Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 149: Dọn nhà đón khách




Chương 149: Dọn nhà đón khách

Một vạn quân song chưa có thành luỹ trấn, chống lại đội quân đông gấp ba hoặc hơn thế nữa trong thế lưỡng đầu thọ địch thật khó có cơ hội chiến thắng. Ai cũng nhìn thấy, cũng lo nhưng Chương không mảy may bận tâm. Cậu đã nói với các đầu lĩnh:

-Cất quân đi đánh từng người một tốn kém đủ đường, nay bọn họ rủ nhau đến. Cổ nhân nói ba đánh một không chột cũng què nhưng Thiên Đức có một câu hay hơn, ấy là “Một Thiên Đức chấp ba sứ quân” hoặc dân dã hơn là một mình ta chấp hết! Chúng ta muốn lớn mạnh phải trải qua sóng gió, cơn sóng gió này không vùi dập được chúng ta ắt sẽ làm chúng ta lớn mạnh.

Bỉnh Di hỏi:

-Cậu có tự tin quá không đấy?

-Đúng sai tàn cuộc anh sẽ biết. - Chương nhếch miệng cười gian xảo. - Các anh đây đều học binh pháp, thông thuộc hành binh nên thấy nguy cũng phải. Ta chả học binh pháp nhưng ta có cách khắc chế vì ta phòng thủ, phòng thủ bao giờ cũng dễ hơn t·ấn c·ông. Lý ở đời xưa nay vẫn vậy.

Chương thả mình ngồi xuống ghế, tỉnh bơ rót trà rồi nói thêm:

-Những lần trước em còn nương tay nhưng lần bọn họ tìm c·hết em sẽ đáp ứng, anh Di ạ. Sắp tới đây anh sẽ phải đi sứ, anh thích đòi gì thì đòi nhưng hãy đòi hỏi đến mức vô lý để em lấy cớ nện cho từng kẻ ra bã.

-Có gì cậu nói toạc ra cho anh em hay, cứ úp mở làm bọn ta nóng ruột.

-Với Siêu Loại, đòi Lý Lệnh công giải tán binh mã, ông ta thuận thì an trí ông ta ở cái ấp cồi cùng dân, sống như một cự phú.



-Còn không?

-Em cần người pha trà mỗi sáng.

Tướng sĩ chẳng hẹn mà cười, họ cười vì chỉ có Chương mới nghĩ ra kiểu đòi hỏi khiến người khác tức ói máu chứ không phải họ không tin.

-Thế còn Vũ Ninh vương và Quảng Trí quân?

-Vũ Ninh vương biết điều thì em nhắm mắt cho qua, Quảng Trí quân xa chả làm gì được, em muốn bọn họ chỉ nghĩ đến hai chữ Thiên Đức là ăn không ngon ngủ không yên, quân đó diệt càng nhiều càng tốt. Ông Vũ Ninh vương không sợ chúng ta đâu, ông ta đang ấp ủ m·ưu đ·ồ gì đó, khi nào ngắm ăn được mới chơi.

Tại sao Chương lại tự tin đến vậy? Do nhiều lẽ.

Lẽ đầu tiên bởi vì cậu nắm được tin tình báo từ sớm, biết trước địch quân sẽ hành động, yếu tố bất ngờ của địch không còn thì chiến thắng đã nắm trong tay một nửa. Nửa phần còn lại phải bố trí nguồn lực sao cho hợp lý để chờ địch.

Về trang bị cho quân, thép tốt không ngừng cải tiến song mới chỉ làm được hơn nghìn đao kiếm, dăm trăm bộ giáp trụ và chừng ba nghìn mũi tên. Đao kiếm làm từ thép tốt không khác hình dáng so với loại cũ nhưng đảm bảo chiếm ưu thế khi cận chiến. Số đao kiếm tốt được trang bị cho những binh sĩ dũng mãnh vượt trội so với số đông cùng áo giáp sắt.

Pháo nhẹ cải tiến có hơn bốn trăm khẩu cùng hơn năm vạn viên đạn các loại, con số này thực biết nói!



