Chương 147: Thay đổi để đổi thay
Hạ tuần tháng 7, Thiên Đức năm thứ 26, Chương thành công cho ra loại thép cứng hơn với lò luyện Bessemer sau gần một năm thử nghiệm thành công tách được carbon. Thép dễ uốn theo hình dạng. Loại thép mới này cần thời gian hoàn thiện hơn, tuy mới là thành công bước đầu nhưng là tiền đề vô cùng quan trọng, thay đổi cục diện Vạn Xuân sau này.
Có thép, dù chưa tốt, song những vòng bi nhờ vậy có chất lượng tốt hơn vài phần, khó bị vỡ sau thời gian ngắn sử dụng.
Mỡ bò được dùng để bôi trơn các vòng bi, quân Thiên Đức đã mua rất nhiều mỡ bò. Nay chất lượng vòng bi được nâng cao, mỡ bò vì thế cũng đỡ tốn hẳn.
Các trang bị cho quân sĩ như kiếm, giáo, mũi tên bọc thép, giáp trụ, tàu thuyền đều được cải tiến hàng loạt. Khả năng đâm xuyên của kiếm, độ bén của đao đều nâng lên một bậc dù thành phầm chưa hoàn hảo. Dễ tưởng tượng hơn cả, ấy là kiếm hoặc đao làm theo cách trước đây chém hoặc đâm mạnh vào giáp trụ đều có thể bị gãy.
Với giáp trụ trang bị cho quân, thay vì rèn nguyên tấm, cán mỏng thì Chương góp ý cho thợ cả đổi sang dạng lưới. Giáp trụ sẽ nhẹ, giảm được nguyên liệu lại thoáng mát, khi giáp chiến, đối phương có đâm hay chém phải cũng ít b·ị t·hương vào phần hiểm. Khoảng hở giữa các mắt cáo nhỏ hơn phần nhọn của mũi tên. Xuân đã giúp ý kiến. Bộ binh và kỵ binh Thiên Đức nếu bị trúng tiễn cũng chỉ b·ị t·hương nhẹ do mũi tiễn bị dính lại ở mắt cáo. Ở phần ngực của giáp trụ các chỉ huy sẽ có thêm hộ tâm phiến. Sau cùng, mũ cũng được đúc bằng sắt, khi cần sẽ trở thành nồi đun, gàu múc nước…
Bởi tầm quan trọng của phát kiến, toàn bộ xưởng rèn nằm trong làng Tam Vạn. Nhân công tuyển từ các nơi về làm trong xưởng đều phải thẩm tra lí lịch tại nguồn, lương trả cao gấp đôi mức trung bình. Gia quyến ở một làng riêng, tục gọi là làng
Xỉ Than.
Để làm ra thép tốt, những người vận hành lò luyện Bessemer đều là thân tín của Phạm Tu. Họ có chế độ đãi ngộ tốt hơn hẳn, đổi lại bị hạn chế tiếp xúc. Đi ra ngoài luôn có ít nhất bốn thân quân theo sát. Chương không phải bận tâm giữ bí mật bởi Bỉnh Di đem đầu ra đảm bảo do phát kiến liên quan đến tồn vong. Các thợ rèn với sự giúp sức của những nho sinh từng là học trò của Hàn Thuyên ngày đêm mày mò, thay đổi để cho ra loại thép tốt hơn.
Với những thành công bước đầu trong cải cách kinh tế, quân sự. Dân trong vùng Thiên Đức hay Thiên Gia Bảo Hựu trên dưới một lòng nghe theo chỉ thị từ quân Thiên Đức đưa ra. Các thông cáo có in dấu hoa đào đỏ khi gửi đến các làng đều không khác gì thánh chỉ. Bởi vậy bách tính gọi chủ tướng Thiên Đức quân là Hoa Đào Đại tướng quân vì Thiên Đức chưa có chức vị tướng quân nào.
Lưu dân các vùng nghe nói đến Thiên Đức an cư lạc nghiệp sẽ thoát cảnh đói khổ, chỉ sợ không có sức nên dắt díu nhau về ngày một nhiều. Cuối năm Thiên Đức 26, số lưu dân mới đến xin nương nhờ tổng cộng hơn sáu nghìn. Phần đa là người già, phụ nữ, trẻ em chứ tráng niên rất ít. Chương và Bỉnh Di thống nhất từ trước nên tiếp nhận cả, Bỉnh Di cùng Thiên Gia Bảo Hựu quân lo tiếp nhận, phân loại cho lưu dân ở lẫn trong nhiều làng cũ, lập thêm ba làng mới ở gần quân doanh của Cự Lượng bên kia sông Dâu.
