Chương 226: Lý An xuất trận
Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn gửi cho Vạn Thắng vương bày rằng con gái nhỏ dại đã theo kẻ phản loạn sang phủ Thiên Đức. Cao Mộc Viễn ngỏ ý muốn tặng Vạn Thắng vương 200 xấp vải lụa, 200 nén vàng, 200 nén bạc.
Vạn Thắng vương hồi đáp thư, nói rằng Cao Mộng Dao mới thành thân với Nguyễn Trung Ngạn. Quân Thiên Đức không giữ người, Cao Mộng Dao tự do, bởi vậy Thiên Đức không thể nhận quà. Kèm thư của Vạn Thắng vương là thư tay của Cao Mộng Dao, cô gái xin cha thứ cho tội bất hiếu, và rằng cô đã được Vạn Thắng vương tác hợp. Trong nay mai, Cao Mộng Dao sẽ làm việc cho Vạn Thắng vương.
Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn đọc thư xong nộ khí xung thiên, đập bàn chửi mắng, cho rằng Vạn Thắng vương thúc ép, lừa phỉnh con gái. Bởi thế việc Vạn Thắng vương đòi người càng bị bàn ra.
Những ngày cuối tháng Giêng, thuyền bè qua lại trên sông Văn Giang, đoạn chảy từ Xích Giang đến gần bến Bình Than ngăn cách Thiên Đức và Tế Giang, được cảnh báo hạn chế qua lại.
Thiên Đức đưa xe thang dựng chòi canh dày đặc ven bờ sông chỉ sau một đêm, bộ binh lần lượt chuyển quân đóng trại tạm trong khi thuỷ quân đưa đến 200 thuyền lớn nhỏ neo kín một khúc sông, cờ phướn rợp trời.
Quân Tế Giang cũng không kém cạnh, sau hạn chót do Vạn Thắng vương tuyên bố, Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn điều động quân thuỷ bộ hạ trại đối diện, đông đến vạn người sẵn sàng tiếp chiến.
Ban đêm, người ta thấy hai bờ sông sáng rực đèn đuốc. Tình hình sau mỗi ngày căng như dây đàn, cuộc chiến có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Lý An bố trí 6500 quân chính quy cùng quân hậu cần ở mặt này, tổng số lên đến 7500 người. Hai tiểu đoàn dự bị đóng ở hai cánh hòng phô trương thanh thế.
Một cánh quân khác sẵn sàng tiến đánh vùng Hiến Doanh đang tập hợp tại Luy Lâu, gồm toàn bộ Trung đoàn Thiên Đức phối hợp với bộ phận thuỷ quân Long Vũ, pháo thuỷ quân do Cao Lịch chỉ huy. Đại Thắng Hoàng hậu thống lĩnh cánh quân này, Bùi Thị Xuân, Hoàng Ngưu, Đinh Công Tráng làm phó, Triệu Quang Phục, Đoàn Thượng tham mưu. Quân số trực tiếp tham gia là 3300 người tất cả.
Bên cạnh quân tham chiến, còn có 1200 người thuộc Ty Giao thông - Xây dựng được điều động cùng 70 thuyền lớn nhỏ chuyên trở gạch, đá dăm, chủ yếu là xi măng.
Trợ chiến cho cánh quân của Đại Thắng Hoàng hậu Phạm Thiên Bình là 1000 quân thuộc Trung đoàn bộ binh Thánh Dực của Bàn Phù Sếnh đóng tại huyện Siêu Loại.
Theo kế hoạch, Thiên Bình sẽ dẫn quân từ nhánh nhỏ vào dòng chính của sông Dâu theo hướng Nam, đến ngã ba sông Dâu hợp với sông Văn Giang thì ngoặt vào dòng nhỏ bên hữu tiến về phía Đông, đến ngã ba sông Văn Giang - Xích Giang thì rẽ bên tả, xuôi theo dòng Xích Giang khoảng hơn 60 dặm đánh Hiến Doanh.
Đoạn đường từ ngã ba sông Dâu - Văn Giang đến Hiến Doanh khoảng hơn 80 dặm, chiến thuyền di chuyển mất khoảng 3 canh giờ hoặc hơn kém không đáng kể tuỳ thuộc thời tiết, dòng chảy hoặc các vấn đề phát sinh. Bộ Tổng tham mưu quân Thiên Đức biết rằng, cánh quân của Đại Thắng Hoàng hậu phải đi một đường vòng cung đánh vào sườn của quân Tế Giang. Nếu quân Tế Giang đem quân chặn ngã ba sông Văn Giang - Xích Giang thì cuộc chiến sẽ đẫm máu, bởi khi ấy Đại Thắng Hoàng hậu phải mở đường để về huyện Siêu Loại.
