Chương 110: Uyển Như đến cửa
Chương tưởng bản thân sắp hết giá trị làm môn khách ở trong Lý phủ khi mà bàn chải đánh răng hay bàn cờ vua vẫn chưa phải sáng kiến gì vĩ đại.
Sáng hôm ấy gia nô trong phủ được huy động đem lương thảo đi cứu tế mấy làng gần đấy. Mỗi làng được cho hai xe bò ngũ cốc, xong xuôi, những xe bò, xe ngựa được đánh ra chợ Diên Ứng chở ngũ cốc về lại phủ. Thái Hương thì thào với Chương rằng mới thấy thuyền treo cờ Lâm gia đi ngang qua dưới sông. Là thuyền Lâm Uyển Như hay dùng. Chương nhất thời không hiểu Uyển Như định buôn bán gì ở vùng này.
Việc nhận hàng phải chờ đợi đến lượt chỉ vì người kiểm kê đếm hàng hoá bằng đốt ngón tay một sợi dây buộc nút rất lâu khiến mấy chục người đứng dưới trời nắng nóng. Chương nhớ tới Duệ, cô gái có trí nhớ tốt, những việc tính toán cô đều làm rất nhanh. Bỗng Chương nghĩ cần làm một cái máy tính.
Nghĩ sao làm vậy, về đến Lý phủ, Bùi Như Lạc dẫn Chương đi lấy đất sét. Chương nặn những hình tròn, dùng que tre đục lỗ rồi đem phơi làm bàn tính gẩy. Cậu làm bàn tính đến số hàng vạn, nghĩa là có năm cột, đặt tên là bàn tính Cả Chương. Cách dùng bàn tính này trẻ cấp một đã được chơi nên không khó khăn gì.
Làm xong xuôi, Chương đem nguyên mẫu gặp Trịnh Lam Khuê. Chẳng cần phải nói, cô gái vô cùng ngạc nhiên trước phát minh mới mà Chương đem đến. Chương dạy Lam Khuê cách dùng để cô dạy cho người khác. Dù muốn hay không, Lam Khuê lại phải nhìn Chương với một con mắt khác, hảo cảm vì thế mà tăng thêm một bậc.
Vài hôm sau, Chương hì hục ngồi làm thêm mấy bàn tính thì Lam Khuê cho người đến báo rằng có thương nhân tìm đến phủ ngỏ muốn mua bàn chải đánh răng và bàn cờ vua vì dân hai làng Trống, Mái dùng đã quen mà Chương không thấy bán nữa.
Chương gặp thương nhân, một người quen cũ, cậu thoáng giật mình nhưng mau chóng lấy lại bình tĩnh. Người này chẳng ai xa lạ, chính là Cả Lụa. Ông ta nói đến mua thứ này thực để bán song chủ yếu là chuyển lời nhớ nhung của Lâm Uyển Như.
Cả Lụa đặt năm trăm bàn chải, một trăm ống bột, mười bàn cờ vua đem đi chào hàng. Chương nhận lời, tiền bạc nhận trước một nửa Chương đều đưa cho Trịnh Lam Khuê.
-Thứ này là bàn tính, ta tặng ông một cái, hai cái còn lại ông đưa cho Uyển Như và Duệ. Ông chường mặt ở đây khiến ta s·ợ c·hết kh·iếp.
-Chủ tướng thật to gan, ở hẳn trong hang hùm, lão đây bái phục ngài.
-Đừng có gọi vậy, ở đây tai vách mạch rừng. Ta chỉ ông cách dùng, ông chỉ lại cho Uyển Như giúp ta.
-Thứ này thương nhân Hoa quốc có nhưng họ không dạy cho bọn ta, sao chủ tướng lại biết?
-Ta còn biết nhiều hơn người Hoa quốc. Đây là một món hời xem như ta trả công cho ông vì hai vạn bộ y phục. Ông và Uyển Như có thể đem bán cho thương nhân. Bán giá nào tuỳ ông nhưng dạy họ cách dùng thì… - Chương cười gian xảo. - Phải thật đắt vì nó dễ sao chép. Ông tụ họp thương nhân Siêu Loại đến, thu mỗi người một nén bạc rồi hãy dạy.