Hơn sáu nghìn dân mới chỉ tuyển chọn được hơn ba trăm quân đưa vào đào tạo sơ bộ ở Thiên Gia Bảo Hựu trước khi bàn giao cho Thiên Đức. Trách nhiệm tuyển thêm binh vì vậy mà được giao cho Lâm Uyển Như. Lâm Uyển Như lại cầu cạnh Lâm Chí Hoà. Lâm Chí Hoà với hệ thống thuyền buôn rộng khắp Vạn Xuân tìm nam nữ tuổi từ mười sáu đến dưới ba mươi gia cảnh khốn khó, phải b·án t·hân hoặc làm gia nô trả nợ… mua lại quyền tự do cho họ, giao Uyển Như đưa về Thiên Đức. Số này trong năm Thiên Đức 26 lên đến hơn một nghìn người.
Chương chỉ cách cho Nguyễn Chính Nghĩa làm máy suốt lúa, guồng xoay nước, máy may Vạn Xuân và vòng bi công nghệ cũ đổi lấy 1000 nén vàng, 500 nén bạc, 500 hộc lương, 100 hộc ngũ cốc, 5 thuyền than đá, 5 thuyền quặng sắt và… 1 thuyền phân dơi mà Lý Đạo Thành, Sơn Tây vương vẫn cho là rẻ bởi họ có đến bốn mỏ vàng, lúa gạo chả thiếu. Còn phân dơi, thứ ấy không thiếu trong núi.
Lý Đạo Thành bí mật đưa nho sinh đến Thiên Đức học chữ Bụt cấp tốc trong ba tháng để lập hệ thống kiểm soát hộ tịch mới theo kiểu Thiên Đức. Lý Đạo Thành ngỏ ý muốn được Chương dạy cho cách làm thuyền chiến không mái chèo, thứ nỏ bắn liên thanh và cả… pháo. Chương chỉ đồng ý dạy cho cách làm thuyền không mái chèo. Nỏ Liên Châu và thần khí Chương hẹn khi nào có chỗ đứng chân vững mới dạy được.
Sơn Tây vương biết chuyện, thấy Chương sòng phẳng, thẳng thắn nên đưa ra ý kiến, sẽ cho Thiên Đức mượn hai nghìn tinh binh giúp sớm hoàn thành ý định. Thời gian tuỳ Chương định liệu, bộ binh sẽ hoàn toàn nghe lệnh, tuyệt không có ý dò la quân cơ. Nếu Chương hoàn thành ý nguyện rồi dạy cho quân Sơn Tây vương cách làm thần khí thì Sơn Tây vương nguyện tặng hai mỏ vàng.
Phạm Tu để Chương quyết, Chương tất nhiên đồng ý với điều kiện của Sơn Tây vương nhưng chỉ lấy một mỏ vàng, còn lại sẽ lấy quặng khác phù hợp, chủ yếu vẫn là sắt.
Phạm Tu cùng các đầu lĩnh thắc mắc thì Chương bảo:
-Họ liên minh với ta, ta cho họ công nghệ cũ của ta nhưng là vàng mười với họ. Họ mạnh thì ta có lợi.
Bỉnh Di lo ngại:
-Nhưng cho họ bí mật quân cơ rồi, nhỡ nay mai họ thành đối trọng thì sao?
Chương cười, nói đầy ngụ ý:
-Thời kỳ đồ đá rồi sẽ qua, chúng ta tiến lên thời kỳ đồ thép thì… Vạn Xuân này không có ai là đối thủ. Muốn lấy đầu sứ quân dễ như lấy đồ trong túi mà thôi. Chỉ là làm sao dân bớt khổ, ít binh sĩ t·ử t·rận để khi giang sơn về một mối mà nguyên khí ít hao tổn. Ai làm vương chả được.
Tuy nhiều người còn cảm thấy bất an nhưng cũng chỉ còn cách tin tưởng vào Chương nên đành thuận theo. Bỉnh Di biết Chương đang mày mò làm gì đó, đêm tối hay lên núi, thi thoảng có thấy ánh lửa lập loè từ nơi ấy song Chương rất kín tiếng. Muốn mở miệng bọn Hổ, Lượng đều khó. Thiên Bình xưa kia hỏi còn dễ, giờ chả còn là gái làng Nhất Vạn nữa, hỏi đến việc mật là lại điệp khúc về hỏi tướng công! Bỉnh Di về nói với Ngọc sau phải sinh con trai bởi con gái là con người ta.
Thần Vũ tăng quân số lên gần năm trăm người trong tổng số gần năm nghìn quân Thiên Đức tính đến đầu tháng 11 năm Thiên Đức 26.