Nguy hiểm nhiều thì chiến thắng sẽ vang dội.
Chương đã gặp ông Cả Lụa và nhờ cả Lâm Chí Hoà dò xét Hiến Doanh từ hai tháng nay. Lâm Chí Hoà có thương điếm và quan hệ tốt với giới thương nhân ở Hiến Doanh. Chương sẽ dùng Lâm Chí Hoà và ông Cả Lụa để ổn định tình hình sau khi chiếm được.
Về trang bị, cánh quân này trang bị 2800 súng hoả mai, 3000 lựu đạn ống tre, 70 thần công cùng 1700 viên đạn các loại, 50 hoả pháo liên hoàn, 1 vạn ống hoả hổ dùng cho bộ binh. Lương thực đem theo đủ dùng trong 12 ngày, chủ yếu là lương khô và rau củ.
Thuyền chở vật liệu xây dựng sẽ lần lượt đi vòng từ Luy Lâu lên sông Thiên Đức, ra sông Xích Giang mới xuôi dòng. Do không có quân bảo vệ trong quá trình di chuyển, đoàn thuyền sẽ chia thành từng tốp 10 chiếc nối nhau di chuyển men theo bờ sông mé phủ Thiên Đức.
Như vậy, Lý An sẽ phải cho bọn Phạm Cự Lượng, Trương Văn Long, Yết Kiêu, Phạm Bạch Hổ đánh mạnh, thu hút quân Tế Giang về hướng Tây Bắc vùng Tế Giang. Có như vậy, Đại Thắng Hoàng Hậu Phạm Thiên Bình mới dễ bề hành động.
Cuộc chiến giữa Thiên Đức - Tế Giang bắt đầu vào tờ mờ sáng ngày 10 tháng 2 năm Thiên Đức khi thuỷ quân nổ pháo lệnh, Yết Kiêu dẫn 40 thuyền Mông Đồng tiến đánh. Phía đối diện, Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn thống lĩnh thuỷ quân, cho con trai là Thuỷ Tướng Tiên phong Cao Mộc Kỳ ra đối chiến.
Tiếng trống trận của hai bên vang một khúc sông.
Yết Kiêu chỉ có ý thăm dò binh lực và các bày trận của đối phương, quả nhiên khi thuyền hai bên còn chưa giáp trận, bọn Yết Kiêu đã nhận mưa tiễn bắn đến. Yết Kiêu nhếch miệng cười rằng:
-Cha con họ Mậu đã bán bí mật cho Tế Giang đổi lấy bình yên ư? Nỏ Liên Châu chúng ta chỉ dùng cho dân binh mà thôi.
Mặc cơn mưa tiễn, Yết Kiêu vẫn cho thuyền áp sát. Toàn bộ thuyền Mông Đồng đúng như tên gọi, đã được bọc đồng cùng các tấm gỗ trát bùn rơm che tiễn. Thuỷ quân Long Vũ đồng loạt khai hoả hoả hổ ở mũi thuyền khi khoảng cách chỉ còn 5 trượng khiến quân của Cao Mộc Kỳ thất kinh. Ngay sau đó, Yết Kiêu lệnh xoay ngang các Mông Đồng cho binh sĩ dùng hoả hổ cá nhân phóng hoàng loạt rồi rút lui trước khi đối phương đưa quân ra ứng cứu.
Vừa mới giáp trận, Thuỷ Tướng Tiên phong Cao Mộc Kỳ bị t·hiêu r·ụi 30 thuyền lớn nhỏ, quân sĩ b·ị t·hương vài trăm người, t·hiệt m·ạng chỉ hơn hai chục do trúng hoả hổ ở cự ly gần, phỏng mà m·ất m·ạng.
Lý An đứng trên bờ thấy đối phương r·ối l·oạn đội hình ngay khi vừa giáp trận, quân lính nhảy xuống sông tránh lửa liền lấy làm hài lòng lắm.
-Báo cáo Tổng Tư lệnh, Yết Kiêu hoàn thành nhiệm vụ.
Lý An hỏi:
-Bọn chúng có nỏ liên hoàn, liệu có pháo không nhỉ?
Phạm Bạch Hổ đứng cạnh bên, đáp:
-Thưa Tổng Tư lệnh, nếu có pháo đá cũng không bề gì, tôi sẽ dọn dẹp sạch cho ngài yên lòng.
Lý An cười:
-Anh Hổ là bậc thầy pháo binh nên ta an lòng lắm, để xem chúng đối phó ra sao rồi nhờ vào anh cả.
Lát sau, Yết Kiêu cho hơn chục Mông Đồng ra khiêu chiến nhưng bên Tế Giang im phăng phắc. Từ đó cho đến quá Ngọ, các Mông Đồng cứ tiến lại thoái giữa dòng.
