Chương 116: Thư hùng
Lý An đọc thư xong mặt đỏ phừng phừng, lời lẽ xấc xược, coi Lý Lệnh công không ra gì.
-Bay đâu! Truyền lệnh các tướng cho quân ăn uống no đủ, thuỷ bộ phối hợp, sớm mai đánh!
Lý An vo lá thư ném xuống sàn nhà. Trịnh Lam Khuê vừa mới đến, thấy Lý An đang nộ khí xung thiên, chẳng rõ đầu đuôi, cúi nhặt lá thư giở ra xem.
Chữ trên thư rất đẹp, dấu mộc son hình tam giác có hai cái sừng cùng danh xưng chủ tướng Thiên Đức, kẻ đầu trâu mặt ngựa theo tưởng tượng của Lam Khuê trước đây cũng khiến cô cũng nóng máu.
-“Mạc Thiên Chương? Sao cái tên này nghe quen quá vậy? Trùng họ trùng tên? Dấu hoa văn này sao quen quen…”
Trịnh Lam Khuê đặt lại lá thư lên bàn rồi lui sang một bên đứng nghe Lý An phân phó. Lâu lắm rồi Lam Khuê mới chứng kiến nghĩa phụ nổi nóng. Lời lẽ trong thư quả khiến những võ tướng thừa máu nóng tức điên. Lam Khuê cũng muốn diệt trừ gã chủ tướng Thiên Đức. Lam Khuê xin Lý An cho đi cùng xem đánh trận, Lý An đồng ý.
Lam Khuê háo hức trở về phòng chuẩn bị hành trang, cô nàng lướt qua cái áo khoác lông ngỗng treo trên vách có gắn miếng sắt, dừng chân đôi chút rồi bước đi. Có điều gì đó thoáng qua trong đầu nhưng Lam Khuê không rõ là gì. Nếu cô để tâm sẽ thấy hoa đào đỏ trên thư giống như hoa đào trên miếng sắt. Chỉ là Lam Khuê chưa bao giờ nghĩ đến trường hợp chủ tướng Thiên Đức quân chính là người khiến cô nàng tương tư bấy lâu nay mà lại là kẻ bây giờ cô muốn diệt trừ.
Tô Trung Từ, Lý Đạo Thành đều nhận tin mật báo Thiên Gia Bảo Hựu dàn quân trên cánh đồng trống chờ nghênh chiến với Lý An song mỗi người lại có thái độ khác nhau khi nhận tin. Tô Trung Từ cười khẩy vì xưa nay không để Lý Lệnh công vào mắt. Nếu không vì nhiều sông ngòi ngăn trở, Tô Trung Từ đã cho quân dẹp Siêu Loại từ lâu. Giờ đám Phạm Tu đánh với Lý Lệnh công, chuyện sớm muộn, thì địch c·hết ba ta cũng c·hết bảy. Chờ tàn cuộc, Tô Trung Từ sẽ lựa thế sai quân tiến chiếm một vùng, chí ít là cũng đến bờ sông Dâu.
Lý Đạo Thành lại khác, ông cầu mong Thiên Gia Bảo Hựu và Thiên Đức trụ được bởi ông đã chắc đến bảy phần Phạm Tu đang phò tá Công chúa Lý Thiên Bình, chính là cô gái chỉ huy đội nữ binh vận y phục màu vàng.
Trong quân Thiên Đức, những binh sĩ vận y phục màu nâu chính là lực lượng bộ binh. Thần Sấm vận y phục xanh sẫm, màu của rừng. Thần Vũ vận y phục màu vàng, màu mà bất cứ kẻ nào hiểu chuyện đều biết chỉ dùng cho binh sĩ của vua.
Bộ binh Thiên Đức đều được trang bị khiên gỗ, giáo dài kèm một đoản đao. Do thời gian cấp bách nên mới chỉ có hơn hai trăm quân Thiên Đức được trang bị giáp sắt che chắn trước ngực.