Sau gần một năm, Bùi Thị Xuân đã làm được hơn hai nghìn nỏ Liên Châu cỡ nhỏ, hơn ba trăm nỏ cỡ trung. Nữ binh Thần Vũ gần năm trăm người được trang bị đủ nỏ, số còn lại chia đều xuống các tiểu đội, trung bình năm quân sĩ có hai nỏ Liên Châu.

Dưới trướng Yết Kiêu có 51 Mông Đồng thuyền đã bọc đồng hoàn thiện, 26 Xa Hải thuyền tương đương 104 pháo trên khoang cũng được bọc đồng cùng 42 Hoả thuyền. Lưỡng Phúc thuyền vẫn chưa đóng được vì chưa thể làm ra được loại vòng bi đủ sức chịu lực. Bên cạnh có, giữ thăng bằng cho một thuyền lớn cần những người có kinh nghiệm thiết kế.

Đường Thiên Đức đã hoàn thiện gần một tháng, 250 khẩu pháo bố trí dàn trải thành 12 cụm ở hướng này. Chương đoán Phan Văn Hầu sẽ dàn quân đánh sang y như cái cách mà ông ta dàn thuyền tránh đạn vậy. Ông ta không sai, có điều nhờ đường ray và tường bê tông cao bốn thước chả khác gì tường thành, quân Thiên Đức sẽ chiếm nhiều lợi thế.

Tháp canh trước đây làm từ tre, gỗ được xây bằng gạch, đá trộn xi măng cao hai trượng nằm ngoài tường, trên triền đê. Mỗi tháp chứa được ba binh sĩ, tiễn bắn ngược lên hạ gục quân canh cũng khó bởi chuồng cu xây gần kín bằng gạch, chỉ hở ba mươi phân quan sát, ngồi xuống dùng nỏ Liên Châu bắn tứ phía dễ dàng. Chỉ có hoả công mới diệt được họ.

Chương cho xây đến ba mươi tháp canh như vậy dọc theo hơn hai chục dặm ven bờ sông. Các tháp canh này được nguỵ trang bằng lá dừa khô, rào gai, trồng cây, dây leo xung quanh và mái thì vẫn bằng tranh, nhìn từ bên kia sông hay dưới sông thấy nó chả khác gì tháp canh tre nứa.

Để tiếp đón các vị khách không mời sang sông, Chương nói Thái Hương và Trúc huy động được hơn năm trăm thiếu niên tuổi từ mười ba đến mười sáu giúp việc vận chuyển đạn dược và các thứ vừa sức, trả công mỗi đứa mười đồng.

Tiếp đón quân Phan Văn Hầu và Lý An hay thậm chí là Nguyễn Quốc Khánh, Chương còn có một thứ binh khí bí mật gây kinh hoàng cho bộ binh đối phương. Cậu dùng đất sét làm hàng nghìn nồi đất tròn mỏng, to bằng quả dừa, có quai cầm, miệng nhỏ chỉ bằng hai đầu ngón tay. Thứ này sẽ đựng dầu phụng, dầu đun sôi. Trẻ con, người già được huy động làm ngày đêm được vài nghìn cái, chẳng cần đẹp. Pháo sẽ dội thứ này xuống đầu đối phương.

Mỡ lợn, dầu phụng được mua về nhiều vô kể. Bếp củi chi chít ven đường Thiên Đức, các loại nồi gang, chảo gang lớn được làm ra và mượn trong dân phục vụ việc đun sôi mỡ lợn.

Nhưng thế chưa phải đã hết!



Xi măng là một phát kiến vĩ đại khiến đao kiếm trở nên vô dụng, hoả công cũng thua xi măng kết hợp với đá hộc, đá dăm, sỏi, cát… tạo thành bê tông.

Tận dụng địa hình tự nhiên có dãy Linh Sơn làm tường thành tự nhiên, ngay khi biết Phan Văn Hầu động binh, từ cuối tháng 8, Chương đã họp với Bỉnh Di, cho tiến hành xây bức tường bê tông cao hơn hai trượng, bề mặt tường rộng gần hai thước, cách năm trượng lại có chỗ đặt chảo gang cùng củi khô, móng tường sâu tám thước.

