Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 125: Tập kích rồi công đồn




Chương 125: Tập kích rồi công đồn

Yết Kiêu cho thuyền cặp bờ đổ quân, nước sông lạnh buốt không khiến các chàng trai tuổi đôi mươi chùn chân.

Trương Lôi dẫn trăm tinh binh đeo nỏ Liên Châu, mỗi người ôm theo hai đạn đá cắp nách, quần sắn đến bẹn nối đuôi nhau khom lưng mà bước qua những bờ ruộng, gò đống. Đêm nay trời không có mưa nên cũng đỡ lạnh vài phần.

Trương Lôi đi đầu cùng với Nghiêm Phúc Lý, cứ lần theo sợi dây trinh sát mới giăng mà tiến. Cứ một trăm trượng lại có một trinh sát chờ sẵn dắt đi tiếp. Trương Lôi và Phúc Lý tách ra thành hai nhóm đến nơi dự định đặt pháo rồi nằm chờ. Hai vị trí cách nhau khoảng năm mươi trượng, đều là mặt ruộng nhưng có dãy gò cao khoảng hai thước, cỏ mọc um tùm chắn trước mặt. Có thể nhìn thấy rõ hàng cự mã và những chảo dầu nhỏ đang cháy đùng đùng trong trại quân.

Trinh sát trở ngược lại dẫn bọn Bạch Hổ, Cát Lợi với mười hai pháo cùng hai trăm quân sĩ. Tám người khiêng một pháo đi băng băng, cứ một quãng tầm trăm trượng lại đổi cho nhau. Đạn đem theo hơn ba trăm quả, đều là đạn đá tròn.

Sắp xếp đâu vào đấy xong, Hổ bàn với Trương Lôi chuyển hai pháo về hướng Đông Bắc với hơn tám chục đạn để làm dự bị và sẽ áp sát thêm khoảng ba mươi trượng để bắn vào sâu trong doanh. Trương Lôi đồng ý, cắt ra hai mươi quân bảo vệ. Cát Lợi chỉ huy hai pháo này, cách bắn y như hôm rồi, bắn năm quả lại khiêng pháo năm trượng bắn tiếp.

Viên đạn đầu tiên bắn thăm dò không đến, viên thứ hai rơi vào quân doanh dường như không trúng ai nhưng cơn mưa đá bắt đầu sau đó. Mỗi phút có khoảng bốn viên đá từ một pháo đá bay lên khoảng không tối đen rồi rơi vào chỗ nào đó trong quân doanh.

Mười pháo đá trong khoảng hai phút đã rót tám mươi viên đá, mỗi viên to hơn bưởi Đoan Hùng một chút, vào doanh trại. Đá rơi vào lều, vào khoảng trống và rồi rơi trúng một chảo dầu đang cháy.

Quân lính trên mấy chòi canh vừa dựng không thể phát hiện bị ai t·ấn c·ông và t·ấn c·ông từ hướng nào khi mà màn đêm đen kịt bủa vây tứ phía.

Cát Lợi cũng cho khiêng pháo gần thêm mười trượng rồi bắn cấp tập.



Quân doanh nhốn nháo, quân sĩ chạy túa ra la hét vang trời nhưng đá vẫn cứ rơi xuống đầu. Hàng trăm ngọn đuốc mau chóng được thắp lên, vài lều đã bị bén lửa cháy bừng bừng giúp bọn Hổ và Cát Lợi nhìn rõ hơn.

Hổ lệnh cho khiêng ba pháo qua gò thấp, tiến thêm chục trượng và bắn đến hết đạn. Trong suốt mười phút tác xạ, không có bất cứ tiếng hô nào, đây hẳn là thành quả của bao ngày tập luyện gian khổ. Đạn chuyền tay nhau, đặt vào giá và phựt một cái liền bay mất.

Địch quân phát hiện ra hướng đá rơi nhưng chưa dám tiến. Đến khi không còn thấy tiếng bịch bịch nữa mới hè nhau đốt đuốc xông ra. Bọn Hổ đã khiêng pháo chạy trước, chỉ còn lại Trương Lôi và Phúc Lý chặn hậu. Trương Lôi cho quân nằm phục ngay chỗ gò đất, chờ đối phương lò dò đến sát mới bắt đầu nhắm bắn những kẻ cầm đuốc. Bắn hết một loạt tiễn mới rút đến chỗ bộ binh thủ đao chờ chi viện.

