Hoàng kinh thở dài: “Nếu giết người thì cậu nghĩ tôi có phải nhịn nhục vậy không?”
Tu sĩ áo xanh: “Sư huynh, ý anh là chúng ta bắt tay lại cũng không phải đối thủ của cậu ta ư?”
Hoàng kinh: “Tuy chúng ta đều là Tiên Quân, nhưng thực lực của cậu ta chắc chắn phải cao hơn. Ban nãy, cậu ta mới đánh anh một quyền thôi mà đã phá vỡ ba tầng hộ thể của anh rồi, anh còn suýt bị thương nặng đấy. Hơn nữa, cậu ta còn là đồ tôn của Chân Tiên, kiểu gì trên người chẳng có bảo bối hộ thân. Nhỡ cậu ta lấy sát bùa Chân Tiên ra thì đến tông chủ cũng không cứu được mình đâu”.
Tu sĩ áo xanh: “Sư huynh, nhỡ cậu ta bịa ra chuyện có sư tổ là Chân Tiên thì sao?”
Hoàng kinh: “Nếu cậu ta không phải đồ tôn của Chân Tiên thì sao có thể mạnh vậy được? Đã thế còn nhận hai con thuồng luồng làm thuộc hạ nữa?”
Tu sĩ áo xanh không nói gì nữa, vì thấy lời của sư huynh mình có lý.
“Coi như lần này mình xui vậy, hi vọng sau này không gặp lại cậu ta nữa”, Hoàng kinh chán nản nói. Những người ở Tiên Giới là vậy, nếu chọc phải người mạnh hơn thì mình phải khúm núm.
Hai người của Kim Đỉnh Tông đi rồi, Ngô Bình mới đáp xuống lưng con rùa già, quả nhiên anh nhìn thấy chi chít chữ ở đây. Nhưng nét chữ đã rất mờ, gần như sắp biến mất rồi. Anh nhanh chóng ghi nhớ các con chữ bằng nhãn lực của mình rồi hỏi: “Ông rùa, các con chữ trên lưng ông ở đâu ra thế?”
Thật ra tu vi của ông rùa già không thua gì hai con thuồng luồng, ông ấy nói tiếng người: “Thưa cậu, tôi đã sống ở Ngọc Thuỷ hơn 13 nghìn năm rồi. 12 nghìn năm trước, khi tôi còn chưa có trí tuệ, một cơn sóng thần đã đẩy tôi tới một động phủ dưới lòng đất. Có một tấm bia đá ở đây, mặt bia có mấy con chữ. Tôi đọc xong mấy con chữ ấy thì thấy đầu óc sáng suốt. Vì thế, tôi đã lăn người trên tấm bia ấy để in các con chữ lên mai rùa”.
Ngô Bình: “Chữ ông in là chữ thần thượng cổ đấy”.
Ông rùa hỏi: “Chữ thần thượng cổ gì cơ?”
Ngô Bình: “Chữ tiên có nguồn gốc từ chữ thần thượng cổ”.
Ông rùa: “Những chữ này có nghĩa là gì?”
Ngô Bình ngẫm nghĩ rồi nói: “Chắc là một phép thần thông thượng cổ”.
Anh hỏi: “Động phủ đó giờ còn không?”
Ông rùa: “Mấy nghìn năm trước, lối vào đã bị đá lấp kín rồi”.
Ngô Bình: “Không sao, ông cứ nói cho tôi biết vị trí đi, tự tôi đi tìm”.
Ông rùa: “Được, cậu đi theo tôi”.
Ông rùa bơi đi rất nhanh, làm dòng nước cuộn dâng các con sóng lớn. Sau khi bơi vào trăm cây số, nó đã bơi vào một con sông nhỏ.
Sau đó, ông rùa nói: “Phía trước là bùn đất, động phủ bị chặn lối vào rồi”.
Ngô Bình khởi động khả năng nhìn xuyên thấu thì lập tức phát hiện vị trí của động phủ ngay. Nơi đó cách lòng sông hơn 50 mét, thần niệm không thể tiến tới được, hèn chi mà không có ai phát hiện ra.
Anh đáp xuống chỗ bùn đất đó rồi thi triển thuật Địa Độn, ngay sau đó đã độn thổ xuống lối vào của động phủ. Cánh cửa đã đổ nên anh có thể dễ dàng đi vào ngay.
Trong đây toàn là bùn vàng, anh tìm môt vòng mới nhìn thấy tấm bia đá. Gọi là tấm bia, chứ thật ra nó là một khối ngọc thần.
Anh nhìn các chữ thần trên đó rồi sáng mắt lên ngay. Sau khi đọc hết bản hoàn chỉnh, Ngô Bình nói: “Là Đại Mệnh Vận Thuật! Trên đời có loại pháp thuật kỳ diệu này ư?”