Thiên Bình chỉ định Lam Khuê làm Đại đội phó Thần Vũ vì biết Lam Khuê đã ăn cơm trước kẻng với Chương hàng… tháng. Lâm Uyển Như và Lam Khuê thay nhau lo chuyện giường chiếu với chủ tướng. Thiên Bình và Duệ tuyệt không ngăn cản, cũng không có ý định ăn cơm trước kẻng, nhất nhất chờ đến khi ăn hỏi xong mới tính.
Chương thì vẫn thế, yêu cả bốn cô tiên nhưng việc đêm nay sẽ ngủ với ai chẳng do anh chàng quyết song không lấy làm phiền. Thiên Bình và Duệ vẫn gần gũi chồng chưa cưới nhưng Chương chỉ được hoạt động từ rốn trở lên, nếu muốn.
Dù “hoạt động cách mạng” thường xuyên nhưng hai cô gái chưa cấn thai, đơn giản là vì Chương dùng hiểu biết của bản thân để giảm thiểu nhưng… may mắn phần nhiều.
Lam Khuê và Uyển Như trở thành đàn bà thì lột xác, đẹp hơn trước đó vài phần. Đổi lại, hai cô nàng đều nhất nhất nghe theo sự sắp xếp của Thiên Bình, người ít tuổi nhất nhưng lại là chính thất. Bốn cô gái ở chung một nhà trong Đường Vỹ. Cô nào ngủ với chồng sắp cưới thì ra nhà cũ của bà Cả Ngư. Ngày thường cơm tối, cơm trưa dù ăn ở đâu cũng là mâm năm người. Nữ binh không nấu, là bốn cô nàng tự phân công nhau. Ăn xong thì Chương sẽ thơm cả bốn cô một lượt theo thứ tự rồi đi đâu thì đi.
Nhìn chung cuộc sống gia đình của Chương khá thú vị, chả biết nên định nghĩa thế nào.
Phạm Tu và Bỉnh Di biết chuyện tỏ ra vô cùng lo lắng, liên tục giục Thiên Bình mau… gạo nấu thành cơm hạ sinh quý tử nhưng Thiên Bình không chịu. Phạm Tu gọi Chương đến nói ra trăn trở trong lòng, Chương nghe xong cho là phải.
Chương họp gia đình nhỏ, mời Phạm Tu, bà Dung và cả Bỉnh Di đến ăn cơm. Cậu nói cho bốn cô vợ chưa cưới nỗi băn khoăn của Phạm Tu và nhiều người khác. Và rằng nếu sau này có thành đại nghiệp, không muốn Vạn Xuân giống như thời nay. Cũng để tránh tình trạng tranh giành quyền lực, con nào của chính thất đủ tài đức thì sẽ nối nghiệp làm Vạn Thắng vương. Con của các phu nhân cũng sẽ làm vương nhưng Chương hứa sẽ có cách sắp xếp ổn thoả đảm bảo không có tình trạng 15 sứ quân.
Bốn cô vợ chưa cưới đồng ý vì đã thống nhất con là con chung. Sau này đại nghiệp có thành, Chương muốn con nào nối nghiệp họ tuyệt không một lời tham gia.
Hiểu nỗi lòng của Phạm Tu và bà Dung, Chương viết luôn một tờ giấy đóng mộc, ghi rõ do Thiên Bình là chính thất, nếu bản thân mình trở thành vua như lời Phạm Tu và bà Dung nói thì con do Thiên Bình sinh ra sẽ được lập làm Hoàng Thái tử, bất kể trai gái.
Chương không hiểu vì sao Phạm Tu và bà Dung lại lo lắng rồi cả mừng khi cầm tờ giấy. Chương nghĩ Phạm Tu sợ sau này loạn còn bà Dung sợ con gái thiệt. Bởi vậy cậu muốn họ an tâm.
Thực lòng Chương chưa nghĩ xa đến vậy, con nào cũng là con mình sao có thể chọn đứa này loại đứa kia. Cậu thừa biết các vấn đề nảy sinh khi chọn người kế vị nhưng cũng chả thiếu cách để xử lý. Vua sẽ không trị vì đất nước, như thế đỡ phải tranh nhau ngôi báu. Mà bây giờ đã có gì đâu sao tính xa đến vậy chứ?
Năm Thiên Đức 26 tưởng trôi qua bận rộn trong bình yên song như một quy luật tất yếu của… Vạn Xuân. Sứ quân ăn no lại sinh chuyện hoặc có kẻ muốn tính nợ cũ, kẻ khác muốn mượn gió bẻ măng.