Yết Kiêu chở ba trăm quân tập kích về báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Các đầu lĩnh hội ý nhanh rồi cả bọn thay đổi kế hoạch, quyết t·ấn c·ông với toàn bộ quân số hiện có với hơn năm trăm đạn đá yểm trợ.

Yết Kiêu lại xuôi ngược chở quân, gần hai nghìn binh sĩ đổ bộ lên bờ cùng tám khẩu pháo bắt đầu tiến nhanh khi trời còn chưa sáng.

Nghiêm Phúc Lý dẫn đội nỏ Liên Châu đi bên cánh phải. Thiên Bình dẫn đội Thần Vũ có tăng cường thêm quân của Xuân đi bên trái nhưng nhô cao hơn đội hình chính ba mươi trượng. Tám khẩu kháo đi giữa đội hình bộ binh của Cự Lượng.

Trời tảng sáng, Cự Lượng cho bộ binh tiến lên cùng pháo, địch quân vừa nống ra liền phải lùi lại vì đạn đá rơi xuống ngay trước mặt. Thiên Đức quân không hô xung phong, cứ lầm lũi mà tiến tới. Khoảng cách đến hàng cự mã chỉ còn hai mươi trượng, pháo bắt đầu cẩu vào sâu hơn, bộ binh bắt đầu xông vào đánh giáp lá cà.

Thiên Bình với hơn ba trăm tay nỏ tạo thành một khối dồn ép đối phương. Địch quân cũng có cung thủ nhưng tốc độ bắn quá chênh lệch, chưa kể nếu chụm vào là ăn đá nên chạy toán loạn.



Chương cũng có nỏ Liên Châu nhưng cậu không có cơ hội bắn vì không được đi trước.

Nghiêm Phúc Lý chỉ có trăm tay nỏ nên dùng chiến thuật khác, anh ta và quân dưới trướng chia nhỏ thành nhóm ba người đi lẫn với bộ binh khi xung trận và nếu bộ binh giao chiến một chọi một, kết quả là đối phương sẽ dính tiễn ở cự ly gần vào chỗ hiểm rồi nhận thêm một đao chầu trời.

Quân số hai bên tương đương nhưng Thiên Đức chủ động, có pháo bắn yểm trợ không ngừng, lại thêm nỏ Liên Châu nên sớm chiếm ưu thế. Bọn Trương Lôi đi chuyến sau cùng, đáng ra được nghỉ nhưng kéo luôn đám pháo binh mới xong nhiệm vụ xách đao trợ chiến.

Đối phương núng thế buộc phải rút chạy bỏ lại toàn bộ lương thảo, quân doanh với hơn năm trăm tử sĩ cùng vài chục ngựa, xe

Chương lệnh đem hết pháo trên thuyền đưa đến trại vừa chiếm được và chuyển thêm từ Thiên Gia Bảo Hựu sang cho đủ năm mươi khẩu. Đạn thì không cần thêm vì bắn ra bao nhiêu lại gom về chừng ấy. Chỉ đem ba trăm cầu chông. Năm chục pháo đặt giữa trại nhắm bốn hướng, đảm bảo trong một trăm hai mươi trượng không kẻ nào có thể tiếp cận.

Ngay trong ngày, ba mươi con chó cỏ được đem từ làng Vạn sang, cứ ba người cùng một con chó sẽ tạo thành chốt gác quanh trại vào ban đêm. Sau này các chốt còn phải bổ sung nuôi thêm gà, vịt, ngan, ngỗng làm thịt và cảnh giới ban đêm.

Hai nghìn quân Thiên Đức đóng trại chờ Tôn Trung Từ cho quân phản kích nhưng cho đến đầu năm mới cũng không có cuộc phản kích nào vì ông ta còn bận việc khác.

Phạm Cự Lượng trấn giữ doanh được xem là tiền tiêu này, bộ binh được trang bị giáp sắt thu được từ quân Lý An và ba trăm nỏ Liên Châu. Chòi canh cao hai trượng thành hàng dài mỗi cái cách nhau trăm trượng đến tận bờ sông Dâu được dựng chỉ sau một đêm. Còi, cờ và lửa được dùng là hiệu liên lạc.