Trung đội Thần Vũ nay nâng cấp thành Đại đội Thần Vũ, ngoài đoản đao thì toàn bộ được trang bị nỏ Liên Châu. Đại đội này chỉ nghe lệnh điều động của Thiên Bình hoặc Chương, hoạt động tương đối độc lập, nhiệm vụ chính vẫn là bảo vệ chủ tướng. Thần Vũ hiện có ba trung đội, mỗi trung đội hơn tám chục người do ba cô gái chỉ huy. Phân nửa các cô gái thiện chiến, nửa còn lại mới đào tạo được hơn ba tháng.
Sớm hôm ấy tiết trời se lạnh, có ít sương mù, tầm nhìn có phần hạn chế.
Lý An đích thân làm chủ tướng, ra lệnh gióng trống mở cờ dàn trận. Ba quân trước sau hơn năm nghìn, kỵ binh ba trăm trang bị giáp cho cả ngựa chống cung tiễn. Cung thủ gần nghìn người trang bị nhẹ làm quân tiên phong theo sau kỵ binh.
Trung quân hơn ba nghìn, chia làm ba khối lớn dàn hàng ngang. Hậu quân gần một nghìn lo tiếp ứng và trám vị trí trung quân. Thuỷ binh gồm ba mươi thuyền với hơn năm trăm quân dự định theo sông Dâu đổ lên đánh tạt sườn.
Trống ngũ liên vang lên rộn khắp một vùng trời, sương mù tản bớt, cờ xí hiện rõ khắp cánh đồng. Ba quân tướng sĩ dưới trướng Lý An ngập tràn khí thế đánh lũ giặc cỏ Thiên Gia Bảo Hựu.
Ở chiều ngược lại, Chương mặc bộ K20 đi giày ghệt khoác áo choàng đỏ sẫm cưỡi chiến mã đứng trên một dàn giáo cao gần hai trượng mới dựng cùng nhiều đầu lĩnh khác. Bỉnh Di cho biết, theo kỳ hiệu, Lý An đem trên năm nghìn binh mã.
Chương nói với Thiên Bình cưỡi ngựa ngay gần bên ra lệnh cho bọn Cự Lượng t·ấn c·ông. Thiên Bình cầm một lá cờ đỏ giơ lên cao, cách đó hơn trăm trượng, một lá cờ đỏ lập tức được một binh sĩ đứng trên ngọn cây thả ra. Cứ thế, cách khoảng trăm trượng lại có lá cờ đỏ khác bung ra. Đôi chỗ thấp, khi nhìn thấy ám hiệu thì giơ cờ lên vẫy lại. Như vậy chỉ với lá cờ màu đỏ, chưa đầy năm phút đồng hồ, hiệu lệnh t·ấn c·ông đã truyền được quãng đường lên đến hơn hai chục dặm đến sườn núi. Từ sườn Bắc sang sườn Nam sẽ dùng ba hồi còi dài làm ám hiệu t·ấn c·ông. Cách này có đem trăm tuấn mã cũng không đuổi kịp. Đó chỉ là một trong những lý do mà Phạm Tu bảo rằng ông đã hết thời.
Chương là chủ tướng thống lĩnh toàn quân. Phạm Tu, Triệu Quang Phục và Đoàn Thượng cùng làm phó tướng giúp Chương khi cần. Nhiều binh sĩ Thiên Gia Bảo Hựu gia nhập sau chưa gặp Chương, lấy làm lạ khi chủ tướng chỉ mới tuổi đôi mươi ăn vận kỳ lạ. Binh sĩ Thiên Gia Bảo Hựu kỳ cựu thì mặc nhiên chuyện Chương chỉ huy chỉ là sớm muộn. Tài năng của vị chủ tướng trẻ họ đều tận mắt chứng kiến thông qua các binh khí lạ. Đây thực là lần đầu họ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Chương.
Với Chương, đây cũng là lần đầu tiên cậu nắm trong tay sinh mệnh vài nghìn người của cả hai phe, một mệnh lệnh đưa ra sẽ khiến nhiều người sống và nhiều n·gười c·hết.