-Chủ tướng thật biết cách làm ăn, lão nghe gia nhân nói ở làng Trống, Mái có bán mấy thứ lạ, không ngờ đều do chủ tướng cả. Ngài còn gì phân phó?
-Ông là thương nhân, lại người trong vùng, có thể giúp ta thu thập thông tin về làng Thư Đôi? Ta muốn biết làng ấy có khoảng bao nhiêu nhân khẩu, trong làng thực làm gì.
-Xin chủ tướng cho lão ít thời gian, không quá nửa tháng.
Ba ngày sau Trịnh Lam Khuê lại cho gọi Chương vì có thương nhân đến mua hàng. Chương sợ toát mồ hôi hột khi người đến không ai khác là Lâm Uyển Như. Uyển Như tỏ ra không quen biết nhưng trong khi nói chuyện với Lam Khuê, thi thoảng ánh mắt lại liếc Chương một cái khiến cậu lạnh người.
Uyển Như đặt năm trăm bàn chải, năm mươi ống bột, mười bộ cờ vua nhưng muốn được dạy cách chơi. Uyển Như trả trước phân nửa tiền cho Lam Khuê, hẹn mười ngày sau đến lấy hàng. Cờ Lý Vạn Xuân có sẵn, Uyển Như đề nghị được dạy cách chơi, bởi vậy Lam Khuê bảo Chương dẫn Uyển Như về chỗ ở nơi hậu viện.
Chương vừa đi vừa lo sợ, chốc chốc lại ngoái nhìn Uyển Như trong khi cô nàng cười ranh mãnh. Thái Hương bưng trà lên rồi lui ra ngoài cảnh giới.
Trà hãy còn b·ốc k·hói, Uyển Như chồm tới khoá môi khiến Chương như hoá đá. Cậu cảm nhận hơi thở nóng hổi, gấp gáp của Lâm Uyển Như. Bờ môi mềm dính chặt khiến Chương cảm thấy như có luồng điện chạy dọc theo sống lưng.
Uyển Như ôm chặt, Chương cảm nhận được thứ gì đó mềm mềm cọ sát vào ngực, đôi bàn tay tê dại nãy giờ theo lẽ tự nhiên đặt lên hai ngọn núi phía sau từ khi nào không biết. Chương cảm thấy toàn thân nóng ran, hai mắt như mờ đi song chút lý trí cuối cùng kéo cậu lại với thực tại.
-Nơi này không phù hợp đâu. - Chương thì thào.
-Nhưng em nhớ anh, gần hai tháng chưa được gặp.
-Cũng không nên manh động thế này, lộ ra là c·hết cả đám.
-Vậy anh hứa khi nào về phải bù cho em.
-Ừ, ừ! Về rồi tính. Em mau ngồi ngay ngắn đường hoàng nào.
-Anh hứa khi về phải biến em thành đàn bà của anh thì em mới vừa lòng.
-Hả? Ờ… việc hệ trọng đâu thể hứa bừa được.
-Anh sẽ không thoát được tay em đâu, đừng có trốn. Anh có đi đến gầm trời cuối đất nào em cũng tìm được.
-Em làm thế này, bọn Bình với Duệ mà kéo đến đòi công bằng thì anh sợ là không còn mạng.
Uyển Như hôn nhẹ lên môi Chương một cái nữa rồi ngả đầu lên vai cậu, thì thào:
-Bí mật mà, tại em nhớ anh quá, muốn nhìn thấy anh mà nhìn thấy rồi lại chỉ muốn nhào đến ôm cho bằng được. Cái Bình với cái Duệ cũng chả khác em đâu mà.
Bên ngoài bỗng có tiếng tằng hắng của Thái Hương nên Uyển Như và Chương phải ngồi ngay ngắn lại. Bùi Như Lạc gõ rồi đẩy nhẹ cánh cửa phòng, ông ta đem cho Uyển Như một tờ giấy có đóng mộc do Trịnh Lam Khuê đưa. Tờ giấy này sau sẽ giúp Uyển Như đi lại mua bán thuận tiện trong vùng hơn.
