Chương 1942: Tam Tổn nhị kiếp
Tại Cổ Tộc chỉ có ba tòa Cổ Miếu, phân biệt ở hoàng thành tam tộc, ở phía dưới ba pho tượng Cổ Tổ. Mỗi một tộc nhân Cổ Tộc trưởng thành vào khi trải qua Tam Tổn Kiếp đều đi tới Tổ Miếu nhưng cũng không tiến vào quá sâu mà chỉ ở ngoại vi mà thôi. Chỉ có người hoàng tộc mới có thể đi sâu vào bên Tổ Miếu, độ qua kiếp nạn này.
Từ cổ chí kim có rất ít người có tư cách bế quan trong Tổ Miếu. Dù là Đại Thiên Tôn cũng rất khó có thể làm được, nguyên nhân là quyền mở Tổ Miếu nằm trong tay các đời hoàng tôn.
Vương Lâm đứng tại trung tâm của hoàng thành, phía dưới pho tượng Cổ Tổ khổng lồ, nhìn pho tượng chống trời này. Vương Lâm đứng nơi đó trầm mặc không nói.
Pho tượng này giống hệt với pho tượng tại Đạo Cổ hoàng thành, Cổ Tổ chắp tay sau lưng, nhìn thiên địa thần sắc lộ vẻ khinh miệt. Vương Lâm lúc trước khi đi qua Đạp Thiên Kiều thứ ba, khi hắn nhìn thấy pho tượng này tại Đạo Cổ hoàng thành cảm thấy nó cũng không quá lớn.
Nhưng giờ phút này pho tượng này trong mắt hắn đã có sự bất đồng.
Thần sắc khinh miệt kia chỉ là mặt ngoài mà thôi. Sâu trong đó Vương Lâm có thể thấy ẩn chứa một sự bi ai giống như đối với bản thân, đối với chúng sinh.
- Pho tượng Cổ Tổ này là do ai điêu khắc?
Vương Lâm nhẹ giọng nói.
- Là Cổ Đạo Đại Thiên Tôn.
Bên cạnh Vương Lâm, Tống Thiên đứng đó cũng đang nhìn pho tượng, chậm rãi nói.
- Sau khi Cổ Tổ biến mất, Cổ Đạo Đại Thiên Tôn không biết lấy từ đâu ra ba ngọn núi, tự mình điêu khắc, đứng sừng sững tại hoàng thành tam tộc.
- Cũng bởi vì thế mà hậu nhân Cổ Tộc chúng ta mới có thể nhớ rõ hình dáng của Cổ Tổ, không quên lãng theo năm tháng.
Vương Lâm gật đầu nhẹ. Hắn biết một chủng tộc muốn có tượng trưng và hi vọng, nếu không có trung tâm tinh thần tồn tại thì cũng không thể sinh sôi nảy nở lâu dài mà sẽ từ từ biến mất theo năm tháng.
Hiển nhiên pho tượng Cổ Tổ này cùng với những truyền thuyết chính là tượng trưng và ký thác của tam mạch Cổ Tộc. Pho tượng này còn thì Cổ Tộc còn! Cổ Đạo Đại Thiên Tôn thân là người bảo vệ cả Cổ Tộc có thể làm ra chuyện này đã thể hiện trí tuệ của hắn.
Phía dưới pho tượng này chỉ có hai người Vương Lâm và Tống Thiên, giống như đang yên lặng chờ đợi gì đó.
Không bao lâu sau chỉ ấy từ phương hướng trong Thủy Cổ hoàng thành mơ hồ truyền ra tiếng lầm rầm càng ngày càng to hơn phóng tới nơi này vờn quanh bốn phía pho tượng Cổ Tổ hình thành một tầng sáng màu tối.
Phía dưới pho tượng này ở dưới hai chân hắn có một cánh cửa hình vòm khổng lồ. Cánh cửa này giống như đã bị phong bế nhưng ánh sáng kia bao phủ liền khiến nó truyền ra tiếng ầm ầm từ từ mở ra.
- Vương huynh, Tổ Miếu đã mở. Tống mỗ không tiễn nữa. Bảo trọng!
Tống Thiên ôm quyền nói với Vương Lâm.
Vương Lâm nhìn đại môn đang mở ra trong mắt lộ ý ngưng trọng. Hắn có thể khiến Lý Mộ Uyển có tư cách tiến vào bên trong Thái Cổ Thần Cảnh hay không đều phải xem bản thân trong đệ Tam Tổn Kiếp này có lấy được hai giọt Hồn Huyết hay không.
Ôm quyền hướng về phía Tống Thiên, Vương Lâm hít sâu một hơi đi vào trong Tổ Miếu.
Bước chân hắn không nhanh nhưng mỗi bước hạ xuống đều rất trầm ổn, từng bước từng bước dần dần tiến tới đại môn của Tổ Miếu đang mở ra không chút do dự mà tiến vào bên trong.
Trong chớp mắt khi hắn đi vào bên trong Tổ Miếu, đại môn của Tổ Miếu từ từ đóng lại. Chỉ sau nửa nén hương, ầm một tiếng, Tổ Miếu liền hoàn toàn đóng cửa.