-Lần đầu ta cầm quân không được quy củ thế này, thực xấu hổ. Hồi ấy bọn ta nào có biết binh pháp là gì, cứ xách đao lao thẳng vào địch mà chém g·iết thôi.
Phạm Tu dường như hiểu được tâm trạng của Chương.
-Khi đã đứng trước ba quân, nhân đạo với kẻ thù là t·ự s·át. Tướng giỏi là tướng thương quân, như vậy, thương quân ta đành phải ác với địch. Ta biết cháu có lòng nhân nhưng lòng nhân phải đặt đúng chỗ. Tính mạng hơn ba nghìn binh sĩ đều do cháu định đoạt, chúng ta tin ở cháu.
Đoàn Thượng cũng nói:
-Oánh c·hết mẹ chúng nó đi Chương ạ, chốc nữa mày cho ta dẫn quân đánh, ông đây nóng người rồi.
Triệu Quang Phục cũng động viên:
-Tỷ lệ áng chừng một chọi hai, sau trận này thì cái tên Mạc Thiên Chương sẽ vang khắp Vạn Xuân. Cháu phải làm bọn ta nở mày nở mặt, ngày sau ta sẽ nhận vơ thằng Chương chính là tay ta dạy dỗ.
Thế là mọi người cùng bật cười. Chương cũng cười rồi đáp lại:
-Cháu đã nghĩ thông từ mấy tháng trước, một khi giáp chiến thì phải đánh cho họ sợ, trù trừ là hỏng hết.
-Vậy thì ta yên tâm, bọn ta xem một tí rồi về pha trà trước nhỉ? Lão Thượng thích thì cháu chiều lão ấy chứ ta chả ham.
Lòng tin không chỉ của Phạm Tu mà cả nghìn cặp mắt đang nhìn lá cờ tung bay trong gió cùng tấm áo choàng đỏ phấp phới. Bây giờ Chương hiểu tác dụng của áo choàng đỏ khi vài nghìn binh sĩ đều cùng hướng mắt về chờ đợi hiệu lệnh.
Kỵ binh tiền quân của Lý An còn cách những hàng cự mã khoảng trăm trượng thì dừng lại ổn định đội hình chuẩn bị xung phong.
Chương nhìn thấy đội xạ tiễn đông đảo từ phía sau kỵ binh lũ lượt vượt lên trước, hẳn là sẽ tạo ra những cơn mưa tên phủ đầu hòng giúp kỵ binh thuận lợi đột kích thẳng vào đội hình của Chương.
-Tầm xạ tiễn của bọn họ là bao xa hả chị Xuân?
Xuân đáp:
-Khoảng bốn đến năm mươi trượng.
Chương nói với Dương Cát Lợi và Trần Thái Bộc chỉ huy pháo binh đang đứng chờ lệnh phía dưới.
-Hai hàng pháo đầu tầm bắn sáu đến bảy mươi trượng. Hàng sau tầm bắn tám mươi trượng, tất cả dùng đạn cầu chông, chuẩn bị cho mười lượt bắn cấp tập.
Thái Bộc và Cát Lợi lặp lại mệnh lệnh.
Phạm Tu cùng hai phó tướng cũng thấy lạ, vài nghìn binh sĩ mà không ồn ào. Dường như tất thảy bọn họ đều nín thở chờ đợi mệnh lệnh. Trong phút chốc, Phạm Tu bỗng sống lại những ký xưa cũ.
-Truyền lệnh Sảo pháo sẵn sàng chờ lệnh diệt kỵ binh, bắn hết đạn lập tức lui ngay.
Lệnh được truyền lên phía trước đến khi nghe tiếng đáp “Sảo pháo nghe rõ” mới thôi.
-Em cho đội Thần Vũ đang ém hai cánh, chỉ bắn khi địch quân nằm trong tầm bắn hiệu quả.
Thiên Bình gật đầu, lùi ngựa ra sau truyền lệnh.