Uyển Như học cờ rất mau, chả biết do cô nàng sáng dạ hay học ba chớp ba nhoáng cho qua. Thời gian ít ỏi còn lại, Thái Hương phải đứng ngoài hiên cảnh giới. Uyển Như dính chặt lấy Chương không rời, điều này chẳng khác nào t·ra t·ấn đối với chàng trai hai mươi mốt tuổi đầu như Chương. Thực sự, nếu đây không phải Lý phủ có lẽ Uyển Như đã trở thành đàn bà mất rồi.
Thái Hương được dúi vài tay một nén bạc với lời dặn không được cho ai ở quân doanh biết chuyện Uyển Như đã gặp riêng Chương. Thái Hương nói nơi này giữ bạc không tiện, gửi luôn Uyển Như nén bạc Chương đã cho.
Thái Hương hay nhiều thân tín khác còn nhiều lần giả đui, giả điếc, giả câm bởi chẳng trách được, là do chủ tướng của họ có số đào hoa. Nữ tử tìm đến tận cửa, muốn trốn không được. Điểm yếu chủ tướng của họ chính là thương hoa tiếc ngọc.
Bàn tính gẩy Cả Chương được dùng trong Lý phủ cũng như toàn bộ quân doanh và mau chóng thể hiện tác dụng của nó. Lý An ban thưởng cho Chương 20 nén bạc, hai bộ y phục đắt tiền cùng một đôi guốc gỗ. Chương đưa bạc cho Lam Khuê nhưng Lam Khuê nói cậu nên giữ lại bên mình. Số bạc này Thái Hương lại cất giữ và tìm cách chuyển về nhà cho Duệ.
Hoàng Thái Công cho người đến Lý phủ mời Chương chơi cờ, Lam Khuê cho Thái Hương đi cùng phần nào buông bỏ phòng bị. Do quân doanh đã có bàn tính làm từ gỗ thay vì đất sét, Thái Công biết thứ này do Chương làm nên rất trọng thị. Vị tướng đưa Chương thăm thú khắp thành một lượt, vài câu hỏi vô thưởng vô phạt giúp Chương khẳng định rằng trong thành Luy Lâu không đến hai nghìn năm trăm binh mã.
Cả Lụa đến Lý phủ mua thêm bàn chải và bàn cờ vua nhưng cái chính là gặp Chương báo lại những gì thu thập được.
Thư Đôi là một làng lớn với ba làng nhỏ cạnh nhánh sông Dâu, trong đó xóm Cồi được dựng gần mười năm trước, là xóm lớn nhất. Điều lạ là làng Thư Đôi ít giao du với những xóm làng lân cận. Chợ nơi bến sông tấp nập thuyền ghe buôn bán nhưng tuyệt nhiên không được vào làng. Thuyền chở lương thảo, đôi khi là sắt, đồng, vải vóc hay chở bất cứ thứ gì khác đem đến bán đều giao dịch dưới bến sông, người trong làng sẽ ra khuân về.
-Theo ông thì ba làng đó bao nhiêu khẩu?
-Trước đây lão không để ý nhưng chủ tướng giao việc nên lão tự đến. Theo kinh nghiệm của lão thì Thư Đôi không dưới năm nghìn nhân khẩu. Gọi là làng thật không phải, với số khẩu như thế đúng ra nên thành một giáp.
-Năm nghìn khẩu cũng không quá nhiều.
-Nhưng không có người già.
-Sao?
-Lão neo thuyền mấy ngày bán vải vóc nhưng chỉ thấy tráng niên, đàn bà và trẻ nhỏ, chẳng thấy người nào tuổi ngoại tứ tuần.
Trong đầu Chương loé lên một suy nghĩ, cậu đã có đáp áp mà cậu cần.
-Y phục đã cấp cho Thiên Đức quân được hơn một vạn, chừng hơn nửa tháng nữa lão sẽ cấp đủ.
-Ta muốn tìm thêm nguồn mua sắt, đồng. Ông có thể giúp việc này?