Chương, Thiên Bình, Trương Lôi về lại quân doanh. Bỉnh Di ngay lập tức đưa bốn trăm binh sĩ mới huấn luyện giao cho Chương. Thời điểm này quân số trong trại Thiên Đức khoảng gần hai nghìn. Thiên Gia Bảo Hựu khoảng một nghìn ba trăm.

Trương Lôi với cương vị Lữ đoàn phó cùng cấp dưới lo luyện quân, tập trận. Trần Thái Bộc tuyển chọn từ bộ binh lấy ra năm chục người dạy cách bắn pháo, làm đạn.



Yết Kiêu lập trại thuỷ binh ngay ngã ba sông Dâu và Thiên Đức. Xưởng đóng tàu thuyền vẫn ở gần đại bản doanh.

Lý An nhận được tin quân Tô Trung Từ bị Thiên Đức đánh bại phải rút chạy thì kinh hồn bạt vía không kịp trở tay, vội lệnh tăng thêm một nghìn binh mã đến thành Luy Lâu. Đồng thời lấy từ mỗi làng hai chục tráng đinh sung quân khẩn cấp.

Lý Lệnh công trước đó còn trù trừ nhưng biết tin phần đất với hơn sáu nghìn dân bị Tô Trung Từ mới tạm chiếm trong ba ngày đã rơi vào tay Thiên Đức đành bấm bụng đáp ứng yêu sách của Thiên Đức hòng hoà hoãn.

Đường thông với Vũ Ninh vương xem như như bị chặn, quân Thiên Đức đã làm chủ bờ Nam dài hơn ba chục dặm. Lý Lệnh công chỉ còn cách liên minh với La Lệnh công nếu muốn. Lý An là tướng thiên dùng binh nhanh nhưng cũng chưa hiểu bằng cách nào mà Thiên Đức lại giải quyết đối phương và chiến trường nhanh đến vậy.

Chưa đầy một tuần mà dân trong vùng Siêu Loại liên tục nhận tin dữ. Họ bắt đầu kháo nhau về quân Thiên Đức và Thiên Gia Bảo Hựu, những kẻ chỉ mới đây thôi còn không đáng nhắc đến mà giờ như từ trên trời rơi xuống.

Trong vùng mới kiểm soát, Trần Thông nhận lệnh cùng Vương Khang phối hợp với Võ Văn Dũng, Quang Diệu chịu trách nhiệm tuyển binh lính và người biết chữ. Quân thì chia hai nơi huấn luyện, sĩ thì dạy chữ, lương bổng, chính sách đều được thông cáo rõ đến từng làng. Ai không thuận có thể theo Lý An.

Chẳng ai không thuận, theo ai cũng là theo cả. Chỉ có điều binh sĩ gia nhập Thiên Gia Bảo Hựu hay Thiên Đức, trước khi học đánh trận phải mất năm ngày học những lệ mới. Mỗi tháng học lại một lần, chỉ huy trực tiếp phải giá·m s·át. Điều đầu tiên phải học, ấy là quân từ dân mà ra.

Hơn sáu nghìn dân tuyển được hơn bốn trăm binh sĩ và hơn năm mươi người biết chữ tuổi dưới hai mươi lăm.

Từ số bạc đền bù của Lý Lệnh công, quân sĩ Thiên Đức được tăng lương thêm 5 đồng. Nhân sĩ tuỳ theo công việc nhưng lương không thấp hơn 35 đồng. Ăn uống, quần áo đều được cấp phát đầy đủ. Chính bởi những lý do này, càng về sau quân Thiên Đức càng đông. Binh lính ngoài đánh trận vẫn làm nông, hoa lợi để cho dân làng cạnh đó nếu phải chuyển quân hoặc sẽ được chở về bản doanh từng vùng, gia quyến sẽ đến nhận phần lương thực của chồng, cha ngoài lương.

Đội hình đóng quân kéo dài gần ba chục dặm thì bài toán chuyển tin tức nhanh cần phải giải quyết. Dùng ngựa, cờ không thể nhanh bằng thứ biết bay và bồ câu sẽ được dùng cho việc này.