Cuối giờ Mùi, Lý An cho phất cờ ra hiệu cho tả quân Hoàng Thái Công xuất kích. Ba chục Mông Đồng dàn hàng ngang dẫn đầu, sau một quãng có hai mươi Xa Hải và chiến thuyền nhỏ Siêu Loại mẫu cũ hộ tống. Thái Công như thể sẽ dẫn quân đánh mạnh rồi cho đổ bộ trước khi trời tối. Các Mông Đồng áp sát đối phương, chưa kịp khai hoả thì từ trong bờ, những cơn mưa đá bắn chặn. Hoàng Thái Công buộc phải cho quân lui về sau thêm một đoạn.
Bấy giờ quân Tế Giang mới cho thuyền ra chống. Hoàng Thái Công thấy đối phương có hàng chục thuyền lớn chở pháo đá tiến sau đội hình địch bèn cho quân phất cờ hiệu, gõ chiêng thu quân.
Mông Đồng thuyền chia hai bên tả hữu lui về sau, Xa Hải neo gần giữa sông đồng loạt khai hoả 40 khẩu thần công 80mm bắn đạn tròn, nhắm thuyền lớn của đối phương.
Đơn giản mà hiệu quả sau 5 loạt bắn, quân Tế Giang cả kinh, luống cuống cho thuyền lui về. Bấy giờ ba chục thuyền Mông Đồng chia làm hai mũi tăng tốc truy kích bất chấp mưa đá. Hai mũi t·ấn c·ông xộc thằng vào đội hình đối phương mà dùng hoả công.
Hơn chục chiến thuyền nhỏ của Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn trở thành những ngọn lửa trên sông, 5 thuyền lớn bị hư hại dập dềnh giữa sóng nước cũng bị quân Thiên Đức đốt cháy. Hơn hai trăm thuỷ quân Tế Giang nhảy xuống sông thoát thân bị quân Thiên Đức dùng thòng lọng kéo lên bắt hết lượt.
Lý An không giấu nổi vẻ mừng rỡ khi lần đầu tiên trong đời cầm quân, ông chỉ huy trận đánh mà không thiệt một sĩ tốt nào. Chuẩn bị tốt, v·ũ k·hí vượt trội, quân sĩ mau lẹ, đối phương không thể tiếp cận là những điều không chỉ Lý An nhận ra. Hoàng Thái Công cưỡi ngựa đến báo tin chiến thắng lúc chiều tà, ba quân tướng sĩ ai nấy đều hò reo.
Lý An đưa tin chiến thắng ban đầu về Lý phủ.
Ngày hôm sau và hôm sau nữa, thuỷ quân Tế Giang không dám đối chiến, quyết cố thủ ven bờ. Lý An cho Xa Hải neo giữa dòng ngắm bắn khiến soái trại của Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn phải lui về sau một trăm trượng.
Lý An xin lệnh và được đồng ý bèn đưa thêm 1000 quân địa phương đến để… tập luyện. Nói là quân địa phương, thực ra họ từng trong quân Siêu Loại cũ nay về làm nông. Hoàng Văn Thái và ba anh em họ Liệt cầm số quân này, dùng Mông Đồng thuyền khiêu khích trong khi thần công sẵn sàng khai hoả.
Ngày 13 tháng 2 mặt trời vừa lên cao, Yết Kiêu cùng với Hoàng Thái Công, Phạm Bạch Hổ dùng lực lượng 3000 quân xuất phát từ cánh tả vượt sông dưới sự yểm trợ của sáu chục thần công khai hoả không ngừng nhằm dọn bãi đổ bộ. Bọn Yết Kiêu dễ dàng lên bờ, đưa hoả pháo liên hoàn và thần công lên theo sau đó đánh thọc sườn về mé trại chính của đối phương trong khi Lý An đang dẫn 4000 quân vượt sông. Quân Tế Giang chống không nổi buộc phải rời trại lui quân sâu đến 10 dặm. Các chiến thuyền nhỏ luồn lách trong sông ngòi, một số chiến thuyền lớn đành phải huỷ.
Trước tình thế có phần cấp bách khi quân Thiên Đức đã thiết lập được đầu cầu và kéo quân sang hạ trại. Ngày 14 tháng 2, Thuỷ Sư Đô đốc Cao Mộc Viễn bàn với Hữu Tướng quân La Đình Kính và thống lĩnh kỵ binh Bùi Quang Dũng đưa thêm quân ở các nơi khác về ứng phó.
Cho đến khi đặt chân lên bờ, cho quân dựng trại, Lý An mới thực sự hiểu rằng trước đây tế tử của ông quả thực hãy còn nương tay với ông. Ông vượt sông mà quân chỉ b·ị t·hương có hơn trăm người, thật khó mà tin nổi.