Tầng ánh sáng bên ngoài pho tượng Cổ Tổ cũng dần dần tiêu tán, lại một lần nữa hóa thành một đạo cầu vồng bay về trong hoàng cung, không còn thấy đâu nữa.
Tống Thiên đứng đó hồi lâu mới than nhẹ một tiếng, xoay người rời đi.
Tộc nhân Thủy Cổ nhất mạch hầu hết đều thấy được quầng sáng bao phủ quanh pho tượng Cổ Tổ nhưng người biết Vương Lâm tiến vào lại không nhiều lắm. Việc này đã bị Thủy Cổ hoàng tôn cấm nhắc tới, từ từ cũng không có ai hỏi tới việc này nữa.
Cả Thủy Cổ nhất mạch cũng không có gì khác trước, chẳng qua tộc nhân tỉ mỉ sẽ phát hiện ra Kế Đô hoàng tử vẫn không ra ngoài, ở trong hoàng cung một thời gian dài.
Mà đại hoàng tử sau mười năm cũng được phong vương, ảm đạm rời đi trấn thủ biên cương.
Lại qua năm năm nữa, hoàng tử Hoàng Man cũng bị sắc phong vương, rời khỏi Thủy Cổ hoàng thành. Từ đó trong mười năm sau đám hoàng tử đều được phong vương rồi rời đi. Trong thời gian ba mươi năm này trong hoàng thành chỉ còn lại duy nhất vị Kế Đô hoàng tử này!
Trong ba mươi năm này Kế Đô hoàng tử rất an tĩnh, ở trong hoàng cung, không tiếp xúc nhiều lắm với ngoại giới. Thân phận hoàng tôn của hắn đã được xác định, không cần âm thầm làm việc gì nữa. Hắn chỉ cần làm tốt phận sự của mình là không còn lo lắng gì nữa.
Sau ba mươi năm trừ hắn ra thì tất cả các hoàng tử đều bị phong vương và rời đi. Lúc này tộc nhân Thủy Cổ nhất mạch đều đã nhận thấy ngôi vị hoàng tôn tương lai là thuộc về ai.
Dần dần Kế Đô cũng bắt đầu tiếp xúc với những lực lượng và quyền lực ẩn dấu thuộc các đời hoàng tôn, chậm rãi giao tiếp, quá độ với phụ hoàng.
Đây là chuyện mà mỗi đời hoàng tôn trước khi thay đổi phải làm. Trong khoảng thời gian này Thủy Cổ nhất mạch cũng rất yên tĩnh.
Tất cả đều duy trì liên tục, Kế Đô cũng vẫn duy trì một thói quen tốt là sáng sớm mỗi ngày đều dùng thời gian yên lặng nhìn về phía Tổ Miếu.
Hắn cũng không biết lần tiếp theo được gặp nghĩa phụ là lúc nào. Nhưng thói quen này của hắn sẽ vĩnh viễn không thay đổi. Rất nhiều tộc nhân đi theo Kế Đô cũng nhận thấy thói quen này của hắn, cảm thấy rất khó hiểu dù âm thầm hỏi thăm nhưng cũng không có chút đầu mối nào.
Chậm rãi theo thời gian trôi qua, việc này đã trở thành một bí ẩn.
Ngoài thói quen này ra, trong ba mươi năm này Kế Đô cũng không quên chuyện Vương Lâm sai bảo năm xưa, hắn phái rất nhiều tộc nhân tới Hắc Thạch Thành, ở đó âm thầm bảo vệ một nữ tử. Nữ tử đó tên là Tống Trí Hơn một trăm năm qua Tống Trí không còn giống năm xưa mà đã có dấu vết của năm tháng. Nàng thủy chung không biết là ở Hắc Thạch Thành này bao gồm cả thành chủ có rất nhiều cường giả ẩn thế. Sứ mạng cả đời bọn họ là tồn tại vì nàng.
Năm tháng trôi đi chớp mắt đã lại qua hai mươi năm. Từ lúc Vương Lâm bước vào trong Tổ Miếu đã tới năm thứ năm mươi. Thủy Cổ nhất mạch chuẩn bị tới một đại lễ.
Đại lễ này chưa phải là đại lễ đưa Kế Đô lên làm vua mà là đại hôn của hắn. Hắn lựa chọn hậu nhân của Tống Thiên, một nữ tử tên là Tống Ngọc làm thê tử.
Nữ tử này rất được Tống Thiên cưng chiều, cũng là một trong số ít người được hắn dạy bảo.
Đại lễ lần này diễn ra trong mấy tháng. Tộc nhân và hoàng thất của hai tộc còn lại cũng tới không ít. Trong đó Đạo Cổ nhất mạch có một nam tử trung niên tới. Tướng mạo người này nếu Vương Lâm có thể nhìn thấy thì sẽ nhận ra là rất giống Diệp Mịch.
Hắn là hậu nhân của Diệp Mịch.