-Uyển Như tiểu thư cũng có thể mua.
-Vậy ông và Uyển Như hợp tác với nhau, ông mua giúp ta càng nhiều càng tốt nhưng phải bí mật tuyệt đối. Ông gặp cô Duệ lấy tiền ứng trước.
-Lão sẽ lo, chủ tướng cứ yên tâm.
-Nếu tìm được cả thợ rèn nữa thì tốt, ta muốn tìm những người trẻ, khoẻ.
-Sẽ theo ý của chủ tướng nhưng lão có thể lấy người ở Siêu Loại?
-Chỉ cần họ làm được việc, kín miệng một chút, tiền công trả họ gấp rưỡi. Ta muốn lập xưởng đúc riêng cho Thiên Đức.
Cả Lụa cũng cho Chương biết, hiện nay Thiên Đức quân đã làm bàn chải, bột đánh răng, cờ Lý Vạn Xuân đem bán ở kinh thành. Uyển Như đã đổi tên hiệu từ Lâm gia thành Vạn Xuân Công ty, Cả Lụa cũng đã giao vải vóc cho Uyển Như bán ở kinh thành. Tạm thời ông chỉ lo phụ vụ Thiên Đức quân.
-Ông quyết dốc túi theo ta đấy à?
-Là lão tự nguyện.
-Những gì ông làm đều được ta ghi nhận, ông không tiếc ta thì ta cũng chẳng tiếc gì ông nhưng sau đừng có tham là được.
-Lão đã hiểu, ăn ít nhưng được nhiều còn hơn ăn nhiều được ít?
-Bán cho người giàu hãy bán đắt, người nghèo thì bán rẻ thôi. Vạn Xuân còn rộng, chả lẽ ông chỉ quanh quẩn ở Siêu Loại?
-Chủ tướng đi đâu cho lão theo đó.
-Uyển Như là thương nhân, ông giúp cô ấy cũng là giúp ta.
-Chủ tướng thật khéo nhìn người, lão đây bội phục.
-Uyển Như đang có phần hùn vốn của Vạn Xuân Công ty, ông có thể bảo cô ấy nhường cho một ít. Chỉ một ít thôi, ngày sau ba đời nhà ông không làm gì cũng hưởng lợi.
-Theo ý của chủ tướng.
-Ông hùn vào đó nhưng vẫn làm ăn theo cách của ông chứ không phải đem hết gia sản hùn vào, hãy hiểu ý của ta. Ông gặp Uyển Như, cô ấy sẽ giúp ông hiểu. Ta lấy hai vạn y phục, không thể chỉ có lời hứa suông với ông được.
-Đội ơn chủ tướng.
Sau đó Uyển Như nhượng lại cho Cả Lụa năm phần trăm cổ phần, cô tính theo số bạc đã góp cho Công ty Vạn Xuân mấy tháng trước đó và thêm chút lãi. Quan trọng là ai cũng thấy bản thân có một món hời cả.
Công ty Vạn Xuân thực chất do Uyển Như đại diện, ngoài bán giày cói, bàn chải, bột đánh răng, vải vóc, bàn tính gẩy, cờ Lý Vạn Xuân thì bán bất cứ thứ gì do Thiên Đức quân làm ra và mua những nguyên liệu mà Thiên Đức quân cần có.
Cờ Lý Vạn Xuân và bàn tính gẩy Cả Chương mau chóng được ưa thích ở kinh thành và cả vùng do Lý Đạo Thành kiểm soát. Ngoài tính hữu dụng, giải trí thì cái tên Lý Vạn Xuân khiến quan lại, hào phú trong vùng đều muốn mua ít nhất một bộ nhằm lấy lòng Trữ quân và Sơn Tây vương họ Lý. Thành công này nằm ngoài dự tính của Chương.
Phạm Tu nhận bộ Lý Vạn Xuân do Thiên Bình đem đến, thứ do chính tay Chương làm. Phạm Tu hài lòng ra mặt về ý nghĩa của bộ cờ, thầm thán phục chàng trai tay không tấc sắt dám dấn thân vào hang cọp.