy cũng không gặp khó khăn. Các toán quân Tế Giang dùng bè tre nhỏ luồn lách cũng chẳng ăn thua, cá biệt có trường hợp hàng chục quân bị bọn Yết Kiêu phục kích ngược, từ dưới nước trồi lên kéo xuống bắt sống đem về khai thác tin tức.

Tránh La Đình Kính sinh nghi, mỗi ngày Lý An cho trại tiến thêm gần trăm trượng.

Sau hai đêm thấy không ăn thua mà quân sĩ có kẻ nao núng. La Đình Kính đương tính kế chế ngự đám chó canh và bầy vịt ngan, bỗng chính Ngọ ngày 20 nhận tin dữ, thần hồn điên đảo.