Sau khi đại lễ kết thúc, vào lúc tất cả mọi người lục tục rời đi, vào ban đêm ngày đó khi trăng sáng treo cao, mặt đất phủ đầy ánh bạc, Kế Đô mang theo thê tử đi tới trước Tổ Miếu.
Ánh trăng nhu hòa chiếu lên pho tượng Cổ Tổ. Bốn phía vô cùng yên tĩnh. Kế Đô kéo tay thê tử trong sự khó hiểu của nữ tử này, dừng lại cách đại môn của Tổ Miếu mười trượng.
Hắn nhìn Tổ Miếu, ánh mắt lộ vẻ hoảng hốt, rất lâu rất lâu hắn mới yên lặng quỳ xuống đó. Nữ tử bên cạnh hắn dù khó hiểu nhưng cũng không hỏi gì mà cùng hắn quỳ xuống ở cách Tổ Miếu mười trượng.
- Tống Ngọc, chúng ta không phải bái Cổ Tổ.
Kế Đô nói khẽ.
Nữ tử kia sửng sốt.
- Chúng ta bái nghĩa phụ của ta đó.
- Nghĩa phụ?
Nữ tử kia hơi kinh ngạc.
- Nghĩa phụ, Kế Đô tổ chức đại hôn, cưới hậu nhân của Tống Tôn làm vợ. Nàng sau này là hoàng hậu tương lai của Thủy Cổ nhất mạch. Hôm nay ta đưa nàng tới đây bái kiến nghĩa phụ!
Thần sắc Kế Đô cực kỳ cung kính. Sự cung kính này phát ra từ tận nội tâm lộ vẻ chân thành.
Hắn vĩnh viễn nhớ rõ tất cả mọi thứ mình đạt được hôm này đều là nhờ Vương Lâm. Hắn vĩnh viễn ghi nhớ nếu không có Vương Lâm thì cuộc đời mình không có ngày trở thành hoàng đế.
Thậm chí nữ tử bên cạnh này có lẽ cũng không phải là thê tử mình mà thuộc về Hoàng Man.
- Nghĩa phụ. Còn năm mươi năm nữa là Kế Đô trở thành tân hoàng. Hài nhi hi vọng ngày đó có thể nhìn thấy nghĩa phụ.
Kế Đô thì thào, hướng về phía Tổ Miếu vái một vái.
Nữ tử bên cạnh hắn giống như nhớ ra điều gì, ánh mắt nhìn về phía Tổ Miếu lộ vẻ kh·iếp sợ. Nàng mơ hồ nhớ tới Tống Tôn - Lão tổ Tống gia của nàng từng có một lần vô ý nhắc tới một sự kiện, một cái tên.
Khi nhắc tới cái tên này thần sắc Tống Thiên lộ vẻ phức tạp và cảm khái, cũng hiện lên một tia kính nể.
- Vương. Vương tôn.
Nữ tử nói khẽ.
Kế Đô cũng không nói gì nữa mà quỳ lạy ở đó, hồi lâu sau mới đứng dậy mang theo thê tử yên lặng rời đi. Nhưng vào chớp mắt khi hắn đi được hơn mười trượng thì đột nhiên có một giọng nói truyền ra từ trong Tổ Miếu.
- Ngày ngươi trở thành tân hoàng vi phụ sẽ tới.
Thân thể Kế Đô run lên xoay phắt người nhìn về phía Tổ Miếu, khuôn mặt lộ nụ cười.
Sâu trong Tổ Miếu, Vương Lâm đang ngồi khoanh chân nơi đó. Từ thân thể hắn tỏa ra vẻ mục nát đang héo rũ một mảng lớn, cả người trông như một bộ khô cốt.
Nhưng hai mắt hắn lại sáng ngời như trước.
Tam Tổn thất kiếp của Cổ Tộc năm đó khi ta ở động phủ giới đã thành công vượt qua nhị tổn tứ kiếp, cũng vượt qua đệ nhất kiếp trong Tam Tổn tam kiếp.
Đệ Tam Tổn của Cổ Tộc, đệ nhất kiếp là Cổ Mạch thương khung huyết!
Đệ nhị kiếp là Cổ Đạo tam phân thần!
Đệ tam kiếp, cũng là kiếp nạn cuối cùng, Cổ Tổ ban ơn!
Vương Lâm thì thào, nhìn về phía trước. Phía trước hắn có một tấm bia đá, trên đó có khắc toàn bộ những thông tin liên quan tới Tam Tổn thất kiếp của Cổ Tộc.
Hồi lâu Vương Lâm nhắm hai mắt lại. Trong óc hắn lại vang vọng giọng nói khi đạt được một giọt Hồn Huyết vào lúc vượt qua đệ nhất kiếp trong Tam Tổn năm xưa.
- Ta muốn trời sụp thì trời phải sụp. Ta muốn mặt đất vỡ tan thì mặt đất phải vỡ tan! Ta muốn chúng sinh diệt vong thì không kẻ nào dám không diệt vong. Ta muốn Thương Khung vô tiên thì chẳng kẻ nào còn dám tồn tại…