-Báo!
Có binh sĩ cầm cờ chạy đến.
-Thuỷ binh của Lý An có khoảng ba mươi thuyền đang tiến dọc theo sông Dâu ạ.
-Báo Yết Kiêu sáng sớm trời lạnh, ủ ấm cho họ. Sau đấy tha hồ mà đấm lưng, Mông Đồng cũng không cận chiến, hãy dùng tiễn.
-Tuân lệnh.
Đoàn Thượng nghe vậy thắc mắc:
-Ủ ấm với đấm lưng là thế nào?
Chương tủm tỉm đáp:
-Mật hiệu của bọn cháu ấy mà. Chốc nữa sông Dâu sẽ vui hơn trên này. Yết Kiêu như cây cung mãi chưa được bắn, chỉ chờ hôm nay. Ba mươi chiến thuyền của Lý An chả biết nay về được mấy.
Đoạn Chương nói với Lạc Thổ và Phù Sếnh vẫn đang chờ lệnh:
-Họ xông lên thì ta lùi đội hình nhưng không quá mười trượng để tạo hình bán nguyệt. Xạ tiễn hai bên cánh lui thì hãy cho anh em xông lên.
-Tuân lệnh!
Bên t·ấn c·ông trống gióng liên hồi, bên phòng thủ lặng im chờ đợi.
Phía đối diện, Trịnh Lam Khuê ngồi trên lưng ngựa thắc mắc:
-Bọn chúng dựng những tấm liếp tre để làm gì vậy nghĩa phụ?
-Có lẽ chúng dùng những tấm liếp ấy để chắn tên bắn đến.
-Liếp mỏng như vậy sao chống được ạ?
-Ta cũng chưa hiểu vì sao Kiều Công Ngạn lại đại bại với đám này. Nay chúng dàn quân giữa cánh đồng trống đánh với ta, ta cũng muốn biết thực lực của đám này đến đâu, chúng có âm mưu gì.
-Chúng có bao nhiêu quân vậy nghĩa phụ?
-Do thám trên núi báo về là chúng trước sau áng chừng ba nghìn không hơn.
-Nghĩa phụ nhìn kìa, đó chính là kỳ hiệu hổ trâu của đám giặc cỏ Thiên Đức. Một đám đầu trâu mặt ngựa.
Lý An nhăn mặt:
-Sao không thấy kỳ hiệu của bọn Thiên Gia Bảo Hựu? Liệu có âm mưu nào ở đây không?
Có lính đến báo quân tình:
-Bẩm Sứ tướng, Đại tướng quân Hoàng Thái Cồn cho biết phát hiện khoảng hai mươi thuyền của Thiên Gia Bảo Hựu từ hướng ngã ba sông đang dàn trận chờ ta.
-Chúng có thuỷ binh từ khi nào vậy? Bảo Hoàng Thái Công mau đánh tan bọn chúng rồi đổ bộ phối hợp luôn.
Nói đoạn Lý An lệnh rằng:
-Sáu mươi trượng cung thủ xông lên bắn năm loạt, kỵ binh thúc đánh vỗ mặt chúng ngay. Bộ binh đâu?
-Có mạt tướng!
-Chém sạch không nhận hàng binh!
-Tuân lệnh.
Quãng đầu giờ Thìn, khoảng cách hai bên chỉ còn áng chừng bảy mươi trượng. Đội cung thủ của Lý An chậm rãi giương cung bắn loạt đầu đo khoảng cách, tên cắm phầm phập xuống mặt ruộng, sát hàng cự mã. Thấy khoảng cách đã trong tầm bắn hiệu quả, chỉ huy xạ tiễn lập tức hạ lệnh cho quân tiến thêm mươi trượng bắt đầu dội mưa tên xuống đầu đối phương.
Theo bài bản, sau mỗi loạt bắn, cung thủ tiến thêm ba trượng lắp tên bắn tiếp. Sau loạt tên thứ hai kỵ binh xung phong, kế đến là bộ binh với khiên gỗ.