Bỉnh Di huy động hơn bảy nghìn nhân công, đủ già lẫn trẻ, kể cả thiếu niên, ngày đêm xây gấp bức tường thành dài hơn hai dặm từ chân Nhất Sơn đến bờ sông Dâu. Xây đến đâu nguỵ trang bằng phên tre, rào gai, cành lá… đến đó. Dựng sáu tháp canh lớn bằng bê tông, chuồng cu xây gạch, lợp tranh.

Từ nay ai muốn qua Siêu Loại đều phải đi qua một lối rộng khoảng năm trượng có binh lính canh gác hoặc theo lối sông Dâu. Sông Dâu cũng bắt đầu kiểm tra gắt gao thuyền bè qua lại. Thương nhân, dân thường đi ngang qua không gặp khó song bị cấm lên bờ. Giao dịch đều ở bến sông. Thăm thân nên quay về hoặc phải ở lại ăn Tết.

Những lối mòn thượng đạo có thể đi được bị phong toả bởi các lô cốt nửa chìm nửa nổi được nguỵ trang kín đáo. Bất cứ kẻ nào từ Siêu Loại theo lối này b·ị b·ắt đều phải lao động không công như đập đá, đào ao… Bởi vậy Lý An cho bao nhiêu quân đi dò la đều không thấy trở về. Thực tế trung tuần tháng 11 trong núi đã có những trận đụng độ nhỏ giữa các nhóm quân hai, ba chục người của Lý An với Thiên Đức song nỏ Liên Châu cỡ nhỏ, cỡ trung khiến đối phương phải rút nhanh, bỏ lại vài mạng.

Hạ tuần tháng 11 tình hình căng thẳng hơn khi bên bờ Bắc lác đác có trại quân nhỏ gần bờ sông. Trong khi ấy bọn Tôn liên tục báo về, Lý An bí mật chuyển quân từng đợt nhỏ trong đêm các trại gần sườn Nam dãy Linh Sơn. Cách bức tường đang xây chỉ hơn hai dặm.

Cự Lượng cắt hơn nửa quân về Thiên Đức cùng pháo, giữ lại một nghìn quân chia làm hai trại kèm bốn mươi pháo, một ở ngã ba sông, một ở bến phà, kết hợp với trại thuỷ binh của Yết Kiêu tạo thế chân kiềng phòng thủ.

Tám chục pháo cỡ nhỏ, hơn ba chục pháo lớn và Sảo pháo trấn tường thành. Lý An muốn tràn sang chỉ có lối duy nhất đang bị hàng trăm khẩu pháo chờ sẵn.

Cùng thời gian ấy, Quảng Trí quân sai sứ gặp Tô Trung Từ rủ đánh Thiên Đức. Tô Trung Từ không thuận bởi Thiên Đức có dăm nghìn quân mà ba sứ quân đánh rồi, tham gia chả thấy lợi. Bên cạnh đó, Lý Đạo Thành tiếp tục gửi thư khuyên Tô Trung Từ không động binh đánh Thiên Đức vì quân ấy phò nhà Lý và Phùng Lễ sẽ vui khi cả năm chờ cơ hội đòi nợ chuyện cũ.

Quảng Trí quân còn người em út là sứ quân đóng ở Đỗ Động Giang, binh mã ngót một vạn muốn hợp sức đánh Thiên Đức song vướng vùng Long Biên của Tô Trung Từ. Mượn đường đem quân ba mặt hợp vây quá tốt song… nếu Tô Trung Từ trở mặt sẽ hết đường về. Chưa kể quân kéo đi rồi, Tô Trung Từ đánh úp quân bản bộ thì chẳng còn chốn dung thân, đành án binh bất động.

Phạm Tu, Yết Kiêu, Cự Lượng, Bạch Hổ nhận lo chống Lý An cũng là không muốn Chương phải trực tiếp ra tay với nghĩa phụ của Trịnh Lam Khuê.

Vạn Xuân từng có một Tả Đô đốc uy danh thiên hạ, Phạm Tu cũng muốn Lý An biết chức vị ấy không phải hữu danh vô thực mà phải đánh đổi bằng xương máu bao người.